Đại học Hồng Đức (Hong Duc University, vt: HDU) là một trường đại học địa phương đa ngành, công lập[1], trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 7, năm 2018, Webometrics xếp hạng trường HDU thứ 19 trong tổng số 235 các trường Đại học, Học viện của cả nước mặc dù đây là trường có tuổi đời trẻ chỉ trên 20 năm, thành lập sau rất nhiều trường khác.[2] HDU là một trong những trường Đại học có số chương trình đào tạo được kiểm định ngoài[3] đạt chuẩn nhiều nhất cả nước. Có những năm tuyển sinh Đại học, điểm trúng tuyển yêu cầu của trường cao thuộc hạng đầu bảng[4] cả nước. Năm 2023, nhà trường mở thêm hệ phổ thông liên cấp[5], và trở thành Đại học "siêu trường"[6] đầu tiên và duy nhất cả nước có đào tạo đầy đủ các hệ từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ[7]. Quy mô trường, lớp, chất lượng đào tạo của nhà trường không ngừng được nâng cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.
Hình thành
Trường được thành lập vào ngày 24 tháng 9 năm 1997 theo Quyết định số 797/1997/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành (Đại học này được mang tên niên hiệu Hồng Đức 洪德 của hoàng đế Lê Thánh Tông thịnh trị nhất toàn bộ lịch sử Việt Nam), trên cơ sở sáp nhập ba trường Cao đẳng: Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế Thanh Hoá. Đại học Hồng Đức là trường đại học đầu tiên[8] trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam được thành lập theo mô hình mới: Đại học công lập, đa ngành, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đại học Hồng Đức có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực đa lĩnh vực có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và đất nước.
Đại học Hồng Đức là trường theo định hướng ứng dụng phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội, sản phẩm tiêu biểu: giống lúa Hồng Đức 9, lúa nếp hạt cau, bảo tồn gen (cây Khôi tía, vịt Cổ Lũng), chế biến cây Sachi, lọc sinh học xử lí Biogas, giống ngô lai QT55, Bơm thủy năng HĐBT, Công nghệ xử lí môi trường, chế biến cao Lan Kim Tuyến (Y-Dược), Bộ chế phẩm Tricho-HDU và Bokashi-HDU, Giường bệnh thông minh đa năng, gạch không nung có độ bền cao, hệ thống điều khiển nhà trạm viễn thông thông minh, nông nghiệp công nghệ cao (nuôi cấy Đông trùng hạ thảo, trồng nấm Linh chi, rau an toàn trong nhà lưới, máy tách vỏ trứng, sản xuất khoai tây theo công nghệ tưới nhỏ giọt), phần mềm nhận diện khuôn mặt, phần mềm xác định chữ ký, hệ thống rửa xe tự động, giải pháp camera giám sát thông minh... theo hướng phát triển thành điểm sáng về Đại học ứng dụng[9] ở khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu chiến lược: Xây dựng Trường Đại học Hồng Đức[10][11]trở thành Đại học thông minh[12], là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo; hội nhập sâu rộng với các trường Đại học tiên tiến trong khối ASEAN và quốc tế; có vị thứ xứng đáng trong hệ thống Đại học của Việt Nam.
Cơ sở vật chất
Sau 3 giai đoạn đầu tư, xây dựng, đến nay, cơ vật chất phục vụ cho các hoạt động chuyên môn của Nhà trường đã khá hoàn thiện, hiện đại.
Với tổng diện tích 478.000 m2, trong đó cơ sở chính là 384.000m2 và Trung tâm Giáo dục quốc phòng - An ninh 94.000m2, Trường Đại học Hồng Đức là một trong những cơ sở giáo dục đại học có khuôn viên rộng rãi, hiện đại, môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn nhất[13] trong khối các trường đại học trong cả nước. Ký túc xá, khu liên hợp thể thao, thư viện, giảng đường, phòng thí nghiệm, được đầu tư đồng bộ, hiện đại, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.
Đào tạo
Tổ chức của Nhà trường hiện nay gồm có 33 đơn vị trực thuộc, gồm:
- 12 Khoa đào tạo: Khoa Công nghệ Thông tin và truyền thông, khoa Khoa học Tự nhiên, khoa Khoa học Xã hội và Nhăn văn, khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, khoa Lý luận Chính trị - Luật, khoa Kỹ thuật - Công nghệ, khoa Giáo dục - Thể chất, khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, khoa Tại chức, khoa Sư phạm Mầm non, khoa Sư phạm Tiểu học, khoa Ngoại Ngữ và khoa Tâm lý Giáo Dục;
- 10 Phòng : phòng Công tác Học sinh Sinh viên, Đào tạo, Hành chính - Tổng hợp, Hợp tác Quốc tế, Kế hoạch - Tài chính, Quản lý Khoa học và Công nghệ, Thanh tra, Tổ chức - Cán bộ, Đảm bảo chất lượng và Khảo thí và phòng Quản trị, vật tư ,Thiết bị
- 3 Ban: Ban Quản lý Nội trú, Ban Quản lý Dự án xây dựng, Ban Bảo vệ
- 6 trung tâm: Trung tâm Thông tin – Thư viện, Giáo dục Quốc tế, Giáo dục Quốc phòng, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Công nghệ và trung tâm Phát triển Đào tạo và hỗ trợ học tập và Trạm y tế.
Nhà trường hiện có gần 740 cán bộ, giảng viên, trong đó giảng viên cơ hữu có 02 GS, 24 PGS, 175 Tiến sĩ - (tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ đạt 41,26%). Nhiều PhD hạng xuất sắc từ các nước tiên tiến.
Đại học Hồng Đức là trường đầu tiên[14] trong cả nước đưa học phần Công nghệ số vào giảng dạy cho tất cả các chương trình đào tạo.
Trong những năm qua, cán bộ, giảng viên Nhà trường đã thực hiện 02 dự án quốc tế, 08 đề tài cấp Nhà nước, trong đó có 02 đề tài độc lập và 06 đề tài thuộc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED); 38 đề tài cấp Bộ, 56 đề tài cấp tỉnh và 533 đề tài cấp cơ sở. Công bố 1.329 công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế. Thực hiện 1.942 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, trong đó có 328 đề tài đạt giải cấp trường và 32 đề tài đạt giải cấp Bộ, 06 giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC). Sinh viên Nhà trường tham gia Đoàn vận động viên của tỉnh tham dự Đại hội TDTT toàn quốc, Vô địch Đông Nam Á và thế giới đạt nhiều huy chương[16], gồm 16 huy chương vàng, bạc, đồng các giải Taekwondo, Vovinam, Cầu mây, Wushu, Kickboxing, Muay.
Associate Professor, Dr. Hoang Thi Mai, Vice President
4/2019
Cựu sinh viên
Cựu học viên của Trường Đại học Hồng Đức sau tốt nghiệp bước vào cuộc sống phát huy sự năng động, sáng tạo đã có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trần Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần XD và TM Phong Cách Mới
Nguyễn Văn Hiệu, Giám đốc Công ty TNHH Medlatec Thanh Hóa
Trần Đình Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Bình Phát
Vũ Văn Thưởng, Giám đốc Công ty Cổ phần V-GREEN
Nguyễn Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thanh
Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Phòng giao dịch Nghi Sơn - Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thanh Hóa
Phạm Văn Báu, Giám đốc Đài PTTH Thanh Hóa
Đặng Văn Biên, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Hà Thanh
Nguyễn Thế Nguyên, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại 28
Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần TMT Vina
Lê Thọ Sỹ, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VNPT Thanh Hóa
Lê Văn Châu, Bí Thư Tỉnh Đoàn Thanh Hóa
Hoàng Văn Oanh, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu KNA Chemical
Đỗ Minh Thủy, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Sản Xuất & Thương Mại Vinagreen
Phạm Hương Quỳnh, Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hữu Tín
Đỗ Văn Thuật, Giám đốc FPT Blockchain lab
Phạm Thị Hà, Giám đốc Công ty TNHH Green Family Development
Trần Văn Ba, Giám đốc Trung tâm CNTT VNPT Thanh Hóa
Nguyễn Minh Trường, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tuệ
Nguyễn Thị Hải Lê, Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Lộ
Lê Tuấn Anh, Trưởng nhóm Phần mềm Công ty ThinkLABs
Bùi Tiến Thành, Giám đốc Công ty Tiến Thành Thảo, Giám đốc văn phòng tổng đại lý Hanwha Life 8
Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Sơn Hà
Lê Hồng Quân, Phó Giám đốc Công ty Môi trường Thanh Hóa
Phạm Thị Liên, Giám đốc Công ty An Hiểu Minh
Nguyễn Quốc Anh, Giám đốcCông ty CPXD&PT Kiến trúc số-Intellihome JSC
Nguyễn Văn Trình, Giám đốc Công ty CPXD Vạn Xuân
Nguyễn Quốc Phong, Giám đốc chi nhánh Công ty CPTVXD&ĐT T-BOX Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa
Phạm Minh Quang, Phó Giám đốc Công ty CPĐT&XD Long Giang
Trần Ngọc Dũng, Giám đốc Công ty CP đầu tư hạ tầng KCN Thanh Hóa
Lê Minh Công, Giám đốc Công ty TNHH Thành Minh
Nguyễn Xuân Vĩnh - Phó Giám đốc Viễn thông Thanh Hóa
Lương Ngọc Hiếu, Giám đốc Công ty cổ phần Lương Trọng
Lê Xuân Lực, Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo và Phát triển ASEAL
Lê Quang Nghị, Giám đốc bán lẻ NH Phương Đông chi nhánh Thanh Hóa
Trần Văn Vương, Giám đốc công ty giống Việt Nam
Trần Văn Hải, Giám đốc Công ty Hải Thịnh Phát
Nguyễn Hữu Duy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Lạc Hồng
Ninh Công Dũng, Giám đốc Công ty đầu tư và xây dựng Phương Đông
Lê Giáp, Giám đốc Công ty máy tính Nam Phong
Nguyễn Đình Mạnh, Giám đốc Công ty Mạnh Đình
Lê Quang Bá, Giám đốc Trung tâm Viễn thông Internet FPT Thanh Hóa
Đoàn Văn Điệp, Quản lý Công ty Mondelēz International
^Nhằm cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao; xây dựng mô hình thực nghiệm, triển khai nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
^Theo SUF định nghĩa, Đại học thông minh bao gồm 6 thành tố: Khuôn viên thông minh, Con người thông minh, Đào tạo thông minh, Nghiên cứu thông minh, Quản trị thông minh và Ảnh hưởng thông minh.