Chương Dương, Đông Hưng

Chương Dương
Xã Chương Dương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
HuyệnĐông Hưng
Giải thể1/11/2024[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°32′36″B 106°17′55″Đ / 20,54333°B 106,29861°Đ / 20.54333; 106.29861
Chương Dương trên bản đồ Việt Nam
Chương Dương
Chương Dương
Vị trí xã Chương Dương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích3,72 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng5.040 người[1]
Mật độ1.354 người/km²
Khác
Mã hành chính12727[2]

Chương Dương là một cũ thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Địa lý

Xã Chương Dương nằm ở phía tây huyện Đông Hưng, thuộc hữu ngạn sông Tiên Hưng, có vị trí địa lý:

Xã Chương Dương có diện tích 3,72 km², dân số năm 2022 là 5.040 người,[1] mật độ dân số đạt 1.354 người/km².

Hành chính

Xã Chương Dương được chia thành 5 thôn: Cao Mỗ (xóm 1), Cao Mỗ Nam (xóm 2), Cao Mỗ Đông (xóm 3), Nam Lỗ (xóm 4), Sổ (xóm 5).

Lịch sử

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1201/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[1] Theo đó, thành lập xã Phong Dương Tiến trên cơ sở toàn bộ 3,72 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 5.040 người của xã Chương Dương.

Giao thông

Xã Chương Dương có quốc lộ 39A chạy ngang qua theo hướng đông - tây.

Dọc theo hướng bắc - nam giữa xã là đường liên xã, xe tải 4 tấn lưu thông tốt.

Danh nhân

Phạm Huy Đĩnh (1726–1775): Thiều quận công, làm quan thời chúa Trịnh Doanh, sau đó có nhiều công cùng với Hoàng Ngũ Phúc phò chúa Trịnh Sâm củng cố quyền lực,[3] năm Kỷ Sửu (1769) bắt giết thái tử Lê Duy Vỹ và các đại thần liên quan là những người không được lòng chúa. Quê làng Cao Mỗ.[4] Quần thể tượng voi đá, ngựa đá, tượng những người lính bằng đá tọa lạc trong sân thờ của ngôi đền thờ và lăng mộ ông ở làng Cao Mỗ là di tích quốc gia.[5]

Chú thích

  1. ^ a b c d e “Nghị quyết số 1201/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: Quyển 43.
  4. ^ Phạm Minh Đức. “Về tấm bia Từ vũ bi ký ở sinh từ Quận công Phạm Huy Đĩnh tại làng Cao Mỗ huyện Đông Hưng (Thái Bình)”. Tạp chí Hán Nôm, Số 2 (87), 2008. tr. 78 – 82. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  5. ^ Kiên Trung (1 tháng 4 năm 2012). “Bí ẩn hai hàng voi, ngựa đá ở Thái Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2015.


 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia