Trận Limanowa-Lapanów

Trận Limanowa-Lipanów
Một phần của Mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Cuộc chiến mùa đôngdãy núi Karpat.
Thời gian3[1]12 tháng 12 năm 1914[2]
Địa điểm
Kết quả Liên quân Áo-Hung - Đức giành thắng lợi quyết định[3]; chấm dứt kế hoạch tấn công Áo, Đức của quân Nga.[4]
Tham chiến
 Đế quốc Nga  Đế quốc Áo-Hung
 Đế quốc Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Đế quốc Nga N. J. Ivanov[4]
Đế quốc Nga Radko Dimitriev[5]
Đế quốc Áo-Hung Conrad von Hötzendorf[6]
Đế quốc Áo-Hung Joseph Ferdinand[7]
Đế quốc Áo-Hung Joseph Roth[7]
Lực lượng
Đế quốc Nga Tập đoàn quân số 3[7]

Đế quốc Áo-Hung Tập đoàn quân số 4[7]

Thương vong và tổn thất
14.000 quân bị thương, 4.000 quân bị bệnh, không rõ số quân tử trận [8]

Trận Limanowa-Lapanów[4] là một trận đánh trên Mặt trận phía Đông trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất[5], diễn ra từ ngày 6[1] cho đến ngày 12 tháng 12 năm 1914.[2] Trong trận đánh này, dưới sự chỉ đạo của Tổng tham mưu trưởng Quân đội ÁoFranz Graf Conrad von Hötzendorf, Tập đoàn quân số 4 của Đế quốc Áo-Hung dưới quyền Đại Công tước Joseph Ferdinand cùng với Lê dương Ba Lan của Józef Piłsudski và một Sư đoàn trừ bị của Đế quốc Đức[1] đã giành thắng lợi quyết định trước Tập đoàn quân số 3 của Đế quốc Nga dưới quyền tướng Radko Dimitriev.[3][7] Chiến thắng của quân Áo-Hung và Đức trong trận Limanowa đã khiến cho kế hoạch tấn công Đức thông qua Áo-Hung của tướng Nga N. J. Ivanov bị phá sản.[4] Tướng Erich Ludendorff của Đức đã đánh giá cao thắng lợi của quân đội Áo-Hung tại Limanowa,[1] đồng thời trận chiến này cũng cho thấy sự hợp tác thành công giữa quân đội Đức và Áo-Hung.[9]

Quân Nga đã chiếm giữ sông WislaIvangorod và Dimitriev đã tiến quân về hướng Tây Nam để vây hãm Kraków[5]. Vào ngày 3 tháng 12 năm 1915, Conrad phát động phản công[1] bên sườn trái của quân Nga. Cho đến ngày 6 tháng 12 năm 1915, cuộc tiến công của các Sư đoàn của tướng Joseph Roth đã chặn đứng quân của Dimitriev và buộc ông này phải gọi viện binh. Tướng Aleksei Brusilov - Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 của Nga - đã đem hai quân đoàn đến đánh bọc sườn phải của quân đội Roth và giai đoạn hai của trận chiến mở đầu vào ngày 8 tháng 12 năm 1915: quân Nga đã thất bại và sự vắng mặt của hai quân đoàn đã khiến cho quân đoàn còn lại của Brusilov phải đương đầu với Tập đoàn quân số 3 của Áo. Ngày hôm đó, Tập đoàn quân số 3 cũng tấn công, đập tan mối đe dọa của Brusilov vào Hungary và giảm áp lực cho Roth do hai quân đoàn kia buộc phải triệt thoái[7]. Quân Áo, Đức đã tiến được 64 km và vào ngày 15 tháng 12 năm 1915, quân đội Nga đã triệt thoái về một chiến tuyến dọc theo sông Dunajec.[1][7]

Quân Nga bị thiệt hại không nhỏ, trong khi quân đội Áo-Hung đã thể hiện khả năng của mình trong trận chiến này, mặc dù họ sẽ không còn chiến đấu tốt như thế nữa trong những trận đánh về sau.[7] Thắng lợi của quân Áo-Hung trong cuộc phản kích tại Limanowa-Lapanów đã cải thiện tình hình cho họ: Kraków đã được giải nguy và cuộc thọc sâu của quân đội Nga về cực tây trong cuộc chiến tranh cũng bị bẻ gãy.[1][10]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g Lawrence Sondhaus, World War One: The Global Revolution, các trang 88-89.
  2. ^ a b Geoffrey Jukes, The First World War: The War To End All Wars, trang 13
  3. ^ a b c Nigel Thomas, The German Army in World War I (1): 1914-15, trang 11
  4. ^ a b c d Spencer C. Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 958
  5. ^ a b c Tony Jacques, Dictionary of Battles and Sieges: F-O, trang 58
  6. ^ Lawrence Sondhaus, Franz Conrad Von Hötzendorf: Architect of the Apocalypse, trang 162
  7. ^ a b c d e f g h Geoffrey Jukes, The First World War: The Eastern Front 1914-1918, trang 29
  8. ^ Sir James Edward Edmonds, A short history of World War I., trang 67
  9. ^ Lawrence Sondhaus, World War One: The Global Revolution, trang 142
  10. ^ Peter Jung, The Austro-Hungarian Forces in World War I (1): 1914-16, trang 10

Đọc thêm

  • John Keegan: Der Erste Weltkrieg - Eine europäische Tragödie. – Rowohlt Taschenbuchverlag, Hamburg 2001. – ISBN 3-499-61194-5.
  • Manfried Rauchensteiner: Der Tod des Doppeladlers: Österreich-Ungarn und der Erste Weltkrieg. – Graz, Wien, Köln: Styria, 1993. – ISBN 3-222-12116-8.
  • Norman Stone: The Eastern Front 1914-1917. – Hodder and Stoughton, London 1985. – ISBN 0-340-36035-6.
  • Christian Zenter: Der Erste Weltkrieg. – Mowegi-Verlag, Rastatt 2000. – ISBN 3-8118-1652-7.