Cổng thông tin này giới thiệu về chủ đề Chiến tranh Việt Nam. Nó nhắm vào người dùng quan tâm trong vấn đề ở đây hoặc muốn tìm kiếm cụ thể cho các hạng mục cụ thể, cũng như cho những người muốn giúp đỡ để mở rộng Wikipedia tiếng Việt trong các vấn đề và cải tiến quân đội. Bạn có kiến thức về vấn đề Chiến tranh Việt Nam và muốn chia sẽ với người khác? Mời bạn tham gia vào cổng thông tin này. Mong các bạn đóng góp thêm vào chủ đề. Chúc vui vẻ!
Nội dung của chiến lược này là đưa những lực lượng mặt đất tiến nhập vào lãnh thổ thù địch để tiêu diệt những lực lược đối phương rồi sau đó nhanh chóng rút lui, chiến lược này dường như là rất phù hợp khi đối phó với chiến tranh du kích trong rừng rậm. Một chiến lược phổ thông hơn và bổ sung cho chiến lược tìm diệt là “bình định” – chiến lược bao gồm tấn công vị trí đối phương, chiếm giữ, củng cố và bảo vệ triệt để.
Có một lý thuyết lịch sử cho rằng Nixon đã tìm kiếm một khoảng cách hợp lý giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa để tránh trở thành tổng thống đầu tiên thua trận.
Lê Đức Thọ (10 tháng 10 năm 1911 – 13 tháng 10 năm 1990) là chính khách Việt Nam, được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng Henry Kissinger vào năm 1973 nhưng ông đã từ chối. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay.
Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp quân đội Mỹ đã ngăn chặn miền Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản, nhưng quân Mỹ không thể bình định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, phía quân Giải phóng hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán. [ Đọc tiếp ]