Vương triều thứ Mười Chín của Ai Cập

Vương triều thứ Mười Chín của Ai Cập cổ đại (Vương triều thứ 19)[1] là một trong những triều đại của Tân Vương quốc Ai Cập. Được thành lập bởi tể tướng Ramesses I và ông là cha của Seti I, người sau đó đã kế vị ông. Vương triều này thành lập và nối tiếp theo sau Vương triều thứ 18 của vị pharaon cuối cùng là Horemheb. Vương triều nổi tiếng với cuộc chinh phạt ở Canaan.

Các pharaon Vương triều thứ 19

Các pharaon của Vương triều thứ 19 cai trị trong khoảng 118 năm, từ năm 1292 đến 1187 TCN. Ramesses I là người sáng lập ra vương triều này và được coi là đã cai trị trong 11 năm hoặc 15 năm. Ông được cả hai nhà sử học J. von Beckerath và Peter Brand xác nhận, những người đã viết một cuốn tiểu sử về pharaon.[2] Do đó, nó sẽ được sửa đổi bắt đầu từ 11 năm hoặc năm 1290-1279 trước công nguyên. Theo đó, Seti I và cha ông đã cai trị Ai Cập giữa các năm 1292-1290 trước công nguyên. Nhiều người trong số các pharaon đã được chôn cất trong Thung lũng của các vị Vua.[3]

Các Pharaon của Vương triều thứ Mười Chín
Tên pharaon Tên Ngai Thời gian trị vì Nơi chôn cất Nữ hoàng
Ramesses I Menpehtire 1292-1290 TCN KV16
Seti I Menmaatre 1290-1279 TCN[4] KV17
Ramses II Usermaatre Setepenre 1279-1213 TCN KV7
Merneptah Baenre Merynetjeru 1213-1203 TCN KV8
Seti II Userkheperure 1203-1197 TCN KV15
Amenmesse Menmire-Setepenre 1201-1198 TCN KV10
  • ?
Siptah Sekhaienre Meryamun / Akhenre Setepenre 1197-1191 TCN KV47
  • ?
Nữ hoàng Twosret Sitre Meritamun 1191-1189 TCN KV14
  • Không có

Seti I và Ramesses II

Bản đồ của Ai Cập cổ đại trong Vương triều thứ 19 và sự suy tàn của Tân Vương quốc, khoảng thời gian diễn ra cuộc trận chiến Kadesh (1274 TCN).

Tân Vương quốc Ai Cập đạt đến đỉnh cao quyền lực trong thời kỳ đầu tiên của Seti IRamesses II, những người đã vận động mạnh mẽ trong việc chống lại người LibyaHittite. Các thành phố của Kadesh đầu tiên bị xâm chiếm bởi Seti I, sau đó tặng lại cho vua Muwatalli của Hittite trong một hiệp ước hòa bình không chính thức giữa Ai Cập và Hittite.

Trong năm thứ 5 trị vì (năm 1274 TCN), Ramesses II cố gắng thay đổi tình hình bằng cuộc tấn công Kadesh, nhưng không thành công. Ông đã bị bao vây bởi quân phục kích, nhưng nhờ sự xuất hiện của các Ne'arin (Một lực lượng liên mình với Ai Cập), ông đã có thể tập hợp quân đội của mình và tạo ra trận đánh chống lại người Hittite. Ramesses II sau đó được hưởng lợi từ việc nội bộ của Đế chế Hittites gặp khó khăn, trong tám và chín năm đầu vương triều, khi ông tiến hành chiến dịch chống lại Syria, ông đã chiếm được Kadesh và một phần miền Nam Syria, và tiến xa hơn như đến tận bắc Tunisia, những nơi không thuộc về Ai Cập.[5] Trong năm thứ 21 trị vì, ông đã ký hiệp ước hòa bình với Hattusili III, và hành động đó đã cải thiện đáng kể quan hệ giữa Ai Cập và Hittite. Ramesses II thậm chí đã kết hôn với hai công chúa của Hittite, lần đầu tiên sau lễ Sed thứ hai của ông.

Merneptah

Vương triều này suy yếu do tranh chấp giữa những người kế vị của vua Merneptah. Amenmesse đã chiếm đoạt được ngai vàng từ con trai (người kế vị) Seti II của Merneptah, nhưng chỉ cai trị được bốn năm. Sau khi ông chết, Seti II đã lấy lại quyền lực và phá hủy hầu hết các công trình của Amenmesse. Dưới quyền Seti II là Tướng Yarsu, ông ban đầu chỉ là một người ghi chép cho hoàng gia, nhưng nhanh chóng trở thành một trong những người quyền lực nhất ở Ai Cập. Và giành được quyền lực chưa từng có trước đó là xây dựng một ngôi mộ của riêng mình ở Thung lũng của các vị Vua (KV17).

Sau khi Siptah chết, Twosret đã cai trị Ai Cập thêm hai năm nữa, nhưng bà ấy không đủ khả năng và quyền lực để duy trì một vương quốc. Twosret có thể đã bị lật đổ bởi Setnakhte, người sáng lập Vương triều thứ Hai Mươi.

Dòng thời gian

TwosretSiptahSeti IIAmenmesseMerneptahRamesses IISeti IRamesses I

Phả hệ

Hệ thống các vị vua trong vương triều được sắp xếp theo thứ tự nhờ các cuộc khám phá và khai quật khảo cổ học.

 
 
 
 
Commander Seti
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ramesses I
 
Sitre
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hattusili III
 
Puduhepa
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Seti I
 
Tuya
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Isetnofret
 
Ramesses II
 
 
 
 
 
Nefertari
 
 
 
Maathorneferure
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Amun-her-khepsef
 
Meritamen
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
RamessesBintanathKhaemwesetIsisnofret
 
Merneptah
 
Takhat
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Seti II
 
Twosret
 
Amenmesse
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Siptah

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Kuhrt, Amélie (1997). The Ancient Near East. London: Routledge. p. 188.
  2. ^ Peter J. Brand(2000).
  3. ^ “Sites in the Valley of the Kings”. Thebanmappingproject.com. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2012.
  4. ^ J. von Beckerath (1997) (in German).
  5. ^ N. Grimal, A History of Ancient Egypt (Oxford: Blackwell, 1992), pp. 256f.
Vương triều trước Vương triều của Ai Cập Vương triều sau
Vương triều thứ 18 1292–1189 TCN Vương triều thứ 20