Trận Valmy

Trận Valmy
Một phần của Chiến tranh Cách mạng Pháp

Trận Valmy, một thắng lợi quyết định của quân đội cách mạng Pháp.
Thời gian20 tháng 9 năm 1792
Địa điểm
Kết quả Bế tắc chiến thuật[1]
Thắng lợi chiến lược của quân Pháp,[1] liên quân Áo-Phổ phải triệt thoái.[2]
Tham chiến
Pháp Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ
Quân chủ Habsburg Họ Habsburg
Chỉ huy và lãnh đạo
Charles François Dumouriez,
François Christophe Kellermann
Vương quốc Phổ Duke of Brunswick
Quân chủ HabsburgVương công Hohenlohe
Quân chủ HabsburgCount of Clerfayt
Lực lượng
32.000 34.000
Thương vong và tổn thất
300 184

Trận Valmy, diễn ra ngày 20 tháng 9 năm 1792, là một trận đánh trong cuộc chiến tranh Cách mạng Pháp. Cuộc chiến diễn ra giữa quân Pháp do Charles François Dumouriez chỉ huy và liên quân Phổ - Áo do Karl Wihelm Ferdinand chỉ huy. Quân Pháp đông hơn đã giành lợi thế trong trận chiến này, làm nên đại thắng đầu tiên của Cách mạng Pháp và cũng là thắng lợi đầu tiên của "Quân đội Nhân dân" trong lịch sử, thể hiện sức mạnh của một đội quân kiểu mới[1][3].[4]

Quân Pháp do Kellerman chỉ huy chọn Valmy là cứ điểm vững mạnh dễ bề phòng thủ. Hai bên nã pháo chẳng ai thắng ai thua trong trận đấu pháo lớn nhất trong lịch sử châu Âu đến thời điểm đó.[3][5] Quân Phổ đã tiến công bất thành do sĩ khí kém cỏi, không thể nào tiêu diệt lực lượng Bộ binh tình nguyện Pháp và do đó họ phải dừng chân.[1][2] Brunswick không dám đối đầu với quân Pháp đông hơn dù nhiều binh sĩ Pháp vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu[3]. Tổn thất của hai bên đều ít ỏi. Trận đánh này bất phân thắng bại về mặt chiến thuật, do đó xem ra nó chẳng mấy nổi bật.[6] Tuy thế, về mặt chiến lược, nó là một trong những trận đánh quyết định nhất trong lịch sử thế giới,[7] và là một chiến thắng to lớn của Cách mạng Pháp: trận đánh này đã đập tan mọi hy vọng của Liên minh thứ nhất về việc tiêu diệt cao trào Cách mạng Pháp.[1] Do đó, trận chiến Valmy được Đại thi hào Goethe (người Đức) coi là sự kiện mở ra một trang sử mới cho lịch sử nhân loại.[6]

Trận đánh này góp phần chấm dứt thời kỳ của các cuộc chiến tranh triều đại và mở ra thời đại của các cuộc chiến tranh dân tộc.[1] Do thiếu tiếp tế và bệnh dịch trong quân ngũ, Brunswick rút về Đức.[5] Nước Pháp Cách mạng sau thắng lợi này đã chuyển sang thế chủ động và đánh bại quân Áo ở trận Jemappes.[1]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g Spencer Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, các trang 260-261.
  2. ^ a b S. P. Mackenzie, Revolutionary armies in the modern era: a revisionist approach, trang 41
  3. ^ a b c Theodore Ropp, War in the Modern World, các trang 106-107.
  4. ^ S. P. Mackenzie, Revolutionary armies in the modern era: a revisionist approach, các trang 33-35.
  5. ^ a b Gunther Erich Rothenberg, The art of warfare in the age of Napoleon, trang 33
  6. ^ a b Sydney Seymour Biro, The German policy of revolutionary France: a study in French diplomacy during the war of the first coalition, 1792-1797, trang 79
  7. ^ Theodore Ropp, War in the Modern World, trang 242

Tham khảo

  • Blanning, T. C. W. (1996). The French Revolutionary Wars 1787-1802. London: Arnold. ISBN 0340645334
  • Creasy, Edward Shepherd (1851). The Fifteen Decisive Battles of the World, from Marathon to Waterloo. New York: Harper & Brothers. OCLC 5026550. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2011.
  • Doyle, William (2002). The Oxford History of the French Revolution. Oxford: Oxford University Press. ISBN 9780199252985.
  • Schama, Simon (1989). Citizens: A Chronicle of the French Revolution. New York: Vintage Books. ISBN 0679726101.
  • Soboul, Albert (1975). The French Revolution 1787–1799. New York: Vintage. tr. 269. ISBN 039471220X. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
  • Theodore Ropp, War in the Modern World, JHU Press, 31-05-2000. ISBN 0801864453.
  • S. P. Mackenzie, Revolutionary armies in the modern era: a revisionist approach, Routledge, 11-12-1997. ISBN 0415096901.

Liên kết ngoài