Chì(II) acetat

Chì(II) acetat
Công thức sơ đồ của chì(II) acetat
Mẫu chì(II) acetat
Danh pháp IUPACLead(II) ethanoate
Tên hệ thốngLead(II) ethanoate
Tên khácAcetat chì, muối thần Saturn, đường chì, chì diacetat
Nhận dạng
Số CAS301-04-2
PubChem16685321
Số EINECS206-104-4
MeSHlead+acetate
ChEMBL1909062
Số RTECSOF8050000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • CC(=O)[O-].CC(=O)[O-].[Pb+2]

Thuộc tính
Công thức phân tửPb(C2H3O2)2
Khối lượng mol325,28924 g/mol (khan)
379,33508 g/mol (3 nước)
505,44204 g/mol (10 nước)
Bề ngoàibột hoặc tinh thể trắng đến không màu
MùiHơi giống mùi giấm
Khối lượng riêng3,25 g/cm³ (20 °C, khan)
2,55 g/cm³ (3 nước)
1,69 g/cm³ (10 nước)[1]
Điểm nóng chảy 280 °C (553 K; 536 °F) (khan)
75 °C (167 °F; 348 K)
(3 nước, phân huỷ)[2] ở ≥ 200 °C
22 °C (72 °F; 295 K)
(10 nước)[1]
Điểm sôiphân huỷ
Độ hòa tan trong nướckhan:
19,8 g/100 mL (0 °C)
44,31 g/100 mL (20 °C)
69,5 g/100 mL (30 °C)[3]
218,3 g/100 mL (50 °C)[1]
Độ hòa tanhòa tan trong rượu, glycerol (khan, 3 nước)[3]
Độ hòa tan trong methanolkhan:[3]
102,75 g/100 g (66,1 °C)
3 nước:[4]
74,75 g/100 g (15 °C)
214,95 g/100 g (66,1 °C)
Độ hòa tan trong glycerolkhan:[3]
20 g/100 g (15 °C)
3 nước:[4]
143 g/100 g (20 °C)
MagSus−89,1·10−6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,567 (3 nước)[1]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểĐơn nghiêng (khan, 3 nước)
Thoi (10 nước)
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
−960,9 kJ/mol (khan)[3]
−1.848,6 kJ/mol (3 nước)[4]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhchất độc thần kinh, có thể gây ung thư cho người
NFPA 704

1
2
1
 
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
LD50400 mg/kg (chuột nhắt, miệng)[1]
Ký hiệu GHSGHS03: OxidizingThe exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS) The environment pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)[2]
Báo hiệu GHSDanger
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH360, H373, H410[2]
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP201, P273, P308+P313, P501[2]
Các hợp chất liên quan
Cation khácChì(IV) axetat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Chì(II) acetat (Pb(CH3COO)2), hay chì acetat, chì điacetat, acetat chì, đường chì, muối thần Saturn, hoặc bột Goulard, là hợp chất hóa học dạng tinh thể trắng, có vị ngọt. Chất được tạo ra bằng cách xử lý chì(II) oxit bằng axit acetic. Giống như các hợp chất của chì khác, chì(II) acetat độc hại. Muối này hòa tan trong nước và glycerin. Khi tiếp xúc nước, muối tạo thành muối ngậm nước dạng trihydrat, Pb(CH3COO)2·3H2O, một tinh thể không màu (hoặc màu trắng), dạng đơn nghiêngnở hoa.

Chất này được sử dụng làm thuốc thử nhận biết các hợp chất chứa chì khác và làm chất cố định cho một số thuốc nhuộm. Ở nồng độ thấp, nó là thành phần hoạt chất chính trong các loại thuốc nhuộm tóc.[5] Chì(II) acetat cũng được sử dụng làm chất cắn màu trong in ấnnhuộm, và là một chất làm khô trong sơnvecni. Trong lịch sử, muối này còn được sử dụng như một chất làm ngọt và trong mỹ phẩm.

Sản xuất

Chì(II) acetat có thể được tạo ra bằng cách đun sôi kim loại chì trong axit acetic và hydro peroxide. Phương pháp này cũng áp dụng được với chì(II) cacbonat hoặc chì(II) oxit.

Pb(r) + H2O2(dd) + 2H+(dd) → Pb2+(dd) + 2H2O(l)
Pb2+(dd) + 2CH3COO(dd) → Pb(CH3COO)2(dd)

Chì(II) acetat cũng có thể được tạo ra thông qua phản ứng thế giữa đồng(II) acetat và kim loại chì:

Cu(CH3COO)2 + Pb → Cu + Pb(CH3COO)2

Công dụng

Chất tạo ngọt

Giống như các muối chì(II) khác, chì(II) acetat có vị ngọt, từng được sử dụng làm chất thay thế đường trong lịch sử. Người La Mã cổ đại vốn luôn hay mang một ít chất làm ngọt (nếu họ không mang theo mật ong). Họ đun sôi hèm rượu nho trong nồi chì để sản xuất một loại sirô ít đường gọi là defrutum, khi cô lại thì gọi là sapa. Sirô này đã được sử dụng để làm ngọt rượu vang, làm ngọt và bảo quản trái cây. Trong quá trình đun nấu, chì(II) acetat hoặc các hợp chất chì khác bị rò rỉ vào sirô, gây ngộ độc chì cho người sử dụng.[6] Ngày nay, chì(II) acetat là chất ngọt bị nghiêm cấm.[7]

Sự cố có trong lịch sử

Vụ ngộ độc sớm nhất được xác nhận bởi chì acetat là cái chết của Giáo hoàng Clement II vào tháng 10 năm 1047. Một cuộc điều tra hài cốt của ông để tìm độc tính được tiến hành vào giữa thế kỷ 20. Cuộc điều tra này đã xác nhận rằng những tin đồn dài hàng thế kỷ rằng Giáo hoàng đã bị đầu độc bằng chì là chính xác.[8] Không rõ Giáo hoàng có bị ám sát hay không.

Năm 1787 họa sĩ Albert Christoph Dies tình cờ nuốt phải xấp xỉ 3/4 oz (20 g) chì acetat. Ông bị nhiễm độc và sự phục hồi lại sức khỏe là rất chậm. Ông sống chung với bệnh cho đến khi qua đời vào năm 1822.[9][10]

Mặc dù việc sử dụng chì(II) acetat làm chất tạo ngọt đã bị cấm thời điểm đó, nhưng nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven có thể đã qua đời vì ngộ độc chì do rượu vang của ông hay pha trộn với chì(II) acetat (xem thêm gan của Beethoven).[11][12]

Vào thập niên 1850, Mary Seacole có sử dụng chì(II) acetat cùng một số biện pháp khác nhằm chống lại dịch tả ở Panama.

Năm 1887, 38 con ngựa săn của William Hollwey Steed đã bị đầu độc trong chuồng ngựa tại Clonsilla House, Dublin, Ireland. Ít nhất mười con ngựa đã chết. Ngựa được cho ăn bằng một loại cám chứa chất tạo ngọt là chì(II) acetat độc hại.[13]

Mỹ phẩm

Chì(II) acetat là một trong những loại chì trắng, từng được sử dụng trong mỹ phẩm trong thời gian dài.[14]

Ở Mỹ, nó vẫn được sử dụng trong các sản phẩm nhuộm tóc dành cho nam[15] như Grecian Formula. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ coi việc sử dụng này là an toàn vì xét nghiệm ở người cho thấy chì không đi vào máu và không bị hấp thụ.[5] Tuy nhiên, Bộ Y tế Canada đã cấm sử dụng chì trong mỹ phẩm vào năm 2005 (có hiệu lực vào cuối năm 2006) dựa trên các xét nghiệm cho thấy khả năng gây ung thư và độc tính sinh sản. Muối chì này cũng bị cấm ở Liên minh Châu Âu và đã được liệt trong danh sách cảnh báo Dự luật 65 của bang California là chất gây ung thư từ năm 1988.[16]

Sử dụng trong y tế

Dung dịch chì(II) acetat là một bài thuốc dân gian sử dụng khi núm vú bị đau.[17] Trong y học hiện đại, trong một thời gian, nó được sử dụng như một chất làm se (trong chăm sóc da), dưới dạng Chiết xuất Goulard, và nó cũng đã được sử dụng để điều trị khi ăn phải cây thường xuân độc.[18]

Sử dụng công nghiệp

Đường chì là một tác nhân được khuyến nghị cho thêm vào dầu lanh trong quá trình gia nhiệt để tạo ra dầu lanh "sôi", có tác dụng chữa lành nhanh hơn dầu hạt lanh dạng thô.[19]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c d e Pradyot, Patnaik (2003). Handbook of Inorganic Chemicals. The McGraw-Hill Companies, Inc. ISBN 0-07-049439-8.
  2. ^ a b c d Bản dữ liệu Chì(II) acetat của Sigma-Aldrich, truy cập lúc ngày 8 tháng 6 năm 2014 (PDF).
  3. ^ a b c d e Properties of substance: lead(II) acetate
  4. ^ a b c Properties of substance: lead(II) acetate trihydrate
  5. ^ a b Lead Acetate in "Progressive" Hair Dye Products
  6. ^ Lead Poisoning and Rome
  7. ^ Hazardous Metals in the Environment. 1992. ISBN 9780080875606. From the results achieved so far it is obvious that the purity law for lead in wines in the last two centuries was frequently ignored.
  8. ^ Specht W. & Fischer K., 1959. Vergiftungsnachweis an den Resten einer 900 Jahre alten Leiche. Arch. Kriminol., 124: 61-84. [Translation:Intoxication evidence in the remains of a 900-year-old corpse]
  9. ^  Một hoặc nhiều câu trước bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Dies, Christoph Albert”. Encyclopædia Britannica. 8 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 211.
  10. ^ Dies, Albert Christoph (1810). Biographische Nachrichten von Joseph Haydn nach mündlichen Erzählungen desselben entworfen und herausgegeben [Biographical Accounts of Joseph Haydn, written and edited from his own spoken narratives]. Vienna: Camesinaische Buchhandlung. English translation in: Dies, Albert Christoph (1963). “Biographical Accounts of Joseph Haydn”. Trong Gotwals, Vernon (biên tập). Haydn: Two Contemporary Portraits. (translation by Vernon Gotwals). Milwaukee: Univ. of Wisconsin Press. ISBN 0-299-02791-0.
  11. ^ “Pharmazeutische Zeitung zu Beethovens wahrscheinlicher Bleivergiftung”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2009.
  12. ^ “Beethoven litt unter Bleivergiftung”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ Weekly Irish Times, Saturday ngày 15 tháng 10 năm 1887; Enniskillen Chronicle and Erne Packet, ngày 24 tháng 10 năm 1887, p. 3
  14. ^ Gunn Fenja, 1973. The Artificial Face: A History of Cosmetics. — as cited in Leisure Activities of an 18th Century Lady
  15. ^ Lead Based Hair Products: Too Hazardous for Household Use - Results, Howard W. Mielke, PhD, Myiesha D. Taylor, Chris R. Gonzales, M. Kelley Smith, Pamela V. Daniels & Ayanna V.Buckner. Journal of American Pharmaceutical Association (NS37, Jan/Feb 1997:85-89).
  16. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  17. ^ The Project Gutenberg eBook of The American Frugal Housewife, by Lydia M. Child
  18. ^ Laboratory manual in biology. Sharpe. 1911, American Book Company. p. 351
  19. ^ Andés, Louis Edgar, and Arthur Morris. Oil colours and printers' inks a practical handbook treating of linseed oil, boiled oil, paints, artists' colours, lampblack and printers' inks, black and coloured. London: Scott, Greenwood;, 1903. 41. Print.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia