Trung gian thiên tả

Trung gian thiên tả, gọi tắt trung tả, là danh từ dùng để miêu tả hoặc biểu thị lập trường chính trị của chính đảng hoặc tổ chức, trong quang phổ chính trị, quan điểm của chính đảng hoặc tổ chức về trung gian thiên tả, là từ trung gian kéo dài đến bên tả, nhưng không bao gồm lập trường cực tả.[1][2]

Trung gian thiên tả bao gồm chủ nghĩa tự do xã hội, chủ nghĩa dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa tiến bộ, còn có một bộ phận chính trị xanh (đặc biệt là chủ nghĩa xã hội sinh thái). Những người ủng hộ trung gian thiên tả, chấp nhận điều phối tài nguyên thị trường đặt dưới nền kinh tế hỗn hợpkhu vực công hoạt động hữu hiệu và khu vực tư phát triển mạnh mẽ. Chính sách của họ có thiên hướng thực hành sự can thiệp kinh tế có giới hạn để giành được lợi ích công cộng. Họ cũng thích thiên về chính sách chủ nghĩa bảo vệ môi trường ôn hoà, hơn nữa thường hay ủng hộ tự do cá nhân trong các vấn đề đạo đức.

Bắt nguồn từ chủ nghĩa tự doHoa Kỳchâu Âu, trung gian thiên tả nhánh tự do được gọi là chủ nghĩa tự do xã hội. Theo nghĩa này, các học giả có xu hướng khái quát hoá các nhóm thuộc cánh tả trước đây, từ đảng Dân chủ Ý đến Công đảng Anh Quốc. Chủ nghĩa cộng sản được coi là cánh tả, mà không phải là trung gian thiên tả.

Tổng quan mà nói, trung gian thiên tả là một lực lượng tích cực khẳng định sự phân phối lại của cải, phúc lợian sinh xã hội trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, phe cánh hữu, phe cực hữu, chủ nghĩa bảo thủ xanh và chủ nghĩa tự do trật tự cũng tuyên truyền an sinh xã hội và cải chính bất bình đẳng. Những người theo chủ nghĩa tự do kiểu tích cực ủng hộ nhân quyềncông bằng xã hội cho các nhóm thiểu số trong xã hội thuộc về trung gian thiên tả.

Quốc tế xã hội chủ nghĩa có tổng bộ đặt tại Luân Đôn, là một tổ chức quốc tế của chính đảng chủ nghĩa dân chủ xã hội. Bởi vì có chính đảng của nước phi dân chủ làm thành viên quốc tế xã hội chủ nghĩa, nên tổ chức quốc tế của trung gian thiên tả bị chia rẽ, thành lập một tổ chức khác tên là Liên minh Tiến bộ (PA) có tổng bộ đặt tại Berlin.

Chính đảng và tổ chức trung gian thiên tả

Châu Á

Tên nước Chính đảng
 Israel Công đảng Israel
Đảng Meretz
 Ấn Độ Đảng Đại hội Quốc dân Ấn Độ
Đảng Hội nghị Quốc dân
Đảng Xã hội Đại chúng
Đảng Samajwadi
 Sri Lanka Đảng Tự do Sri Lanka
 Hàn Quốc Đảng Chính nghĩa[3][4][5]
Đảng Dân chủ Cộng đồng[6][7]
Đảng Lao động Hàn Quốc
 Đài Loan Đảng Dân chủ Tiến bộ[8][9][10][11]
Đảng Lực lượng Thời đại[12]
Đảng Dân chủ Xã hội Đài Loan
 Thổ Nhĩ Kỳ Đảng Cánh tả Dân chủ
Đảng Nhân dân Cộng hoà
 Nhật Bản Đảng Dân chủ Lập hiến[13]
Đảng Dân chủ Quốc dân[14]
   Nepal Đảng Đại hội Nepal
 Pakistan Đảng Nhân dân Pakistan
 Palestine Fatah
 Liban Đảng Xã hội Tiến bộ
 Hồng Kông Công đảng Hồng Kông
Mặt trận Dân chủ Xã hội
Đồng minh Tân Dân chủ
Hội liên hiệp Công đoàn Hồng Kông
 Malaysia Đảng Hành động Dân chủ
 Myanmar Liên minh Dân chủ Toàn quốc
 Mông Cổ Đảng Nhân dân Mông Cổ

Châu Mĩ

Tên nước Chính đảng
 Hoa Kỳ Đảng Dân chủ[15][16]
 Uruguay Đảng Colorado
 Canada Đảng Tự do Canada[17]
Đảng Tân Dân chủ
Đảng Xanh Canada
 Argentina Liên minh Công dân Cấp tiến
Đảng Xã hội Argentina
 Costa Rica Đảng Giải phóng Dân tộc
 Brasil Công đảng Dân chủ
Đảng Xã hội Brazil
 Chile[18] Đảng Xã hội Chile
Đảng Đấu tranh vì Dân chủ
Đảng Dân chủ Xã hội Cấp tiến
 México Phong trào Phục hưng Quốc gia[19]
Đảng Cách mạng Dân chủ

Châu Âu

Tên nước Chính đảng
 Iceland Liên minh - Đảng Dân chủ Xã hội Iceland
 Ireland Công đảng Ireland
Đảng Xanh
 Anh Quốc Công đảng Anh Quốc
Đảng Dân chủ Tự do
Đảng Xanh England và Wales
 Ý Đảng Dân chủ Ý
Đảng Union
 Estonia Đàng Trung gian Estonia
 Áo Đảng Dân chủ Xã hội Áo
 Hà Lan Công đảng Hà Lan
Dân chủ 66
 Hy Lạp Phòng trào Xã hội chủ nghĩa Toàn Hi Lạp
Liên minh Cánh tả Cấp tiến[20][21]
 Croatia Đảng Dân chủ Xã hội Croatia
Đảng Nhân dân Croatia - Đảng Dân chủ Tự do
 Thụy Sĩ Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Sĩ
 Thụy Điển Đảng công nhân Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển
Đảng Môi trường xanh Thuỵ Điển
Tây Ban Nha Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha
 Slovakia Phương hướng - Đảng Dân chủ Xã hội
 Serbia Đảng Dân chủ Serbia
 Cộng hòa Séc Đảng Dân chủ Xã hội Séc
 Đan Mạch Đảng Dân chủ Xã hội Đan Mạch
Đảng Tự do Xã hội Đan Mạch
 Đức Đảng Dân chủ Xã hội Đức
Liên minh 90/Đảng Xanh
 Na Uy Công đảng Na Uy
Đảng Xanh Na Uy
 Hungary Đảng Xã hội Hungary
Liên minh Dân chủ Tự do
Liên minh Dân chủ
 Phần Lan Đảng Dân chủ Xã hội Phần Lan
Liên minh Xanh
 Pháp Đảng Xã hội
Phòng trào Cấp tiến
Sinh thái châu Âu - Đảng Xanh
 Ba Lan Liên minh Cánh tả Dân chủ
Đảng Dân chủ Xã hội Ba Lan
Đảng Dân chủ - demokraci.pl
 Bồ Đào Nha Đảng Xã hội
 Litva Đảng Dân chủ Xã hội Litva
Đảng Lao động Litva 
Tân Liên minh (đảng Tự do Xã hội)
 România Đảng Dân chủ Xã hội Romania[22]
 Nga Nga Công chính - Người yêu nước - Vì chân lí

Châu Đại Dương

Tên nước Tên đảng
 Úc Công đảng Úc
Đảng Xanh Úc
 New Zealand Công đảng New Zealand

Châu Phi

Tên nước Tên đảng
 Ai Cập Đảng Dân chủ Xã hội Ai Cập
 Tunisia Diễn đàn Dân chủ vì Lao động và Tự do
Đại hội Bảo vệ Cộng hoà
 Nam Phi Đại hội Quốc dân người châu Phi
Đại hội Quốc dân

Tham khảo

  1. ^ Oliver H. Woshinsky. Explaining Politics: Culture, Institutions, and Political Behavior. New York: Routledge, 2008. p. 146.
  2. ^ Oliver H. Woshinsky. Explaining Politics: Culture, Institutions, and Political Behavior. New York: Routledge, 2008. p. 143.
  3. ^ Lansford, Tom (ngày 25 tháng 4 năm 2017). Political Handbook of the World 2016-2017. CQ Press. tr. 827. ISBN 9781506327150.
  4. ^ Petricic, Saša (ngày 24 tháng 9 năm 2017). “The 'frightened dog' and the 'rocket man': Trump-Kim war of words causes rising tensions”. CBC News. CBC. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
  5. ^ “South Korea: Economic and Political Overview”. Nordea Trade. Nordea. 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ “Democratic Party of Korea - History & Members”. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ “Democratic Party of Korea (DP), Korean Daeburo Minjudang, centrist-liberal political party in South Korea”. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ Qi, Dongtao (ngày 11 tháng 11 năm 2013). “Globalization, Social Justice Issues, Political and Economic Nationalism in Taiwan: An Explanation of the Limited Resurgence of the DPP during 2008–2012”. The China Quarterly. 216: 1018–1044. doi:10.1017/S0305741013001124. Furthermore, the studies also suggest that the DPP, as a centre-left party opposed to the centre-right KMT, has been the leading force in addressing Taiwan's various social justice issues.
  9. ^ Chou, Hsuan-Yi. “Celebrity Political Endorsement Effects: A Perspective on the Social Distance of Political Parties”. International Journal of Communication. 9. ISSN 1932-8036.
  10. ^ Huang, Li-Li. “Taiwanese consciousness vs. Chinese consciousness: The national identity and the dilemma of polarizing society in Taiwan”. Societal and Political Psychology International Review. 1 (1): 119–132. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ “Hurry up: Taiwan's president has upset both business and workers”. The Economist. ngày 26 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2018.
  12. ^ Lansford, Tom (biên tập). Political Handbook of the World. 1 . CQ Press. tr. 321. ISBN 978-1-5443-2713-6. ISSN 0193-175X.
  13. ^ “Yukio Edano elected chief of new CDP, Japan's top opposition party”. ジャパン・タイムス. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2020.
  14. ^ “中道左派政党の弱体化の要因を組織票から探る 池田 文 講師”. Waseda Institute for Advanced Study (WIAS) 早稲田大学 高等研究所. ngày 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021. line feed character trong |publisher= tại ký tự số 43 (trợ giúp)
  15. ^ N. Scott, Arnold (ngày 7 tháng 4 năm 2011). Imposing Values: Liberalism and Regulation. Oxford University Press. tr. 3. ISBN 9780199705290. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)"Modern liberalism occupies the left-of-center in the traditional political spectrum and is represented by the Democratic Party in the United States".
  16. ^ Starr, Paul (2012). “Center-Left Liberalism”. The Oxford Companion to American Politics. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2017.
  17. ^ David Rayside (2011). Faith, Politics, and Sexual Diversity in Canada and the United States. UBC Press. tr. 22. ISBN 978-0-7748-2011-0.
  18. ^ コンセルタシオン・デモクラシアを参照。
  19. ^ Deslandes, Ann (ngày 30 tháng 6 năm 2018). “Mexico election: Voters pin hopes on left-wing populist Andres Manuel Lopez Obrador”. ABC. Australian Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2018.
  20. ^ "Tsipras rules out SYRIZA shift to the center-left" Lưu trữ 2020-05-06 tại Wayback Machine. Independent Balkan News (2019年3月5日).]
  21. ^ John Milios (December 2016). "SYRIZA: From 'Subversion' to Centre-Left Pragmatism" (PDF). National Technical University of Athens.
  22. ^ “Romania”. Europe Elects. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2020.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia