Võ Thuận

Võ Thuận
武順
Thông tin chung
Sinh625
Mấttrước 665
Phối ngẫuHạ Lan An Thạch
Hậu duệ
Thụy hiệu
Trịnh Quốc phu nhân
(鄭國夫人)
Tước hiệuHàn Quốc phu nhân
(韓國夫人)
Thân phụVõ Sĩ Hoạch
Thân mẫuDương thị

Võ Thuận (chữ Hán: 武順, sinh mất không rõ), thông gọi Hàn Quốc phu nhân (韓國夫人), thường được biết đến là chị gái ruột của Võ Tắc Thiên.

Theo Tư trị thông giám cùng Cựu Đường thưTân Đường thư, bà là tình nhân của Đường Cao Tông Lý Trị, và cả ba sách này đều ghi lại một tin đồn rằng bà là mẹ đẻ của Chương Hoài Thái tử Lý Hiền chứ không phải Võ hậu.

Cuộc đời

Cũng như Võ Tắc Thiên, Võ Thuận xuất thân từ gia tộc họ Võ có nguồn gốc từ vùng Văn ThủyTinh Châu, nhưng sinh ra ở huyện Thọ Dương, Thái Nguyên[chú thích 1], được sinh ra khoảng năm Võ Đức thứ 6 (623). Cha là khai quốc công thần Đường triều Võ Sĩ Hoạch, mẹ là Vinh Quốc phu nhân Dương thị, Võ Thuận và Võ Tắc Thiên là chị em cùng cha cùng mẹ.

Võ Thuận ban đầu kết hôn với Hạ Lan An Thạch (賀蘭安石), sinh ra một nam một nữ, con trai là Hạ Lan Mẫn Chi (賀蘭敏之), con gái là Hạ Lan thị, tức Ngụy Quốc phu nhân. Về sau An Thạch mất, Võ Thuận trở thành góa phụ, sau được phong Hàn Quốc phu nhân (韓國夫人). Không có nhiều ghi chép về bà, các sách Tân Đường thư cùng Tư trị thông giám đều ghi nhận bà tuy là ngoại mệnh phụ nhưng thường xuất nhập cấm cung, được Cao Tông quan hệ mờ ám, con gái của bà với chồng trước là Hạ Lan thị cũng được Cao Tông để ý và sủng hạnh[2][3]. Do đó các sách này cũng từng ghi nhận có tin đồn bà chính là mẹ sinh của Chương Hoài Thái tử Lý Hiền, người sau này kế vị thái tử sau khi con cả của Võ Tắc Thiên là Lý Hoằng mất[4][5].

Bia mộ của bà lập năm Càn Phong thứ 3 (668), nhưng theo Tân Đường thư ghi lại:"Hàn Quốc mất, con gái được phong Ngụy Quốc phu nhân, tính đem vào nội đình nhưng ngài hậu (chỉ Võ hậu) không cho, việc bèn thôi. Hậu bên trong rất đố kỵ. Khi hội phong Thái Sơn, Duy Lương và Hoài Vận tới, tùy vua và ngài hậu về kinh sư, ngài hậu độc giết Ngụy Quốc, rồi đổ cho Duy Lương và Hoài Vận". Như vậy có thể thấy Hàn Quốc phu nhân chết trước con gái[6]. Bên cạnh đó, Ngụy Quốc phu nhân mất sau năm Lân Đức thứ 2 (665), tháng 10, khi Đường Cao Tông phong thiện Thái Sơn, như vậy tức là Hàn Quốc phu nhân Võ Thuận phải mất trước thời gian này.

Sau khi Võ Thuận mất, Đường Cao Tông truy tặng là Trịnh Quốc phu nhân (鄭國夫人). Con gái bà là Hạ Lan thị bị Võ hậu giết hại, còn con trai bà là Hạ Lan Mẫn Chi được kế tập tước "Chu Quốc công" (周國公). Mẫn Chi từ nhỏ có nhan sắc, khi em họ là Thái Bình Công chúa đến nhà ngoại chơi, Mẫn Chi hay thông dâm cùng các thị nữ hầu của công chúa, Võ hậu đều biết nhưng nhịn. Khi Cao Tông đến bái tang Ngụy Quốc, Mẫn Chi không đáp tạ, Võ hậu từ đó rất ác cảm với Mẫn Chi[7]. Năm Hàm Hanh thứ 2 (671), Võ hậu lấy cớ Mẫn Chi không chấp hành đúng nghi lễ lúc để tang Vinh Quốc phu nhân và thông gian với con gái họ Dương, người đã được Võ hậu chọn làm phi cho Thái tử Lý Hoằng, Hạ Lan Mẫn Chi bị ép phải tự tử[8].

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

  1. ^ Âu Dương Phỉ 欧阳棐. "Tập cổ lục mục" (集古录目): 唐司列少常伯李安期撰,前戎卫兵曹参军殷仲容八分书。夫人名顺,字(缺一字)则,太原寿阳人。武后之姊,司卫卿贺兰安石之妻。封韩国夫人,追赠郑国,碑以乾封三年立。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  2. ^ Âu Dương Tu, quyển 76: 韓國出入禁中,一女國姝,帝皆寵之。
  3. ^ Tư Mã Quang, quyển 201: 韓國夫人及其女以后故出入禁中,皆得幸於上。
  4. ^ Lưu Hu, quyển 86: 時正議大夫明崇儼以符劾之術為則天所任使,密稱"英王狀類太宗"。又宮人潛議雲"賢是後姊韓國夫人所生",賢亦自疑懼。
  5. ^ Tư Mã Quang, quyển 202: 太子賢聞宮中竊議,以賢為天后姊韓國夫人所生,內自疑懼。明崇儼以厭勝之術為天后所信,嘗密稱「太子不堪承繼,英王貌類太宗」。又言「相王相最貴」。天后嘗命北門學士撰《少陽正范》及《孝子傳》以賜太子,又數作書誚讓之,太子愈不自安。
  6. ^ Âu Dương Tu, quyển 76: 韓國卒,女封魏國夫人,欲以備嬪職,難於后,未決。后內忌甚,會封泰山,惟良、懷運以嶽牧來集,從還京師,后毒殺魏國,歸罪惟良等,盡殺之,氏曰「蝮」,以韓國子敏之奉士〓祀。
  7. ^ Âu Dương Tu, quyển 76: 初,魏國卒,敏之入吊,帝為慟,敏之哭不對。后曰:「兒疑我!」惡之。俄貶死。
  8. ^ Âu Dương Tu, quyển 206: 后取賀蘭敏之為士訄後,賜氏武,襲封,擢累左侍極、蘭臺太史令,與名儒李嗣真等參與刊撰。敏之韶秀自喜,烝於榮國,挾所愛,佻橫多過失;榮國卒,后出珍幣建佛廬僥福,敏之乾匿自用;司衛少卿楊思儉女選為太子妃,告婚期矣,敏之聞其美,強私焉;楊喪未畢,褫衰粗,奏音樂;太平公主往來外家,宮人從者,敏之悉逼亂之。后叠數怒,至此暴其惡,流雷州,表復故姓,道中自經死。
Tài liệu tham khảo


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “chú thích”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="chú thích"/> tương ứng

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia