Bắc Hán

Hán
Tên bản ngữ
951–979
Thời nhà Hậu Chu (951–960)   Bắc Hán (北漢)   Hậu Chu (後周)   Hậu Thục (後蜀)   Kinh Nam (荆南)   Vũ Bình tiết độ sứ (武平節度使)   Nam Đường (南唐)   Ngô Việt (吳越)   Thanh Nguyên quân tiết độ sứ (清源軍節度使)   Nam Hán (南漢)
Thời nhà Hậu Chu (951–960)
  Bắc Hán (北漢)
Vị thếĐế quốc
Thủ đôThái Nguyên, Sơn Tây
Ngôn ngữ thông dụngTiếng trung Trung Quốc
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Vua 
• 951-954
Thế Tổ Hoàng đế
• 954-970
Duệ Tông Hoàng đế
• 970
Thiếu Chủ Hoàng đế
• 970-979
Anh Vũ Đế
Lịch sử
Thời kỳNgũ Đại Thập Quốc
• Thành lập
951
• Nhà Tống tiêu diệt
979
Tiền thân
Kế tục
Hậu Hán
Nhà Tống

Bắc Hán là một nước trong Thập Quốc trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ năm 951979. Người thành lập nước này là Lưu Mân (劉旻), trước có tên gọi là Lưu Sùng (劉崇).

Thành lập

Thời Ngũ Đại, tộc Sa Đà tiến vào cai trị miền bắc Trung Quốc qua các triều đại nhà Hậu Đường, nhà Hậu Tấnnhà Hậu Hán.

Khi vua Hậu Tấn là Xuất Đế Thạch Trọng Quý bị vua Liêu là Da Luật Đức Quang bắt đi, tướng cũ của Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là Lưu Tri Viễn ra tay đánh đuổi quân Liêu, lập ra nhà Hậu Hán. Nhưng không đầy 1 năm thì Tri Viễn chết, con thứ là Lưu Thừa Hựu lên thay.

Nhà Hậu Hán ngắn ngủi sụp đổ năm 950 bởi tay tướng người Hán là Quách Uy. Quách Uy lập ra nhà Hậu Chu (950 - 959).

Lúc đó em Lưu Tri Viễn là Lưu Sùng đang trấn thủ Thái Nguyên đã thành lập nước Bắc Hán vào năm 951 với danh nghĩa kế tục nhà Hậu Hán của Tri Viễn. Để có thêm thế lực chống lại nhà Hậu Chu, Lưu Sùng thiết lập quan hệ với nhà Liêu của người Khiết Đan.

Phạm vi lãnh thổ

Bắc Hán là quốc gia nhỏ bé tại vùng Sơn Tây, thủ đô là Thái Nguyên. Thái Nguyên trước đây từng là nơi phát tích của nhiều triều đại thời Ngũ Đại (Hậu Đường, Hậu Tấn và Hậu Hán) kể từ khi nhà Đường suy yếu vào cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10. Bắc Hán giáp ranh giữa hai nước lớn là Liêu và Tống, đồng thời có chung biên giới với vương quốc Tây Hạ sau này.

Kết thúc

Năm 958, vua Hậu Chu là Thế Tông Sài Vinh mang quân bắc phạt. Lưu Sùng mượn quân Liêu sang cứu. Chu Thế Tông điều quân đánh bại cả liên quân Hán - Liêu. Đang lúc chiến sự thắng lợi thì Chu Thế tông lâm bệnh mất. Quân Hậu Chu phải triệt thoái về Biện Kinh.

Năm sau, tướng Hậu Chu là Triệu Khuông Dận giành lấy ngôi vua từ tay con nhỏ của Thế Tông là Sài Tông Huấn mới 6 tuổi, lập ra nhà Tống.

Năm 976, sau khi cơ bản thống nhất miền nam Trung Quốc, Tống Thái Tổ (Triệu Khuông Dận) qua đời, em là Tống Thái Tông lên thay. Lúc đó trong 10 nước Thập quốc hình thành từ thời Ngũ Đại chỉ còn lại Bắc Hán.

Năm 979, Tống Thái Tông phát động chiến tranh đánh Bắc Hán. Tống Thái Tông một mặt điều binh đánh chính diện vào Thái Nguyên, mặt khác đưa một đạo quân khác áp sát biên giới để ngăn chặn quân Liêu sang cứu. Kết quả quân Bắc Hán nhanh chóng bị đánh bại, quân Tống chiếm được Thái Nguyên. Vua Bắc Hán là Lưu Kế Nguyên đầu hàng.

Nước Bắc Hán chấm dứt, truyền nối được 4 đời, tất cả 29 năm.

Các vua Bắc Hán

Các vua Bắc Hán 951-979
Miếu hiệu 廟號) Thuỵ hiệu 諡號) Tên riêng Thời gian cai trị Niên hiệu 年號
Thế Tổ 世祖 Thần Vũ Đế 神武帝 Lưu Mân 劉旻, Lưu Sùng 951-954 Càn Hựu 乾祐 951-954
Duệ Tông 睿宗 Hiếu Hoà Đế 孝和帝 Lưu Thừa Quân 劉承鈞 954-970 Càn Hữu 乾祐 954-957

Thiên Vận 天會 957-970

Thiếu Chủ 少主 Không có Lưu Kế Ân 劉繼恩 970 Không có
Không có Anh Vũ Đế 英武帝 Lưu Kế Nguyên 劉繼元 970-979 Quảng Vận 廣運 970-979
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
quá kế
(nhận nuôi)
 
 
 
 
Hán Hiến Tổ
Lưu Điển
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hậu Hán
 
 
 
 
 
Bắc Hán
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hán Cao Tổ
Lưu Tri Viễn
895-947-948
 
 
 
 
 
Hán Thế Tổ
Lưu Mân
895-951-954
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hán Ẩn Đế
Lưu Thừa Hựu
929-948-950
 
Tương Âm công
Lưu Uân
?-950-951
 
Hán Duệ Tông
Lưu Thừa Quân
926-954-968
 
Tiết Chiêu
 
Lưu thị
 
Hà Mỗ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hán Thiếu Chủ
Lưu Kế Ân
?-968
 
Bắc Hán Vũ Đế
Lưu Kế Nguyên
?-968-979-992

Xem thêm

Tham khảo

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia