Xuân Phương (phường)

Xuân Phương
Phường
Phường Xuân Phương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
QuậnNam Từ Liêm
Thành lập2013[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°01′45″B 105°44′47″Đ / 21,029303°B 105,7465°Đ / 21.029303; 105.746500
Xuân Phương trên bản đồ Hà Nội
Xuân Phương
Xuân Phương
Vị trí phường Xuân Phương trên bản đồ Hà Nội
Xuân Phương trên bản đồ Việt Nam
Xuân Phương
Xuân Phương
Vị trí phường Xuân Phương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích2,76 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng17.743 người[2]
Mật độ6.428 người/km²
Khác
Mã hành chính00622[3]

Xuân Phương là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

Phường Xuân Phương nằm ở phía tây quận Nam Từ Liêm, có vị trí địa lý:

Phường có diện tích 2,76 km²,[1] dân số năm 2022 là 17.743 người,[2] mật độ dân số đạt 6.428 người/km².

Phường Xuân Phương có 8 tổ dân phố:

  1. Tổ 1 (Khu Trại Giam Số 1, Dọc trục đường Phúc Diễn)
  2. Tổ 2 (Khu Liên đoàn Địa Chất Xạ Hiếm)
  3. Tổ 3, 4 (Làng Thị Cấm)
  4. Tổ 5, 6, 7 (Làng Ngọc Mạch)
  5. Tổ 8 (Khu Chung cư Xuân Phương Residence)

Làng Thị Cấm và làng Ngọc Mạch là hai trong bảy làng Canh, cùng với các làng Kim Bảng và Hoàng Bảng (sau nhập chung là làng Kim Hoàng), An Trai và Hậu Ái (đều thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức), làng Hòe Thị (thuộc phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm), thuộc tổng Hương Canh, huyện Từ Liêm.[4]

Lịch sử

Trước đây, Xuân Phương là một xã thuộc huyện Từ Liêm cũ.

Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội[1]. Theo đó:

  • Điều chỉnh 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 người của xã Xuân Phương ở phía bắc Quốc lộ 32 về phường Tây Tựu thuộc quận Bắc Từ Liêm mới thành lập
  • Chuyển xã Xuân Phương về quận Nam Từ Liêm mới thành lập
  • Thành lập phường Phương Canh trên cơ sở điều chỉnh 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243 người của xã Xuân Phương
  • Thành lập phường Xuân Phương trên cơ sở điều chỉnh 275,58 ha diện tích tự nhiên và 13.809 người còn lại của xã Xuân Phương.

Văn hóa

Di tích

Hai thôn (tương ứng với 2 làng) của Xuân Phương đều có các di tích lịch sử là đình và chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia[cần dẫn nguồn]. Đây là những công trình có nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc.

Nhà thờ Ngọc Mạch là nơi tổ chức lễ và các hoạt động văn hóa Thiên chúa giáo của người theo đạo trong làng và khu vực lân cận.

Lễ hội truyền thống

Lễ hội làng Ngọc Mạch diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Chính hội vào mùng 10/2

Làng Thị Cấm tổ chức lễ hội truyền thống vào các ngày 11,12 và 13 tháng 2 hàng năm.

Đó là những lễ hội còn giữ được nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền đặc sắc: Hội thổi cơm thi (mùng 8 tháng giêng) tại thôn Thị Cấm, thi đấu cờ người tại làng Ngọc Mạch.

Chú thích

  1. ^ a b c “Nghị quyết 132/NQ-CP năm 2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội”.
  2. ^ a b “Thông báo 24/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 cập nhật 09h00 ngày 07/01/2022”. LuatVietnam. 7 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Anh Chi (ngày 19 tháng 4 năm 2009). “Làng Kim Hoàng tài hoa và văn hiến”. Người đại biểu nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2016.