Trần Nguyên Hãn
Trần Nguyên Hãn (chữ Hán: 陳元扞, 1390–1429) là nhà quân sự Đại Việt thời Trần - Lê sơ. Ông là người thuộc dòng dõi nhà Trần, nổi bật với việc tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống sự đô hộ của đế quốc Minh. Ông từng giữ chức Tư đồ (1424–1425), Thái úy (1427), chỉ huy các trận đánh giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425–1426), bao vây Đông Quan, công phá thành Xương Giang và chặn đường tiếp tế của quân Minh trong Trận Chi Lăng – Xương Giang (1427). Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức Lê Thái Tổ (1428). Trần Nguyên Hãn được phong làm Tả tướng quốc. Nhưng về sau vì tính đa nghi, Thái Tổ bắt tội ông khiến ông tự sát. Đến đời Hoàng đế Lê Nhân Tông, ông mới được ân xá và khôi phục chức vị. Nguồn gốcTheo cuốn sách Đại Việt thông sử, Trần Nguyên Hãn người huyện Lập Thạch, cháu nội Tư đồ Trần Nguyên Đán, có học thức, giỏi binh pháp.[1] Phạm Đình Hổ[2] và Nguyễn Án trong sách Tang thương ngẫu lục, Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược và Phan Kế Bính đều cho rằng Trần Nguyên Hãn là người Hoắc Xa, huyện Quảng Oai, Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Trần Xuân Sinh bác lại ý trên. Ông nói rằng mình từng tới xã Hoắc Xa (còn được gọi là Vân Xa), nhưng dân xã này thờ Trần Khát Chân và họ – dân xã này – cũng không biết gì về Trần Nguyên Hãn cả. Từ luận cứ trên, tác giả này cho rằng Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược và Phan Kế Bính đã dựa vào Tang thương ngẫu lục mà lầm theo.[3] Sách Đại Việt thông sử viết rằng ông: Có học thức, giỏi binh pháp và là dòng dõi của Tư đồ Trần Nguyên Đán.[1] Trần Nguyên Đán là tôn thất nhà Trần, làm quan Tư Đồ, gửi gắm con mình cho Hồ Quý Ly, nên khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, họ Trần bị giết, chỉ có con cháu được Quý Ly cho sống. Đến đời con là Trần Thúc Giao, Trần Thúc Quỳnh đầu hàng, làm ngụy quan cho nhà Minh, bị nhà Hậu Trần giết cả nhà cùng 500 người, không rõ Trần Nguyên Hãn là con cháu của ai.[4] Tham gia khởi nghĩa Lam SơnGia nhập quân Lam SơnSách Đại việt thông sử chép rằng:Khi nhà Hồ mất, quân Minh xâm lược, trăm họ lầm than, Trần Nguyên Hãn nuôi chí cứu đời giúp dân. Một hôm đến lễ thần ở đền Bạch Hạc, thấy thần ở đền núi Tản Viên bảo với thần ở đền Bạch Hạc rằng trời đã sai Lê Lợi, người ở Lam Sơn làm vua nước An Nam. Vì thế ông mới vào Thanh Hóa tìm Lê Lợi, một lòng theo. Lê Lợi biết tài lược của ông, đãi ngộ rất hậu, cho dự bàn mưu kín, cho theo đánh giặc luôn lập công. Năm Ất Tỵ (1425), ông được Lê Lợi lệnh cho ông cùng Thượng tướng Lê Nỗ, chấp lệnh Lê Đa Bồ đem hơn 1000 quân và một con voi đi đánh các xứ Tân Bình, Thuận Hóa (tức là các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay).[1] Đánh Tân Bình, Thuận HóaNăm Ất Tỵ (1425), mùa thu, tháng 7, Lê Lợi phán đoán rằng thành quân Minh ở các xứ Thuận Hóa, Tân Bình đã từ lâu không thông tin tức với Nghệ An và Đông Đô, bảo các tướng: Người làm tướng giỏi ngày xưa bỏ chỗ rắn đánh chỗ mền, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, như thế chỉ dùng một nữa sức mà nên công gấp đôi. Liền sai ông cùng Thượng tướng Lê Nỗ, chấp lệnh Lê Đa Bồ đem hơn 1000 quân và một con voi đi đánh các xứ Tân Bình, Thuận Hóa.[1][5][6] Quân khởi nghĩa đến sông Bố Chính[7] thì gặp quân Minh. Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ, Lê Đa Bồ đưa quân vào chỗ hiểm yếu, bí mật mai phục ở Hà Khương để nhử giặc. Tướng Minh là Nhậm Năng đem hết quân vào, ông cùng Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ hợp binh tượng còn lại để đánh rồi giả cách thua chạy. Nhậm Năng đuổi theo, quân mai phục đánh kẹp 2 bên, quân Minh tan vỡ, bị chém và chết đuối rất nhiều.[5][6][8] Tuy thắng, nhưng quân của ông và Doãn Nỗ có ít, mà quân Minh vẫn đông, họ sai người cấp báo và xin quân. Lê Lợi sai Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biển đến. Được tin thắng trận trước đó, liền thừa thắng đánh vào các xứ Tân Bình, Thuận Hóa. Quân và dân các nơi bị quân Minh chiếm đều quy thuận, quân Minh rút vào thành cố thủ. Các xứ Tân Bình, Thuận hóa đều thuộc về nghĩa quân.[5][6][8] Tháng 9, năm Bính Ngọ (1426), Lê Lợi nhận được tin báo của Đinh Lễ về chiến thắng Tốt Động, Chúc Động liền đem quân tiến ra Bắc, hợp quân vây Đông Đô. Lê Lợi chia quân làm 3 cánh, ngày 23 tháng 10, sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị đem hơn trăm chiếc thuyền thủy quân, ngược dòng sông Đại Lũng ra cửa sông Hát, rồi thuận dòng xuôi đến bến Đông Bộ Đầu sông Lô; sai Đinh Lễ đem hơn 1 vạn quân bộ bí mật tiến đến cầu Tây Dương; Lê Lợi đích thân dẫn binh tượng đến cửa Nam ngoài thành Đại La để đánh thành Đông Quan.[6][8][9]. Đến đêm, hồi canh ba, quân 3 mặt đánh ập vào, phóng lửa đốt các nhà ở ngoài thành, khói lửa mù mịt đầy trời. Các doanh quân đóng ngoài thành của Phương Chính tranh nhau chạy vào cửa thành xác chết gối lên nhau. Quân Lam Sơn bắt hết những người trong nước buộc phải theo quân Minh và hơn trăm chiến thuyền cùng rất nhiều khí giới, nghi trượng. Quân Minh biết là quân dân các vùng gần đó đều theo về nghĩa quân, mỗi ngày một cùng quẫn, lại đắp thêm tường lũy, liều chết cố thủ, để đợi viện binh[6][8][9]. Hạ thành Xương GiangMùa thu, tháng 9 năm Đinh Mùi, Trần Nguyên Hãn được phong làm Thái úy. Lê Lợi sai Thái úy Trần Nguyên Hãn, Tư mã Lê Sát, thiếu úy Lý Triện, Nguyễn Lý, đánh thành Xương Giang.[8][10][11] Tướng chỉ huy nhà Minh là Kim Dận giữ thành này để bảo vệ con đường rút về Bắc của quân Minh, cùng với người mới nhận chức là Lý Nhậm, ra sức cố thủ. Nghĩa quân bao vây hơn 6 tháng, đánh nhau ở Khoái Châu, Lạng Giang không phân thắng bại. Nghĩa quân không lên được thành, Lê Lợi thấy viện binh của quân Minh sắp đến, mới sai các tướng, trong đó có Trần Nguyên Hãn, ra đánh gấp.Lê Lợi sai các tướng đắp đất, mở đường đánh nhau với quân Minh, đào đường ngầm, dùng câu liên, giáo, nỏ cứng, hỏa tiễn, hỏa pháo, bốn mặt cùng đánh, không đầy một giờ đã hạ được thành. Lý Nhậm và Kim Dận tự sát. Nghĩa quân thu vàng lụa, con gái đem chia đều cho binh sĩ. Vương Thông nghe tin thua trận phải làm văn tế.[8][10][11] Tham gia đánh bại viện binh nhà MinhNgày 18, tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), hai cánh viện binh nhà Minh do An Viễn hầu Liễu Thăng chỉ huy tiến vào Lạng Sơn và Kiềm quốc công Mộc Thạnh vào cửa Lê Hoa[8][10][12] Ngày 20, cánh quân do Liễu Thăng chỉ huy bị Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Trần Lựu, Lê Lãnh, Đinh Liệt, Lê Thụ đánh bạo ở Chi Lăng, Liễu Thăng bị chém ở núi Mã Yên. Sau một loạt thất bại và nhiều tướng soái chết,Thôi Tụ, Hoàng Phúc dẫn quân tiến lên, nhưng bị Lê Lý và Lê Văn An đem 3 vạn quân bao vây bốn mặt, lại dựng rào lũy ở tả ngạn sông Xương Giang để ngăn chặn[8][10][12]. Trong lúc đó Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận chuyển lương thực quân Minh. Đầu tháng 11, quân Lam Sơn tổng tấn công, quân Minh đại bại, bị giết và bắt sống toàn bộ cùng các tướng[8][10][12]. Hội thề Đông QuanHội thề này – mà về sau sách sử gọi là hội thề Đông Quan – diễn ra vào tháng 12 năm 1427 tại phía nam thành, bên bờ sông Cái. Trong danh sách những người tham gia hội thề của phía Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn đứng tên thứ hai, sau Lê Lợi[13] Chức vụ và khen thưởngKhoảng năm 1424–1425, Trần Nguyên Hãn là Tư đồ. Năm 1427, sau chiến tích hãm Đông Quan, ông được phong là Thái úy Đại Việt sử ký toàn thư ở chương X viết "Đại hội các tướng và các quan văn võ để định công, ban thưởng, xét công cao thấp mà định thứ bậc. Lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu; tư đồ Trần Hãn làm Tả tướng quốc; Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo làm Thái Bảo; đều được ban quốc tính"[8][14] Cái chếtTheo sách Đại Việt thông sử: Năm 1429, Trần Nguyên Hãn xin về hưu. Từ trước đó, Nguyên Hãn có nói riêng với người thân cận: Nhà vua có tướng như Việt vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể yên hưởng vui sướng được. Lê Lợi y cho Nguyên Hãn được về, nhưng dặn rằng cứ một năm hai lần lại vào triều chầu vua. Ông về làng làm nhiều nhà cửa, xây bằng gạch hoa và đóng thuyền chở binh khí. Có người tố cáo ông mưu phản. Lê Lợi sai lực sĩ xá nhân bắt về hỏi tội. Thuyền đi đến bến xã Đông Sơn, Trần Nguyên Hãn phẫn uất khấn trời rằng:
Nói xong bỗng trờ nổi gió to làm lật thuyền, bốn mươi hai lực sĩ xá nhân và Trần Nguyên Hãn đều chết đuối cả, chỉ có hai gia đồng thoát chết. Lê Lợi nghe tin, xuống chiếu tịch thu tất cả vợ con, ruộng đất của cải của ông. Cái chết của Trần Nguyên Hãn được Đại Việt thông sử mô tả khác nhau trong 2 thiên truyện: Đế kỷ đệ nhất ghi ông tự sát;[16] Truyện Trần Nguyên Hãn lại mô tả sau lời than của ông, gió to nổi lên làm lật thuyền khiến ông và 42 lực sĩ đều chết, chỉ có 2 gia đồng sống sót.[15] Đề thi văn sách do vua Lê Thái Tông ban hành trong khoa thi Hội năm 1442 – khoa thi Hội đầu tiên của hoàng triều Lê – có nhắc đến việc Trần Nguyên Hãn chống lại Lê Thái Tổ: "Đức Thái tổ Cao hoàng đế ta lấy được thiên hạ, nhiều phen xuống chiếu cầu hiền mà không có một ai trúng tuyển, trong khi ấy thì bọn Hãn, bọn Xảo ngầm nuôi mưu gian". Người đỗ đầu khoa thi này là Nguyễn Trực. Bài thi của Nguyễn Trực có đoạn viết về Trần Nguyên Hãn:[17]
Chi tiết này hé lộ rằng 9 năm sau khi Lê Thái Tổ mất (1433), triều đình Lê vẫn coi Trần Nguyên Hãn là tội thần. Di lụy và phục hồiNăm Diên Ninh thứ 5 (1455), nhân đại xá, vua Lê Nhân Tông ban chiếu trả lại ruộng nương của cải, để biểu dương người có công lao cũ.[18] Triều đình đời vua Lê Nhân Tông chỉ nhân dịp đại xá mà thương cho hậu duệ những người phạm tội như Lê Sát, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Xảo..., trả lại ruộng đất cũ cho họ, chứ không minh oan cho họ. Sau này, để bày tỏ tấm long khoan hậu của Hoàng Đế, Lê Thánh Tông đã truy phong cho các tội thần như Lê Sát, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Trãi v.v. tuy nhiên nhà Lê tuyệt nhiên không đả động gì đến Trần Nguyên Hãn. Nghĩa là các đời vua Lê vẫn xem ông là tội phạm. Đến đời nhà Mạc, triều đại cướp ngôi nhà Lê, ông mới được truy phong là Tả tướng quốc, Trung liệt Đại vương.[19] Nguyên nhân
Đến tháng 12, năm 1431, thổ tù Đào Cát Hãn ở Mường Lễ do thông đồng với Phạm Văn Xảo, lại liên kết với quân Ai Lao xâm lấn Mường Mỗi. Lê Lợi sai con trưởng Lê Tư Tề và tướng Lê Sát mang quân đánh, sau đó lại tự mình thân chinh. Đến tháng 1 năm 1432, Lê Lợi giết tướng Ai Lao là Kha Lại, Đào Cát Hãn phải chạy trốn, đổi Mường Lễ thành châu Phục Lễ. Đến tháng 3, khi kéo quân trở về kinh sư, làm lễ hiến phù tại Thái miếu, Lê Lợi ban tờ chiếu trong đó có chép: Năm ngoái thằng Khắc Thiệu ở Thái Nguyên mưu làm phản đích là do thằng Hãn âm mưu, năm nay Cát Hãn làm phản là do âm mưu của Xảo... phàm bầy tôi nên lấy tên Hãn, tên Xảo làm răn...[21]
Theo sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, vua Thái Tổ tuổi già, lắm bệnh, sợ ngày sau chúa nhỏ (thái tử Nguyên Long mới lên 8) cầm quyền, các đại thần như Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn "sẽ có chí khác".[24] Vì vậy, bề ngoài Lê Lợi "tỏ ra trọng vọng nhưng bên trong vẫn nghi ngờ. Bọn gian thần Trình Hoàng Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua tranh nhau dâng mật sớ khuyên vua sớm trừ đi".[25] Khi Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn đã bị trừ bỏ, vua Lê "hối hận, thương hai người bị oan", hạ lệnh cho những kẻ tố cáo ông về sau không được tố cáo ai nữa và dù có tài cũng không được dùng nữa. Khi Lê Thái Tông (Nguyên Long) lên ngôi, phụ chính Lê Sát định dùng lại bọn gian thần đó nhưng bị các quan trong triều phản đối đành phải thôi.[25]
Lời bình của Trần Quốc VượngSử gia Trần Quốc Vượng bàn về cái chết của Trần Nguyên Hãn như sau:
Gia quyến và con cháu đời sauTrần Nguyên Hãn có 3 vợ. Với 2 vợ đầu, ông có ba con trai. Lê Quý Đôn chép trong Lê triều thông sử rằng ông bị bắt về kinh sư cùng người vợ thứ ba và người con nhỏ mới sinh (hài đồng tử). Sau khi ông chết, Lê Lợi cho bắt hai mẹ con bà này về kinh quản thúc, gia sản của Trần Nguyên Hãn bị tịch thu. Con cháu ông không có ai bị giết. Theo gia phả các chi họ ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc,[28] và gia phả họ Trần Lệ sơn Quảng bình thì Trần Nguyên Hãn có ba vợ, hai người vợ đầu là:
Các công trình gắn liền với tên tuổi Trần Nguyên HãnTrần Nguyên Hãn được nhiều làng ở Sơn Đông và các vùng xung quanh lập đền thờ, nhưng "chính tự" (nơi thờ tự chính, được công nhận và ghi vào "tự điển"[32]) là đền Tả tướng. Đền này được xây ngay trên nền ngôi nhà cũ của Trần Nguyên Hãn.[cần dẫn nguồn] Nhiều di tích ở Sơn Đông hiện nay được cho là có liên quan đến các hoạt động của Trần Nguyên Hãn như rừng Thần, đầm Rạch, cống Khẩu... Ao Tó là nơi ông luyện thủy quân sau khi đã trí sĩ về nhà và cho đóng thuyền lớn. Chợ Gốm là nơi Trần Nguyên Hãn từng hành nghề bán dầu. Hiện nay, dân làng này vẫn làm nghề ép dầu bên cạnh những nghề thủ công khác như làm gốm, sơn, mộc.[cần dẫn nguồn] Trần Nguyên Hãn cũng được đúc tượng và thờ ở di tích quốc gia đền Như Độ, thuộc xã Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Lễ hội đền Như Độ diễn ra vào 14-15 tháng Giêng vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Tên của ông được đặt cho nhiều đường phố và trường học tại các thành phố Việt Nam: tại quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội), quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng), Thành phố Đồng Hới, thành phố Đà Nẵng, phường Phước Hòa Thành phố Nha Trang, Thành phố Vũng Tàu, quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hạ Long,... và ở Lập Thạch quê hương ông. Tham khảo
Chú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia