Trần Đức Nguyên

Trần Đức Nguyên là một nhà nghiên cứu và là một chuyên gia tư vấn độc lập về các vấn đề xã hội người Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều bài báo phân tích tình hình chính trị xã hội kinh tế Việt Nam đối nội và đối ngoại thu hút được chú ý của dư luận.

Trần Đức Nguyên
Chức vụ
Thành viên Hội đồng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS)
Nhiệm kỳ9/2007 – 9/2009
Chủ tịchHoàng Tụy
Viện trưởngNguyễn Quang A
Vị trí Việt Nam
Chuyên gia tư vấn thuộc Ban Nghiên cứu của Thủ tướng
Nhiệm kỳ2003 – 28 tháng 7 năm 2006
Nhiệm kỳ30 tháng 5 năm 1998 – 2003
Kế nhiệmTrần Xuân Giá
Tổ trưởng Tổ nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính ("Tổ nghiên cứu đổi mới")
Nhiệm kỳ1996 – 
Tổ phó Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính ("Tổ tư vấn cải cách") của Thủ tướng
Nhiệm kỳ5 tháng 10 năm 1993 – 
Tổ trưởngLê Xuân Trinh
Trợ lý Phó Thủ tướng Phan Văn Khải
Chuyên gia tư vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Nhiệm kỳ1991 – 
Tổ phó Tổ Biên tập Văn kiện "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" của Đại hội VII
Nhiệm kỳ6/1991 – 
Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội VI
Nhiệm kỳ9/1986 – 
Nhóm nghiên cứu của Tổng Bí thư
Nhiệm kỳ12/1982 – 
Trợ lý, Thư ký Phó Chủ tịch nước Lê Thanh Nghị
Nhiệm kỳ1980 – 
Phó Hiệu trưởng
Trường Trung cấp Kế hoạch - Thống kê
Trường Cán bộ Thống kê
Nhiệm kỳ10/1962 – 8/1969
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1933
Nghề nghiệpnhà nghiên cứu, chuyên gia về các vấn đề xã hội
Dân tộcKinh
Binh nghiệp
Tặng thưởngTập tin:Independence Order.png Huân chương Độc lập
Tập tin:Labor Order.png Huân chương Lao động

Thân thế sự nghiệp

Không có nhiều thông tin công khai về thân thế và bước đầu sự nghiệp của ông. Nhiều khả năng ông sinh vào năm 1933 căn cứ trên các dữ kiện ông nghỉ hưu đầu năm 2003[1] và ông ngoài 70 tuổi vào năm 2007[2].

Theo tài liệu "Trường Cao đẳng Thống kê - 50 năm xây dựng và phát triển" thì tháng 10 năm 1962, Trường Trung cấp Kế hoạch - Thống kê (tiền thân của trường Cao đẳng Thống kê) thành lập trên cơ sở sáp nhập hai trường Trung cấp Thống kê và Nghiệp vụ Kế hoạch, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng của trường[3]. Tháng 1 năm 1966, khi Trường Trung cấp Kế hoạch - Thống kê đổi tên thành Trường Cán bộ Thống kê, ông vẫn lưu nhiệm ở chức vụ Phó Hiệu trưởng và giữ chức vụ này cho đến tháng 8 năm 1969 thì được điều chuyển về Tổng cục Thống kê[4] rồi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Văn phòng Trung ương Đảng.

Giữa năm 1980, ông là Trợ lý và Thư ký của Ủy viên Thường trực Ban bí thư, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lê Thanh Nghị, đảm trách việc soạn thảo và biên tập nhiều bài nói quan trọng về vấn đề khoán sản lượng cho xã viên hợp tác xã.[5]

Cuối tháng 12 năm 1982, ông tham gia nhóm nghiên cứu của Tổng bí thư, cùng tham gia công tác cố vấn cho Tổng bí thư Trường Chinh trong các vấn đề về xã hội và kinh tế.[6]

Cuối tháng 9 năm 1986, ông được cử tham gia bổ sung vào Tổ biên tập văn kiện Đại hội VI và được phân công trách nhiệm hệ thống hóa lại ba quan điểm cải cách gồm cơ cấu phát triển kinh tế nhiều thành phần (thay vì chỉ có quốc doanh và tập thể); chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư (tập trung làm hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay vì hàng công nghiệp; bỏ, hoãn các dự án lớn nhưng không hiệu quả...) và đổi mới quản lý (thay vì tập trung quan liêu bao cấp bằng tự chủ và cơ cấu mở).[2][7]

Tháng 6 năm 1991, ông được cử tham gia vào Tổ biên tập văn kiện "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" của Đại hội VII với cương vị Tổ phó[8]. Sau kỳ Đại hội này, ông được cử làm Trợ lý cho Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phan Văn Khải, đồng thời là một chuyên gia tư vấn theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt[8]. Ngày 5 tháng 10 năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Tổ phó Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính (gọi tắt là "Tổ tư vấn cải cách") trực tiếp giúp Thủ tướng trong việc hoạch định chương trình tiến hành cải cách từng thời gian, kiến nghị các chủ trương, chính sách theo tinh thần đổi mới, tham gia soạn thảo hoặc giám định và hoàn chỉnh các văn bản thể chế mang nội dung đổi mới chính sách.[9]

Năm 1996, Tổ tư vấn cải cách được tổ chức lại thành Tổ nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính (gọi tắt là "Tổ nghiên cứu đổi mới"). Ông được bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ nghiên cứu đổi mới[1]. Ngày 30 tháng 5 năm 1998, Thủ tướng Phan Văn Khải nâng cấp Tổ nghiên cứu đổi mới thành Ban Nghiên cứu của Thủ tướng[10]. Ông được cử làm Trưởng ban và giữ cương vị này cho đến khi nghỉ hưu vào đầu năm 2003. Người kế nhiệm ông trong cương vị Trưởng ban là nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá.[1]

Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn được Thủ tướng Phan Văn Khải mời tiếp tục làm chuyên gia tư vấn của Ban. Tuy nhiên, ngày 28 tháng 7 năm 2006, Thủ tướng kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định Giải thể Ban Nghiên cứu và Tổ Nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng[11][12]. Ông cùng các thành viên cũ của Ban Nghiên cứu đã thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển (Institutes of Development Studies - IDS), một tổ chức nghiên cứu và tư vấn độc lập với sứ mệnh nghiên cứu, tư vấn các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội; đưa ra các giải pháp, những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức (doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước và các tổ chức khác).

Vinh danh

Ghi chú

  1. ^ a b c Thủ tướng Võ Văn Kiệt với các chuyên gia tư vấn (Kỳ 2)
  2. ^ a b "Thuyền trưởng" của đổi mới
  3. ^ Chương II: "Trường Thống kê trong giai đoạn thự hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965) Lưu trữ 2010-03-29 tại Wayback Machine"
  4. ^ “Chương III: "Trường Cán bộ Thống kê trong 10 năm vừa xây dựng CNXH vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1966-1975)”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ "Cấp ủy nào ra nghị quyết đầu tiên về khoán sản trong nông nghiệp?", Kỳ III: "Thuyết phục và đấu tranh trong Đảng"[liên kết hỏng]
  6. ^ "Đêm trước" đổi mới: Chuyển đổi vô hình
  7. ^ Đêm trước đổi mới: Chiến thắng chính mình
  8. ^ a b Thủ tướng Võ Văn Kiệt với các chuyên gia tư vấn (Kỳ 1)
  9. ^ QUyết định 494/TTg năm 1993[liên kết hỏng]
  10. ^ Quyết định 473/QĐ-TTg năm 1998[liên kết hỏng]
  11. ^ Quyết định 1008/QĐ-TTg năm 2006[liên kết hỏng]
  12. ^ Giải thể Ban Nghiên cứu và Tổ Nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ[liên kết hỏng]
  13. ^ Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ trao Huân chương cao quý của Đảng và Nhà nước[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia