Paratha

Một dĩa Aloo Paratha
Một bữa ăn sáng ở Ấn Độ với bánh mì dẹt Paratha

Paratha (tiếng Ấn Độ: पर, hoặc परा+स्थः, hay स्थित[1]) là một loại bánh mì dẹt có nguồn gốc từ Nam Á, loại bánh mì này có nguồn gốc lâu đời theo những thư tịch ghi chép sớm nhất về Paratha được đề cập trong văn tự tiếng Phạn đầu thời trung cổ từ Karnataka, Ấn Độ[2] sau đó phổ biến khắp các quốc gia hiện đại Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Maldives, Afghanistan, Myanmar[3], Malaysia, Singapore, Thái Lan[3], Mauritius, Fiji, Guyana , SurinameTrinidad và Tobago trong đó lúa mì là loại lương thực truyền thống chủ yếu. Công thức chế biến các loại lúa mì nhồi khác nhau (được mô tả là Paratha) được nhắc đến trong Manasollasa - một bộ bách khoa toàn thư tiếng Phạn do Someshvara III biên soạn vào thế kỷ XII[4].

Bánh mì Paratha là sự kết hợp của các từ paratatta, nghĩa đen là các lớp bột đã nấu chín[5]. Các cách viết và tên thay thế bao gồm parantha, parauntha, prontha, parontay, paronthi (trong tiếng Punjabi), porota (trong trong tiếng Bengali), paratha (trong trong tiếng Odia, Urdu , Hindi), porotta (trong tiếng Malayalam, trông tiếng Tamil), palata (trong tiếng Miến Điện),[3] porotha (bằng trong tiếng Assamese), forota (bằng tiếng Sylheti), farata (ở MauritiusMaldives), prata (ở Đông Nam Á), paratha, roti (ở Khối thịnh vượng chung Caribe) và Roti Canai ở Malaysia. Tác giả O'Brien (2003) cho rằng sẽ không đúng khi nói rằng Paratha là từ trong tiếng Punjabi đã được phổ biến ở Delhi sau sự phân chia Ấn Độ năm 1947 vì thuật ngữ Punjabi đã phổ biến ở Delhi trước đó[6].

Đặc điểm

Paratha là một trong những loại bánh mì dẹt không men phổ biến nhất ở tiểu lục địa Ấn Độ, nó được làm bằng bột nguyên cám nghiền mịn (atta) từ bột lúa mì và/hoặc bột mì trắng (Maida), đôi khi với trứng hoặc ghee. Bánh mì Paratha thông thường dày hơn và chắc hơn so với chapati/roti vì chúng được xếp lớp bằng cách phủ một lớp bơ sữa trâu hoặc dầu và gấp lại nhiều lần, giống như phương pháp được sử dụng cho bánh phồng hoặc bánh mì, với bột nhiều lớp và kết quả là có độ đặc sệt. Paratha có thể nhồi nhiều loại nguyên liệu và được chế biến theo nhiều kiểu chế biến khác nhau, theo truyền thống tùy thuộc vào vùng xuất xứ và có thể không xài kỹ thuật gấp bột. Để đạt được kiểu bột nhiều lớp cho các món paratha đơn giản, tồn tại một số kỹ thuật truyền thống khác nhau[7] thì phải phết dầu lên chiếc bánh đã cán mỏng, gấp qua lại như quạt giấy và cuộn dải thành hình tròn trước khi cán phẳng, đem nướng trên tava và/hoặc chiên sơ. Một phương pháp khác là cắt một hình tròn bột từ tâm đến chu vi dọc theo bán kính của nó, bôi dầu vào bột và bắt đầu cán từ mép cắt để tạo thành hình nón, sau đó ép thành hình đĩa và cán mỏng. Phương pháp bôi dầu và gấp bột nhiều lần như trong bánh phồng của phương Tây cũng thường có cách làm kiểu này, và phương pháp này được kết hợp với các kiểu gấp tạo ra các hình dạng truyền thống của những chiếc Paratha đã hoàn thành.

Hình ảnh

Paratha, bột mì nguyên cám, chế biến thương mại, đông lạnh
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng327 kcal (1.370 kJ)
45.36 g
Đường4.15
Chất xơ9.6 g
13.20 g
6.36 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
9%
0.11 mg
Riboflavin (B2)
6%
0.076 mg
Niacin (B3)
11%
1.830 mg
Acid pantothenic (B5)
0%
0 mg
Vitamin B6
5%
0.08 mg
Folate (B9)
0%
0 μg
Vitamin E
9%
1.35 mg
Vitamin K
3%
3.4 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
2%
25 mg
Sắt
9%
1.61 mg
Magiê
9%
37 mg
Phốt pho
10%
120 mg
Kali
5%
139 mg
Natri
20%
452 mg
Kẽm
7%
0.82 mg
Thành phần khácLượng
Nước33.5 g

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[8] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[9]

Chú thích

  1. ^ Platts, John (1884). “A dictionary of Urdu, classical Hindi, and English”. A dictionary of Urdu, classical Hindi, and English. W. H. Allen & Co. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2017. parāṭhā [S. पर, or परा+स्थः, or स्थितः], s.m. A cake made with butter or ghī, and of several layers, like pie-crust.
  2. ^ Chitrita Banerji (10 tháng 12 năm 2008). Eating India: An Odyssey into the Food and Culture of the Land of Spices. Bloomsbury Publishing. tr. 119–. ISBN 978-1-59691-712-5.
  3. ^ a b c Joe Cummings (2000). Myanmar (Burma). Lonely Planet. ISBN 9780864427038.
  4. ^ K. T. Achaya (2003). The Story of Our Food. Universities Press. tr. 85. ISBN 978-81-7371-293-7.
  5. ^ Verma, Neera. Mughlai Cook Book. Diamond Pocket Books (P) Ltd. ISBN 9788171825479 – qua Google Books.
  6. ^ O'Brien, Charmaine (2003). Flavours Of Delhi: A Food Lover's Guide. Penguin.
  7. ^ Jaffrey, Madhur (18 tháng 12 năm 2008). Climbing the Mango Trees: A Memoir of a Childhood in India. Knopf Doubleday Publishing Group. ISBN 9780307517692 – qua Google Books.
  8. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)