Các núi lửa của Kamchatka

Các núi lửa của Kamchatka
Di sản thế giới UNESCO
Núi lửa Koryaksky nổi lên phía trên Petropavlovsk-Kamchatsky
Vị tríKamchatka, Nga
Bao gồm
  1. Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt Kronotsky
  2. Khu bảo tồn động vật hoang dã Nam Kamchatka
  3. Công viên tự nhiên vùng Nalychevo
  4. Công viên tự nhiên vùng Bystrinsky
  5. Công viên tự nhiên vùng Nam Kamchatka
  6. Công viên tự nhiên vùng Kluchevskoy
Tiêu chuẩn(vii)(viii)(ix)(x)
Tham khảo765bis
Công nhận1996 (Kỳ họp 20)
Mở rộng2001
Diện tích3.830.200 ha (14.788 dặm vuông Anh)
Tọa độ56°20′B 158°30′Đ / 56,333°B 158,5°Đ / 56.333; 158.500
Các núi lửa của Kamchatka trên bản đồ Nga
Các núi lửa của Kamchatka
Vị trí của Các núi lửa của Kamchatka tại Nga

Các núi lửa của Kamchatka là một nhóm núi lửa lớn nằm trên bán đảo Kamchatka, miền đông Liên bang Nga. Sông Kamchatka và các thung lũng trung tâm được bao quanh bởi vành đai núi lửa chứa khoảng 160 ngọn núi lửa, 29 ngọn núi trong số đó vẫn còn hoạt động. Bán đảo Kamchatka là nơi có mật độ cao núi lửa cũng như các hoạt động núi lửa. Trong số các núi lửa ở Kamchatka thì 19 ngọn núi lửa được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.[1]

Địa lý

Trong số những ngọn núi lửa tại bán đảo thì Klyuchevskaya Sopka cao 4.750 m (15.584 ft), là ngọn núi lửa còn hoạt động lớn nhất ở Bắc bán cầu. Trong khi đó, Kronotsky được hai nhà nghiên cứu núi lửa nổi tiếng là Robert và Barbara Decker đánh giá là núi lửa có "hình nón hoàn hảo" và là một trong những ứng cử viên sáng giá cho vị trí núi lửa đẹp nhất thế giới. Ba ngọn núi lửa khá dễ tiếp cận và có thể dễ dàng nhìn thấy từ Petropavlovsk-KamchatskiyKoryaksky, Avachinsky, và Kozelsky. Ở trung tâm của bán đảo Kamchatka là Thung lũng của các mạch nước phun nổi tiếng trên thế giới.[2]

Do rãnh Kuril-Kamchatka nên tâm chấn và sóng thần xảy ra khá phổ biến. Như là hai trận động đất mạnh xảy ra ở ngoài khơi bờ biển vào ngày 16 tháng 10 năm 1737 và 4 tháng 11 năm 1952 với cường độ lớn lần lượt là 9,3 và 8,2 độ richte.[3] Hay là một chuỗi các trận động đất có cường độ yếu hơn được ghi nhận gần đây vào tháng 4 năm 2006.[4]

Danh sách núi lửa

  • Dãy trung tâm
Tên Chiều cao (m) Tọa độ
Lettunup 1340 58°24′B 161°05′Đ / 58,4°B 161,08°Đ / 58.40; 161.08 (Iettunup)
Voyampolsky 1225 58°22′B 160°37′Đ / 58,37°B 160,62°Đ / 58.37; 160.62 (Voyampolsky)
Severny 1936 58°17′B 160°52′Đ / 58,28°B 160,87°Đ / 58.28; 160.87 (Severny)
Snegovoy 2169 58°12′B 160°58′Đ / 58,2°B 160,97°Đ / 58.20; 160.97 (Snegovoy)
Ostry 2552 58°11′B 160°49′Đ / 58,18°B 160,82°Đ / 58.18; 160.82 (Ostry)
Spokoyny 2171 58°08′B 160°49′Đ / 58,13°B 160,82°Đ / 58.13; 160.82 (Spokoiny)
Iktunup 2300 58°05′B 160°46′Đ / 58,08°B 160,77°Đ / 58.08; 160.77 (Iktunup)
Snezhny 2169 58°01′B 160°45′Đ / 58,02°B 160,75°Đ / 58.02; 160.75 (Snezhniy)
Atlasova hoặc Nylgimelkin 1764 57°58′B 160°39′Đ / 57,97°B 160,65°Đ / 57.97; 160.65 (Atlasova)
Bely 2080 57°53′B 160°32′Đ / 57,88°B 160,53°Đ / 57.88; 160.53 (Bely)
Alngey 1853 57°42′B 160°24′Đ / 57,7°B 160,4°Đ / 57.70; 160.40 (Alngey)
Uka 1643 57°42′B 160°35′Đ / 57,7°B 160,58°Đ / 57.70; 160.58 (Uka)
Yelovsky 1381 57°32′B 160°32′Đ / 57,53°B 160,53°Đ / 57.53; 160.53 (Yelovsky)
Shishel 2525 57°27′B 160°22′Đ / 57,45°B 160,37°Đ / 57.45; 160.37 (Shishel)
Mezhdusopochny 1641 57°28′B 160°15′Đ / 57,47°B 160,25°Đ / 57.47; 160.25 (Mezhdusopochny)
Titila 1559 57°24′B 160°06′Đ / 57,4°B 160,1°Đ / 57.40; 160.10 (Titila)
Gorny Institute 2125 57°20′B 160°12′Đ / 57,33°B 160,2°Đ / 57.33; 160.20 (Gorny Institute)
Tuzovsky 1533 57°19′B 159°58′Đ / 57,32°B 159,97°Đ / 57.32; 159.97 (Tuzovsky)
Leutongey 1333 57°18′B 159°50′Đ / 57,3°B 159,83°Đ / 57.30; 159.83 (Leutongey)
Sedankinsky 1241 57°14′B 160°05′Đ / 57,23°B 160,08°Đ / 57.23; 160.08 (Sedankinsky)
Fedotych 965 57°08′B 160°24′Đ / 57,13°B 160,4°Đ / 57.13; 160.40 (Fedotych)
Kebeney 1527 57°06′B 159°56′Đ / 57,1°B 159,93°Đ / 57.10; 159.93 (Kebeney)
Kizimen 2376 55°07′48″B 160°19′12″Đ / 55,13°B 160,32°Đ / 55.130; 160.32 (Kizimen)
  • Nhóm núi lửa Kluchevskaya
Tên Chiều cao (m) Tọa độ
Shiveluch 3307 55°39′11″B 161°21′43″Đ / 55,653°B 161,362°Đ / 55.653; 161.362 (Shiveluch)
Klyuchevskaya Sopka 4750 55°03′22″B 160°38′38″Đ / 55,056°B 160,644°Đ / 55.056; 160.644 (Klyuchevskaya Sopka)
  • Nhóm núi lửa Avachinskaya
Tên Chiều cao (m) Tọa độ
AAG
Arik
Koryaksky 3456 53°19′16″B 158°42′47″Đ / 53,321°B 158,713°Đ / 53.321; 158.713 (Koryaksky)
Avachinsky 2741 53°15′18″B 158°49′48″Đ / 53,255°B 158,83°Đ / 53.255; 158.83 (Avachinsky)
Kozelsky
  • Các núi lửa khác
Tên Chiều cao (m) Tọa độ
Ksudach 1079
Ilyinsky 1578
Kambalny 2156 51°18′22″B 156°52′34″Đ / 51,306°B 156,876°Đ / 51.306; 156.876 (Koryaksky)
Karymsky 1536

Di sản thế giới

Trong số các ngọn núi lửa tại Kamchatka, 19 ngọn núi lửa trong số đó đã được chỉ định là Di sản thế giới của UNESCO. Chúng mang hầu hết các đặc điểm núi lửa trên bán đảo Kamchatka. Sự tương tác của núi lửa đang hoạt động cùng với các sông băng tạo thành cảnh quan đa dạng đẹp tuyệt vời. Khu vực di sản chứa đựng sự đang dạng sinh học lớn của các loài bao gồm các loài Cá hồi (hồ Kurilski được thừa nhận là nơi sinh đẻ lớn nhất của cá hồi tại đại lục Á-Âu) và số lượng vượt trội của các loài rái cá biển, gấu nâuđại bàng biển Steller (là loài đại bàng lớn nhất thế giới và 50% số lượng loài sinh sống tại Kamchatka).

Khu vực di sản gồm 19 ngọn núi lửa và các khu vực tự nhiên:

Tham khảo

  1. ^ World Heritage (1996). “Volcanoes of Kamchatka”. UNESCO. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
  2. ^ The World Wildlife Fund (2007). “Natural Wonder of the World Transformed within Hours, says World Wildlife Fund”. Earth Times. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
  3. ^ “The ngày 4 tháng 11 năm 1952 Kamchatka Earthquake and Tsunami”. Australian Government Bureau of Meteorology. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
  4. ^ Earthquake Hazards Program (2006). “Magnitude 7.6 - Koryakia, Russia”. US Geological Survey. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia