Băng tần L

Băng tần L
Dải tần sốIEEE: ~1–2 GHz
NATO: 40–60 GHz
Số băng tần vô tuyến ITU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ký hiệu băng tần vô tuyến ITU

ELF SLF ULF VLF LF MF HF VHF UHF SHF EHF THF

Băng tần vô tuyến NATO

A B C D E F G H I J K L M

Băng tần IEEE

HF VHF UHF L S C X Ku K Ka Q V W

Là thuật ngữ chỉ 4 băng tần theo các chuẩn khác nhau của phổ điện từ: 40 tới 60 GHz (NATO), 1 tới 2 GHz (IEEE), 1565 nm to 1625 nm (thông tin quang) và 3,5 micromet (thiên văn hồng ngoại).

Băng L NATO

Băng L NATO chỉ dải tần từ 40 đến 60 GHz (5–7,5 mm).

Băng L IEEE

Trong quân sự

Ở Mỹ và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Mỹ, băng L được quân đội sử dụng để viễn trắc, do đó buộc các hệ thống quảng bá vô tuyến số phải dùng băng tần khác. Hệ thống phát thanh số thường dùng dải tần 1452–1492-MHz ở hầu hết các vùng trên thế giới, nhưng các quốc gia khác cũng dùng các băng VHFUHF.

GNSS

Các sóng mang của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) có tần số trong băng L, tần số trung tâm là 1176,45 MHz (L5), 1227,60 MHz (L2), 1381,05 MHz (L3) và 1575,42 MHz (L1).

Viễn thông

Các nhà khai thác mạng di động GSM dùng tần số 800–900 và 1800–1900 MHz. Điện thoại vệ tinh Iridium dùng tần số 1616 tới 1626,5 MHz[1] để liên lạc với vệ tinh. Các thiết bị đầu cuối InmarsatLightSquared dùng tần số 1525 tới 1646,5 MHz để liên lạc với vệ tinh.

Vô tuyến nghiệp dư

Các quy định vô tuyến của Liên minh Viễn thông Quốc tế cho phép các hoạt động vô tuyến nghiệp dư được dùng dải tần số 1240 tới 1300 MHz, còn vệ tinh nghiệp dư dùng tần số đường lên là 1.260 tới 1.270 MHz. Dải tần này còn gọi là băng 23 cm. AMSAT gọi băng tần này là băng L.

Phát thanh số (Quỹ đạo Trái Đất)

Vệ tinh vô tuyến WorldSpace phát ở tần số 1467–1492 MHz.

Sử dụng băng L cho phát thanh số (DAB)

Các khối sau được dùng cho phát quảng bá T-DAB (mặt đất):

Khối Tần số trung tâm
LA 1452,960 MHz
LB 1454,672 MHz
LC 1456,384 MHz
LD 1458,096 MHz
LE 1459,808 MHz
LF 1461,520 MHz
LG 1463,232 MHz
LH 1464,944 MHz
LI 1466,656 MHz
LJ 1468,368 MHz
LK 1470,080 MHz
LL 1471,792 MHz
LM 1473,504 MHz
LN 1475,216 MHz
LO 1476,928 MHz
LP 1478,640 MHz

Các khối sau được dùng cho phát quảng bá S-DAB (vệ tinh):

Khối Tần số trung tâm
LQ 1480,352 MHz
LR 1482,064 MHz
LS 1483,776 MHz
LT 1485,488 MHz
LU 1487,200 MHz
LV 1488,912 MHz
LW 1490,624 MHz

Chú ý: Canada các tần số trung tâm hơi khác một chút cho DAB băng L, trong khi nhiều nước châu Âu thì DAB bị hạn chế một phần băng tân III do dùng phần tần số còn lại cho truyền hình và vô tuyến di động hữu tuyến.

Băng L trong thông tin quang

Băng tần L cũng được dùng trong thông tin quang, bước sóng trong dải 1565 nm tới 1625 nm.

Thiên văn học hồng ngoại

Cửa sổ khí quyển trong vùng hồng ngoại. Băng L là cửa sổ có bước sóng trung tâm ở 1,25 micromet.

Trong thiên văn học hồng ngoại, băng L là cửa sổ truyền dẫn khí quyển nằm ở 3,5 micromet (trong vùng cận hồng ngoại).

Các băng tần sóng cực ngắn khác

Phổ sóng cực ngắn thường được định nghĩa là phổ điện từ trong dải tần số 1.0 GHz đến 30 GHz, nhưng một số định nghĩa cũ hơn tính cả các tần số thấp hơn. Hầu hết các ứng dụng phổ biến trong dải tần 1,0 đến 30 GHz. Các băng tần số sóng cực ngắn, được định nghĩa bởi Hiệp hội Vô tuyến Anh (RSGB), được thể hiện trong bảng dưới đây. Chú ý là các tần số trên 30 GHz thường được gọi là "sóng mm". Tần số 30 GHz tương ứng với bước sóng 10 mm, hay 1 cm.

Băng tần L 1 tới 2 GHz
Băng tần S 2 tới 4 GHz
Băng tần C 4 tới 8 GHz
Băng tần X 8 tới 12 GHz
Băng tần Ku 12 tới 18 GHz
Băng tần K 18 tới 26,5 GHz
Băng tần Ka 26,5 tới 40 GHz
Băng tần Q 30 tới 50 GHz
Băng tần U 40 tới 60 GHz
Băng tần V 50 tới 75 GHz
Băng tần E 60 tới 90 GHz
Băng tần W 75 tới 110 GHz
Băng tần F 90 tới 140 GHz
Băng tần D 110 tới 170 GHz

Chú thích: "Băng tần P " đôi khi được dùng không chính xác cho băng tần Ku. "P" có nghĩa là "previous" (trước) là băng tần radar dùng ở Anh có dải tần 250 đến 500 MHz, hiện nay băng tần hoàn toàn lỗi thời theo tiêu chuẩn 521 của IEEE, xem [1][2] Lưu trữ 2014-07-14 tại Wayback Machine. Đối với các định nghĩa khác, xem Letter Designations of Microwave Bands

Tham khảo

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia