Chi Bạch tiền
Chi Bạch tiền hay chi Sát khuyển (danh pháp khoa học: Cynanchum) là một chi chứa khoảng 300 loài thực vật hạt kín thuộc về họ Apocynaceae. Tên gọi khoa học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp kynos (nghĩa là "chó, cẩu, khuyển") và anchein (nghĩa là "làm ngạt thở", "làm tắc thở" hay "làm ngộ độc"), hàm ý tới tính độc[1] của các loài cây này. Vì thế tên gọi chung bằng tiếng Việt của một vài loài là sát khuyển. Phần lớn các loài là dây leo hay dây quấn không mọng nước. Hình tháiCác loài cây trong chi này là cây thân thảo hay cây bụi nhỏ sống lâu năm, thường mọc lên từ các thân rễ. Lá thường mọc đối và đôi khi mọc trên các cuống lá. Các cụm hoa và các hoa mọc dưới nhiều hình dạng. Giống như các loài khác trong họ Apocynaceae, các loài cây này có các quả dạng quả đại, là các quả khô giống như quả đậu. Phân bốCác loài cây này phân bố rộng khắp thế giới, trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một vài loài cũng mọc tại vùng ôn đới. Tầm quan trọngRễ của bạch vi (Cynanchum atratum) được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Một vài loài khác cũng được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Sát khuyển đen (Cynanchum louiseae) là một loài cỏ dại gây ra nhiều điều phiền toái tại khu vực miền bắc Hoa Kỳ[2]. Phân loạiCynanchum như được định nghĩa vào cuối thế kỷ 20 để bao gồm khoảng 400 loài là một đơn vị phân loại đa ngành và vì thế đã bị chia tách. Một số loài được chuyển sang các chi khác như Orthosia, Pentarrhinum và Vincetoxicum, với một nhóm chủ yếu là các loài thuộc Cựu thế giới còn để lại trong chi Cynanchum[3][4] Một số loàiCác loài bao gồm:
Chú thích
Tham khảo
|
Portal di Ensiklopedia Dunia