Bánh mì dẹt

Chapati roti
Bánh mì roti
Bánh bột bắp Tortilla
Nan là loại bánh mì A Phú Hãn
Chapati là loại bánh mì dẹt nướng phổ biến ở Nam Á
Pita
Roti bhindi
Bánh mì Naan tỏi ở Tân Phú

Bánh mì dẹt (Flatbread) là một loại bánh mì dạng dẹt (bẹt) làm bằng bột mì, nước, sữa, sữa chua hoặc các loại chất lỏng khác và muối, sau đó cán kỹ thành bột dẹt và mỏng hoặc dày tùy loại. Nhiều loại bánh mì dẹt không men, mặc dù một số loại có men, chẳng hạn như bánh pizza và bánh mì pita. Bánh mì dẹt có độ dày từ dưới một milimet đến vài centimet để có thể dễ dàng ăn mà không cần cắt lát. Chúng có thể được nướng trong lò, chiên trong dầu nóng, nướng trên than nóng, nấu trên chảo nóng, hoặc vỉ nướng kim loại, hoặc nướng trong lò đất (tandir) và sẽ ăn ngay hoặc đóng gói và đông lạnh để sử dụng sau. Bánh mì dẹt là một trong những thực phẩm thiết yếu ở vùng Trung Đông-Bắc Phi và vùng Nam Á.

Bánh mì dẹt là một trong những thực phẩm chế biến sớm nhất và bằng chứng về việc sản xuất chúng đã được tìm thấy tại các địa điểm cổ đại ở Lưỡng Hà (Mesopotamia), Ai Cập cổ đại và nền văn minh sông Ấn (Indus)[1]. Vào năm 2018, những mẩu bánh mì cháy thành than đã được tìm thấy tại một địa điểm Natufian có tên là Shubayqa 1 ở Jordan (ở Harrat ash Shaam, Sa mạc Đen) có niên đại khoảng 12.400 TCN tức khoảng 4.000 năm trước khi bắt đầu của nông nghiệp trong khu vực. Phân tích cho thấy rằng chúng có thể là từ bánh mì dẹt chứa lúa mạch, lúa mì, yến mạchBolboschoenus glaucus (một loại cây bấc)[2][3]. Lò đất sét nguyên thủy (tandir) được sử dụng để nướng bánh mì dẹt không men đã phổ biến ở Anatolia trong thời kỳ SeljukOttoman và đã được tìm thấy tại các địa điểm khảo cổ phân bố khắp Trung Đông. Ngày nay, văn hóa của cách nướng bánh mì truyền thống đang thay đổi với thế hệ trẻ, đặc biệt là với những người sống ở các thị trấn ưa thích những tiện nghi hiện đại[4][5]

Các loại

Chú thích

  1. ^ Pasqualone, Antonella (tháng 3 năm 2018). “Traditional flat breads spread from the Fertile Crescent: Production process and history of baking systems”. Journal of Ethnic Foods. 5 (1): 10–19. doi:10.1016/j.jef.2018.02.002.
  2. ^ Colin Barras (21 tháng 7 năm 2018). “Stone Age bread predates farming”. New Scientist. 239 (3187): 6. Bibcode:2018NewSc.239....6B. doi:10.1016/S0262-4079(18)31274-0.
  3. ^ Amaia Arranz-Otaegui; và đồng nghiệp (16 tháng 7 năm 2018). “Archaeobotanical evidence reveals the origins of bread 14,400 years ago in northeastern Jordan”. PNAS. 115 (31): 7925–7930. Bibcode:2018PNAS..115.7925A. doi:10.1073/pnas.1801071115. PMC 6077754. PMID 30012614.
  4. ^ Parker, Bradley J. (2011). “Bread Ovens, Social Networks and Gendered Space: An Ethnoarchaeological Study of Tandir Ovens in Southeastern Anatolia”. American Antiquity. 76 (4): 603–627. doi:10.7183/0002-7316.76.4.603. JSTOR 41331914. S2CID 163470937.
  5. ^ Takaoğlu, T. (2004). Ethnoarchaeological investigations in rural Anatolia. Cihangir, İstanbul: Ege Yayınları. (p7)

Tham khảo

  • 2005. "High-Profile Flatbreads - Say Goodbye to Insipid White Bread When Tortillas and Flatbreads Come to Town". FOOD PRODUCT DESIGN -NORTHBROOK-. 15, no. 1: 96-114. ISSN 1065-772X.
  • 2008. "Flatbreads Old World: Meets New Flatbreads from All Over the World-Including Tortillas, Arepas and Naan-Are the Newest Hot Ticket in Both Retail and Foodservice Products". FOOD PRODUCT DESIGN -NORTHBROOK-. 18, no. 11: 38-43.
  • 2008. "Storied Breads: With a Continuing Focus on Food Origin, Flatbreads Offer Manufacturers a Way to Tempt Consumers with Authentic Products Celebrating the Oldest-Known Bread Traditions". BAKING AND SNACK. 30, no. 7: 35-42. ISSN 1092-0447.
  • 2011. "Flat-Out in Love with Flatbread Here Are 5 Reasons Foodservice Is Smitten with Flatbreads". FOOD MANAGEMENT -NEW YORK THEN CLEVELAND OH-. 46, no. 11: 30-35. ISSN 0091-018X.
  • Alford, Jeffrey, and Naomi Duguid. Flatbreads and Flavors: A Baker's Atlas. New York: W. Morrow, 1995. Summary: Recipes for more than sixty varieties of flatbreads along with 150 recipes for traditional accompaniments to the breads, including chutneys, curries, salsas, stews, mezze, smorgasbord, kebabs, etc.
  • Craddock, Anne. Textural Characteristics of Bagels and Ethnic Flatbreads. 1998. Thesis. 124 leaves.
  • German, Donna Rathmell. Flatbreads from Around the World. San Leandro, Calif: Bristol Pub, 1994.
  • Hansen, Eric. 2015. "Fabled Flatbreads of Uzbekistan." Aramco World. July/August 2015. Pages 32–39.
  • Helou, Anissa. Savory Baking from the Mediterranean: Focaccias, Flatbreads, Rusks, Tarts, and Other Breads. New York: William Morrow, 2007.
  • Kahlon, Talwinder Singh, and Mei-Chen Maggie Chiu. 2014. "Ancient Whole Grain Gluten-Free Flatbreads". Food and Nutrition Sciences. 05, no. 17: 1717-1724.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia