Phía bắc giáp các xã Trực Cường và Trực Đại, huyện Trực Ninh.
Lịch sử hành chính
Vùng đất Trực Thái vào trước năm 1945 gồm các thôn Giáp Nhất, Giáp Nhì. Từ năm 1946 thuộc xã Ninh Cường, huyện Trực Ninh[4]. Đến năm 1952 xã Ninh Cường đổi thành xã Trực Cường[5]. Năm 1956, xã Trực Cường chia tách thành các xã Trực Cường (mới), Trực Phú và Trực Thái[4].
Tháng 3 năm 1968, xã Trực Thái thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Hà được sáp nhập vào huyện Hải Hậu, đồng thời huyện Trực Ninh và huyện Nam Trực sáp nhập thành huyện Nam Ninh.[6]
Từ tháng 12 năm 1975, xã Trực Thái thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh.[7]
Từ tháng 12 năm 1991, xã Trực Thái thuộc huyện Hải Hậu tỉnh Nam Hà.[8]
Từ tháng 11 năm 1996, xã Trực Thái thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.[9]
Tháng 2 năm 1997, xã Trực Thái được chuyển về huyện Trực Ninh mới tái lập.[10]
Chú thích
^Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công báo số 155+156 ngày 1 tháng 3 năm 2007. Trang 8595.
^Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
^ abHoàng Dương Chương. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu quá trình biến đổi địa danh làng xã ở Nam Định trong hai thế kỷ XIX và XX (1802-2003).
^Quyết nghị số 1108-TC/QN ngày 15 tháng 10 năm 1952 của Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu III.
^Quyết định số 41-CP ngày 26 tháng 3 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ VNDCCH về việc sáp nhập 7 xã của huyện Trực Ninh vào huyện Hải Hậu thuộc tỉnh Nam Hà và hợp nhất huyện Trực Ninh và huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam hà thành một huyện lấy tên là huyện Nam Ninh.
^Nghị định số 19-CP ngày 26 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ CHXHCNVN về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, chia các huyện Xuân Thủy, Nam Ninh và thành lập thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.