Cát Thành (thị trấn)
Cát Thành là một thị trấn thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Địa lýThị trấn Cát Thành nằm ở phía đông huyện Trực Ninh, có vị trí địa lý:
Thị trấn Cát Thành có diện tích 8,30 km², dân số năm 2006 là 14.577 người, mật độ dân số đạt 1.756 người/km². Lịch sửCuối thế kỷ 16 niên hiệu Quang Hưng, thuộc vương triều nhà Hậu Lê, do 3 năm 6 vụ liên tiếp mất mùa, đời sống khó khăn. Đoàn người (trong đó có 23 đàn ông) bỏ làng ra đi theo về phương nam khai hoang lấn biển, tính kế an cư lập nghiệp nơi đất bồi ven biển, có nguyên quán của họ ở làng Giá Rạch - tổng Dương Bồi - huyện Cổ Chử - phủ Đình Bồ thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Khi đi tới vùng cửa biển phù sa châu thổ sông Hồng là xứ Quần Cát, huyện Nam Trân, phủ Thiên Trường thuộc trấn Sơn Nam Hạ thì quần tụ lại định cư. Cụ thể có danh tính 23 người như sau:- Họ Phạm: 3 người (Thiệu, Huy, Đường)- Họ Trần: 5 người (Phúc Quang, Phúc Chiến, Trực Đạo, Bình An, Phúc Huệ)- Họ Vũ: 5 người: Chương, Vị, Huyên, Ngưu, Hoá- Họ Đỗ: 4 người: Hiểu, Vi, Nhâm, Các- Họ Lưu: 1 người: Nhạn- Họ Hoàng: 3 người: Ba, Bằng, Nhân.- Họ Đồng: 2 người: Bảng, Chiêu. Ngày 14-3 Hoằng Định nguyên niên (tức năm 1600), 5 anh em nhà họ Trần đến cửa biển Cồn Cát thì đã thấy các vị họ Phạm ở đó rồi nên đã hội bàn và phân vùng cư trú. Theo đó: Phạm tộc ở phía Tây, Trần tộc ở phía Đông, các họ khác cùng ở xung quanh địa điểm này. Những năm sau đó, các gia đình và các tộc họ khác tiếp tục đến định cư. Năm Hoằng Định thập nhị niên (1611), tức sau có 1 năm đã phát triển lên tới 70 gia đình. Khi đó, xã Trực Cát gồm 3 thôn: Bắc Hà, Khai Khẩn, Cường Trung.
Sau cải cách ruộng đất năm 1956, sắp xếp lại các đơn vị hành chính cho phù hợp với địa bàn dân cư và địa dư thực tế:
Năm 1978, sáp nhập hai xã Trực Cát và Trực Thành thành xã Cát Thành. Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2006/NĐ-CP thành lập thị trấn Cát Thành trên cơ sở toàn bộ 830,01 ha diện tích tự nhiên và 14.577 người của xã Cát Thành. Di tích
Hành chínhThị trấn Cát Thành được chia thành các tổ dân phố: Bắc Lương, Bắc Giới, Bắc Thịnh, Bắc Giang, Việt Hưng, Hòa Phong, Phú Thọ, Tây Sơn, Hòa Lạc, Nam Sơn, Trung Hòa, Bắc Hoà, Nam Tiến, Nam An, Liên Phú, Phú Cường, Bắc Đại 1, Bắc Bình, Bắc Trung, Bắc Cát, Bắc Tiến, Bắc Phú, Bắc Hoàng, Bắc Hồng, Sơn Ký, Bắc Đại 2. Chú thíchXem thêm |
Portal di Ensiklopedia Dunia