Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Hanoi Metropolitan University
Địa chỉ
  • Cơ sở 1: Số 98 phố Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy.
  • Cơ sở 2: Đường 131 thôn Đạc Tài, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn.
  • Cơ sở 3: Số 6 phố Vĩnh Phúc, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.
  • Cơ sở 4: Thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín
, ,
Thông tin
Tên khácHNM (mã đại học)
LoạiĐại học công lập
Thành lập
  • 1 tháng 6 năm 1959; 65 năm trước (1959-06-01)
  • 31 tháng 12 năm 2014; 9 năm trước (2014-12-31)
Hiệu trưởngTS. Đỗ Hồng Cường
Websitehttps://hnmu.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtHNMU
Thành viên củaỦy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS TS. Nguyễn Văn Tuân TS. Bùi Quốc Hoàn

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi Metropolitan University) là trường đại học công lập đầu tiên do UBND thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý thành lập ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Lịch sử hình thành

Ngày 31/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.[1][2]

Năm học đầu tiên của trường (1959-1960) có 05 lớp đào tạo giáo viên cấp I, hệ 7+1 và 05 lớp bồi dưỡng giáo viên cấp I toàn cấp, 02 lớp đào tạo giáo viên cấp II (01 lớp Tự nhiên, 01 lớp Xã hội), đầu vào là học sinh đã học xong lớp 10/10 phổ thông. Năm học 1962 – 1963, Bộ Giáo dục cho phép trường đào tạo thí điểm giáo viên cấp II hệ 10+1 với đầu vào là học sinh tốt nghiệp lớp 10 phổ thông (hệ phổ thông 10 năm). Số lượng đào tạo khóa đầu là 150 sinh viên được chia làm ba ban: Văn – Sử, Toán – Lí, Hóa – Sinh – Địa. Cùng với việc đào tạo chính quy, Trường mở hệ đào tạo giáo viên cấp II tại chức hệ 7+2 cho các giáo viên cấp I lên trình độ Sư phạm trung cấp. Ngoài ra, Trường mở 2 lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng cấp I có trình độ tương đương giáo viên cấp II. Kết thúc năm học 1962 – 1963, Trường chấm dứt tuyển sinh cho hệ đào tạo 7+2, chuyển hoàn toàn sang hệ đào tạo 10+1.

Ngày 26/12/2016, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định sáp nhập Trường TC Kinh tế – Kĩ thuật đa ngành Sóc Sơn vào Trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Trường ĐH Thủ đô Hà Nội trở thành trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội và các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ công tác đào tạo phát triển Nhà trường theo mục tiêu xác định, đúng quy định của pháp luật.[3]

Đào tạo

Trình độ đại học

STT Tên ngành
1 Giáo dục Tiểu học
2 Giáo dục Mầm non
3 Quản lý Giáo dục
4 Giáo dục công dân
5 Ngôn ngữ Anh
6 Việt Nam học
7 Ngôn ngữ Trung Quốc
8 Sư phạm Toán học
9 Sư phạm Lịch sử
10 Sư phạm Vật lý
11 Công nghệ thông tin
12 Công tác xã hội
13 Giáo dục đặc biệt
14 Sư phạm Ngữ văn
15 Chính trị học
16 Quản trị kinh doanh
17 Luật
18 Toán ứng dụng
19 Quản trị khách sạn
20 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
21 Công nghệ kỹ thuật môi trường
22 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
23 Quản lý công

Trình độ sau đại học

STT Tên ngành
1 Thạc sĩ Quản lý giáo dục
2 Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh
3 Tiến sĩ Quản lý giáo dục

Thành tích

Một số hoạt động nổi bật

Chậm chi trả trợ cấp sinh hoạt cho hàng trăm sinh viên sư phạm

  • Hơn 500 sinh viên sư phạm của trường Đại học Thủ Đô Hà Nội chưa được nhận khoản trợ cấp sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng, dù đã kết thúc năm nhất. Sau khi kết thúc năm học 2021-2022 vào đầu tháng 7, hơn 500 sinh viên sư phạm năm nhất (khóa tuyển sinh năm 2021) của trường Đại học Thủ đô Hà Nội chưa được chi trả 3,63 triệu đồng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng trong năm học vừa qua.[8]
  • Lý giải việc này, Phó hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói rằng trường chưa nhận được đơn đặt hàng và kinh phí do UBND TP Hà Nội cấp.
  • Khoản trợ cấp sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được chính phủ quy định tại Nghị định 116 năm 2020 về chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí với sinh viên sư phạm. Nghị định nêu rõ "sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng một tháng để chi trả phí sinh hoạt trong thời gian học", bên cạnh chính sách miễn học phí. Đại diện ban giám hiệu nói rằng đã giải thích và thông tin việc này tới sinh viên ngay từ đầu năm 2022, khẳng định "không phải có tiền nhưng trường không chi trả".[9][10]

Tham khảo

  1. ^ “Công bố thành lập trường Đại học Thủ đô Hà Nội”.
  2. ^ “Hà Nội công bố quyết định thành lập trường Đại học Thủ đô”.
  3. ^ “LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ “LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ 1990 – 2000”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ “LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ 2000 – 2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2020.
  6. ^ “LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ 1982 – 1990”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2020.
  7. ^ “Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba”.
  8. ^ “Vì sao 570 sinh viên sư phạm chưa được nhận hỗ trợ sinh hoạt phí theo quy định”. Báo điện tử Tiền Phong. 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “Hàng trăm sinh viên sư phạm chưa được nhận trợ cấp sinh hoạt”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ News, VietNamNet. “500 sinh viên sư phạm không nhận được trợ cấp”. VietNamNet News. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.