Trận Aschaffenburg

Trận chiến Aschaffenburg
Một phần của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ
Thời gian14 tháng 7 năm 1866 [1][2]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Phổ giành chiến thắng[4], chiếm được Aschaffenberg. Thiệt hại nặng nề cho quân đội Liên minh các quốc gia Đức.[5]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Đế quốc Áo (1804–1867) Đế quốc Áo
Đại Công quốc Hesse
Tuyển hầu quốc Hesse
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ August Karl von Göben[6] Đế quốc Áo (1804–1867) Tướng Bá tước Neipperg[7]
Lực lượng
Vương quốc Phổ Sư đoàn số 13 [8] Đế quốc Áo (1804–1867) Sư đoàn Áo thuộc Quân đoàn số 8 của Liên minh [7][9]
Thương vong và tổn thất
5 sĩ quan và 22 binh lính tử trận, 12 sĩ quan và 132 binh lính bị thương, 9 binh lính mất tích[10]
Tổng cộng: 17 sĩ quan và 163 binh lính thương vong [11]
3 sĩ quan và 223 binh lính tử trận, 20 sĩ quan và 464 binh lính bị thương (tổng cộng: 17 sĩ quan và 683 binh lính chết và bị thương), 21 sĩ quan và 1.783 binh lính bị bắt [10][11]

Trận Aschaffenburg là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866[12], đã diễn ra vào ngày 14 tháng 7 năm 1866, tại Aschaffenburg[5], Vương quốc Bayern (cách Frankfurt am Main 23 dặm Anh), giữa quân đội PhổLiên minh các quốc gia Đức.[13] Trong trận chiến này, sư đoàn số 13 của Vương quốc Phổ dưới quyền chỉ huy của Trung tướng August Karl von Göben[8] đã giành chiến thắng trước sư đoàn Áo thuộc Quân đoàn số 8 của Liên minh dưới sự chỉ huy của tướng Bá tước Neppeirg và một số lực lượng HessenDarmstadtKassel, buộc quân đội Liên minh phải rút chạy về hướng nam với thiệt hại rất nặng nề.[7][10][14] Trong khi đó, với thắng lợi dễ dàng này, Binh đoàn Main của Phổ do Thượng tướng Bộ binh Eduard Vogel von Falckenstein chỉ huy[15] chỉ chịu thiệt hại nhẹ.[10] Cũng như thắng lợi của ông tại trận Kissingen trước đó, tài nghệ của tướng Von Göben được xem là nguyên nhân chủ yếu cho thành công của các lực lượng Phổ trong trận chiến tại Aschaffenburg,[16] ngoài ra tinh thần chủ bại của binh lính người gốc Venezia trong quân ngũ của Áo cũng tạo điều kiện cho quân Phổ thắng trận.[17] Tiếp theo sau chiến thắng tại Aschaffenburg, Binh đoàn Main của Falckenstein đã tiến đánh Frankfurt am Main và đánh chiếm được thành phố cổ này.[5][18]

Sau những chiến thắng tại HammelburgKissingen của các sư đoàn thuộc Binh đoàn Main của tướng Falckenstein, viên tướng Phổ đã làm chủ được chiến tuyến sông Saale và tạm thời đánh gục sức mạnh tấn công của quân đội Bayern. Sau đó, ông chuyển tầm nhìn của mình sang Quân đoàn số 8 của Liên minh các quốc gia Đức do Vương công Alexander xứ Hessen-Darmstadt chỉ huy. Theo thượng lệnh của ông, sư đoàn của Von Göben sẽ tiến đánh Aschaffenburg qua Laufach, nơi quân đội của Đại Công quốc Hesse đang án ngữ.[9] Vào ngày 13 tháng 7, nhận được tin về bước tiến của quân đội Phổ, Alexander đã phái một lữ đoàn Áo của Trung tướng Neipperg đến Aschaffenburg.[10] Quân Hessen đã tiến công đội tiền binh của Göben trong trận Laufach nhưng bị quân Phổ đánh tan tác.[9][18] Cho đến sáng ngày 14 tháng 7, phần lớn sư đoàn của Neipperg đã có mặt tại Aschaffenburg (bản thân ông đã đến vào đêm ngày 13 tháng 7). Được biết về bước tiến của đối phương, Neipperg đã đóng quân ở phía trước và các vùng phụ cận của Aschaffenbirg. Do có nhầm lẫn, sư đoàn số 3 của Hesse – trái với nhiệm vụ phòng ngự bờ trái sông Main – của mình, đã rời khỏi vị trí mà chỉ để lại một số đơn vị[10] hỗ trợ cho Neipperg.[7] Sáng ngày 14 tháng 7, quân đội Phổ đã khởi đầu cuộc tiến công của mình. Dưới sự yểm trợ của lực lượng pháo binh ưu việt và địa hình thuận lợi, quân Phổ đã giành được lợi thế. Mũi tấn công chính của quân Phổ nhằm vào cánh phải của quân Áo, với dự kiến thọc sâu vào những đoạn đường chật hẹp của thị trấn và cắt đứt đường rút chạy của quân Áo. Quân Phổ đã mau chóng chiếm được phần lớn các vị trí tại đây, và khai hỏa về phía ngọn cầu. Viên tướng Áo ở cánh phải và Neipperg ở cánh trái thua trận, song họ rút quân trong trật tự. Pháo binh Áo đã rút lui qua thị trấn, cũng như quân kỵ binh Hesse-Cassel, song họ chịu thiệt hại nặng nề khi qua cầu. Giao tranh trên đường phố và trên cầu không diễn ra quyết liệt và quân đội Phổ nhanh chóng giành thắng lợi toàn diện. Một số lực lượng của Liên minh và pháo binh Hesse không đến được thị trấn, phải chạy dọc theo trạm xe lửa trước khi vượt qua sông Main.[10]

Trong trận đánh này, quân đội Phổ đã bắt được một số lượng lớn tù binh mà phần lớn là người gốc Ý[7]. Cũng giống như trong chiến thắng Laufach vào ngày hôm trước, khí hậu nóng bức và sự mệt nhoài của binh tướng Phổ đã khiến cho họ không thể truy kích đội quân bại trận. Tuy nhiên, lính gác trại của Falckenstein đã bắt giữ được vài trăm tù binh.[10]

Chú thích

  1. ^ Henry Smith Williams, The historians' history of the world, trang 492
  2. ^ Alexander Charles Ewald, The last century of universal history, trang 222
  3. ^ "The reconstruction of Europe; a sketch of the diplomatic and military history of continental Europe"
  4. ^ Viscount James Bryce Bryce, Holland Thompson, Sir William Matthew Flinders Petrie, The Book of History: Europe in the nineteenth century, trang 5079
  5. ^ a b c Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A Guide to 8,500 Battles from Antiquity Through the Twenty-First Century, Tập 1, trang 74
  6. ^ James Louis Garvin, Franklin Henry Hooper, Warren E. Cox, The Encyclopedia britannica, Tập 10, trang 467
  7. ^ a b c d e Henry Montague Hozier, The seven weeks' war: its antecedents and its incidents, các trang 306-307.
  8. ^ a b Walter Yust, The Encyclopædia britannica, Tập 10, trang 467
  9. ^ a b c "Germany, 1815-1890"
  10. ^ a b c d e f g h Sir Alexander Malet, The Overthrow of the Germanic Confederation by Prussia in 1866, các trang 281-284.
  11. ^ a b George J. Robert Glünicke, The campaign in Bohemia, 1866, trang 209
  12. ^ Theodor Fontane, Der deutsche Krieg von 1866, Tập 2, trang 172
  13. ^ Samuel Rhoads, Enoch Lewis (biên tập), Friends' Review: A Religious, Literary and Miscellaneous Journal, Tập 19, trang 783
  14. ^ Cassell, ltd, John Cassell's illustrated history of England. The text, to the reign of Edward i by J.F. Smith; and from that period by W. Howitt, trang 230
  15. ^ Haugh Chisholm, The Encyclopædia britannica: a dictionary of arts, sciences, literature and general information, Tập 24, trang 714
  16. ^ Julius von Pflugk-Harttung, Sir John Frederick Maurice, The Franco-German war, 1870-71, trang 361
  17. ^ M.E. THALHEIMER, A MANUAL OF MEDIAEVAL AND MODERN HISTORY, trang 425
  18. ^ a b Elizabeth Peake, History of the German emperors and their contemporaries, trang 561

Đọc thêm

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia