Trăn gấm

Trăn gấm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh Bilateria
Liên ngành (superphylum)Deuterostomia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh Amniota
Lớp (class)Sauropsida
Phân lớp (subclass)Diapsida
Phân thứ lớp (infraclass)Lepidosauromorpha
Liên bộ (superordo)Lepidosauria
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Serpentes
Phân thứ bộ (infraordo)Alethinophidia
Họ (familia)Pythonidae
Chi (genus)Python
Loài (species)P. reticulatus
Danh pháp hai phần
Python reticulatus
(Schneider, 1801)

Danh pháp đồng nghĩa
  • Boa reticulata - Schneider, 1801
  • Boa rhombeata - Schneider, 1801
  • Boa phrygia - Shaw, 1802
  • Broghammerus reticulatus
  • Coluber javanicus - Shaw, 1802
  • Morelia reticulatus - Welch, 1988
  • Python schneideri - Merrem, 1820
  • Python reticulatus - Gray, 1842
  • Python reticulatus - Boulenger, 1893
  • Python reticulatus - Kluge, 1993[1]

Trăn gấm, Trăn vua[2] hay Trăn mắt lưới châu Á[3] (tên khoa học Python reticulatus) là một loại trăn lớn, thuộc họ Trăn (Pythonidae) và chi cùng tên (Python), sống ở vùng Đông Nam Á. Loài này được Schneider mô tả khoa học đầu tiên năm 1801.[4]

Mô tả

Trăn gấm có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác từ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt. Chiều dài cơ thể có lên đến 9,75 mét (32,0 ft),[5][6] dài hơn chút so với trăn khổng lồ anaconda (loài trăn lớn nhất thế giới về trọng lượng). Trên thực tế, trăn gấm là thành viên thuộc phân họ Rắn dài nhất thế giới, trong lich sử người ta đã nhìn thấy những con có chiều dài lên đến 10,75 mét[7], nhưng chưa được xác nhận, và cũng là loài bò sát dài nhất thế giới[8] tuy nhiên cơ thể chúng lại khá thon, không mập mạp như nhiều loài trăn khác. Chúng có thể nặng 282,5 kg, cân nặng chỉ khiêm tốn hơn so với trăn anaconda.

Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra. Là loài động vật bơi lội giỏi, trăn gấm có thể di cư đến sinh sống ở những hòn đảo nhỏ nằm gần bờ. Tên khoa học "reticulatus" (có nghĩa là "mắt lưới") có liên quan đến những họa tiết đặc trưng trên da chúng.[9]

Phần đầu của một con trăn gấm.
Sơ đồ về xương sọ của trăn gấm.

Nhìn chung, trong truyền thuyết cho rằng đã nhìn thấy những con trăn gấm đạt chiều dài 20 mét (66 ft). Một trong những cá thể dài nhất sống ở vùng Balikpapan, Đông Kalimantan, Indonesiachiều dài và cân nặng (được đo trong tình trạng gây mê và đã nhịn đói 3 tháng) dài là 7,52 mét (24,7 ft) và nặng 152 kilôgam (335 lb).[10]

Những thông tin về các cá thể dài hơn chiều dài đó vài foot đã được công bố rộng rãi, tuy nhiên chúng chưa được kiểm chứng. Một trong số đó là một con trăn đực mang tên là Colossus có chiều dài tối đa lên đến 8,7 mét (29 ft) - với việc đo đạc được thực hiện tại Vườn thú Higland Park (nay là Vườn thú Pittsburgh và Công viên thủy sinh PPG) ở Pittsburgh, Pennsylvania trong các thập niên 1950 và đầu thập niên 1960; tuy nhiên các kết quả đó được cho là không chính xác. Sau khi Colossus chết, ngày 14 tháng 1 năm 1963 xác của nó được gửi cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie. Tại đó, bộ xương của Colossus được đo đạc và cho kết quả chiều dài là 20 feet 10 in (9,37 mét), ngắn hơn rất nhiều so với kết quả được Barton và Allen công bố trước đó. Có thể những người đo đạc trước kia đã tự tăng chiều dài của con vật thêm vài foot để bù cho những chỗ xoắn vì việc kéo thẳng hoàn toàn một con vật to và dài như vậy gần như là không thể. Do kích thước quá to lớn, xác con vật không thể được bảo quản bằng cách ngâm trong fomanđêhítcồn, vì vậy nó được trưng bày dưới dạng bộ xương đã được tháo rời thành từng mảnh. Còn bộ da con vật được đưa vào phòng thí nghiệm để thuộc, nhưng bộ da này đến nay đã bị thất lạc.[11]

Hiện nay có nhiều thông tin về những cá thể trăn còn dài hơn thế, tuy nhiên do chưa có cá thể nào được đạc bởi các khoa học gia hay được trưng bày ở viện bảo tàng, các thông tin trên được cho là sai lầm hoặc chưa được chứng thực. Hội Động vật học New York (từ năm 1993 là Hội Bảo tồn Động vật hoang dã) đã treo một phần thưởng trị giá 50.000 Mỹ kim trao cho bất cứ ai tìm được một con trăn sống và khỏe mạnh có chiều dài hơn 9,1 mét (30 ft), tuy nhiên cho tới nay chưa có ai được vinh dự là người lãnh phần giải thưởng này.[12]

Về hình dạng, trăn gấm có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác từ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt. Bộ da con vật mang nhiều hoa văn với các màu sắc khác nhau. Nhìn chung, lưng con vật mang các hoạt tiết hình thoi được sắp xếp không theo quy tắc nào, viền bởi những vệt hoa văn nhỏ hơn có vùng trung tâm màu nhạt. Do trăn gấm phân bổ trên một khu vực địa lý rộng lớn, loài vật này mang nhiều kiểu màu da và kích thước khác nhau. Những con trăn gấm trong các vườn thú, thường có màu sắc sặc sỡ nhưng trong vùng rừng rậm âm u, trên mặt đất có nhiều lá rụng cùng các loại vụn hữu cơ khác thì kiểu màu sặc sỡ này lại giúp con vật ngụy trang rất tốt. Kiểu màu sắc này được gọi là "màu sắc phá vỡ" và nó có tác dụng giúp loài trăn đất lẩn trốn được kẻ thù cũng như khiến con mồi không nhận ra sự hiện diện của trăn.[13]

Phân loài

3 phân loài của trăn gấm đã được đề xuất,[14] tuy nhiên chúng chưa được công nhận bởi Hệ thống thông tin phân loài hợp nhất (Integrated Taxonomic Information System - ITIS). Màu sắc và kích cỡ của chúng có thể thay đổi nhiều tùy theo mô tả của các phân loài. Phân bổ địa lý là yếu tố quan trọng để thiết lập nên một phân loài trăn gấm, vì mỗi phân loài được đề xuất có một vùng phân bổ địa lý rất khác nhau.

  • P. r. reticulatus, Schneider (1801) - được gọi tắt là "retics" trong cộng đồng những người chăn nuôi bò sát.
  • P. r. jampeanus, Auliya et al. (2002) - trăn gấm lùn Kayaudi hay trăn gấm Jampea, có chiều dài bằng một nửa bình thường,[15] hay theo Auliya et al. (2002) thì không dài quá 2 mét.[14] Found on Tanahjampea in the Selayar Archipelago south of Sulawesi. Closely related to P. r. reticulatus of the Lesser Sundas.[14]
  • P. r. saputrai, Auliya et al. (2002) - trăn gấm Selayer. Được tìm thấy ở đảo Selayar tại quần đảo Selayar, nằm kế bên Sulawesi. Phân loài này đại diện cho nhóm chị em của tất cả những quần thể trăn gấm được nghiên cứu.[14] According to Auliya et al. (2002) it does not exceed 4 m in length.[14]

Hai phân loài sau là sản phẩm của hiện tượng lùn hóa trên đảo. Quần thể trên quần đảo Sangihe dường như chính là một phân loài khác có vai trò là nhánh gốc của nhánh P. r. reticulatusP. r. jampeanus, tuy nhiên điều này chưa được mô tả một cách chính thức.[14]

Các phân loài dalegibbonsi, euanedwardsi, haydnmacphiei, neilsonnemani, patrickcouperi and stuartbigmorei[16][17] chỉ mới được đề xuất chứ chưa được chấp nhận rộng rãi.

Một nghiên cứu phân loài học của trăn gần đây[18] cho kết quả rằng, có khả năng, trăn gấm lẫn trăn Timor là hai họ hàng gần gũi hơn của các loại trăn Á-Úc so với các thành viên khác của chi Trăn, vì vậy chúng nên được xếp vào một chi riêng là Broghammerus.

Phân bổ địa lý

Trăn gấm phân bổ ở khu vực Đông Nam Á, từ quần đảo Nicobar, Tây Bắc Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Singapore cho tới tận Indonesiaquần đảo Indo-Australia (Sumatra, quần đảo Mentawai, quần đảo Natuna, Borneo, Sulawesi, Java, Lombok, Sumbawa, Sumba, Flores, Timor, quần đảo Maluku, quần đảo Tanimbar) và Philippines (Basilan, Bohol, Cebu, Leyte, Luzon, Mindanao, Mindoro, quần đảo Negro, Palawan, Panay, Polillo, Samar, Tawi-Tawi). The original description does not include a type locality. Restricted to "Java" by Brongersma (1972).[1] Do là loài động vật biến nhiệt, trăn gấm cũng thường chỉ sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp để đảm bảo nhiệt độ cơ thể của chúng không bị tụt xuống quá thấp.

Môi trường sống

Trăn gấm sống trong các khu rừng mưa, rừng, và gần các đồng cỏ. Chúng cũng xuất hiện gần các sông và được tìm thấy tại các khu vực lân cận những con suốihồ. Con vật giành phần lớn thời gian của chúng trên cây, nhưng đôi khi cũng có thể tìm thấy chung trong môi trường nước. Do là loài động vật bơi lội giỏi, trăn gấm đã được ghi nhận tại các vùng biển khơi và đã vượt biển sang nhiều đảo nhỏ (gần bờ) để sinh sống.[13] Vào đầu thế kỷ 20, trăn gấm thường xuyên được tìm thấy ngay cả ở những nơi đông đúc nhất của Băng Cốc, đôi khi chúng bắt và ăn thịt những con vật nuôi.[19]

Nguồn thức ăn

Nguồn thức ăn trong tự nhiên của trăn gấm bao hàm các loài thúchim. Những cá thể dài 9 mét (10–14 ft) thông thường ăn thịt những động vật gặm nhấm như chuột cống, trong khi những con lớn hơn thì nhắm đến các loài cầy như cầy hươngcầy mực, thậm chí cả các loài linh trưởnglợn. Những con trăn sống tại khu dân cư thường tóm những con , mèo, chó vô ý lảng vảng gần nơi cư ngụ của chúng. Trong số những "nạn nhân" to lớn nhất (và được ghi nhận đầy đủ) là một con gấu chó nặng 23 kilogram, bị một con trăn dài 8,5 m (23 ft) ăn thịt và tiêu hóa hết trong vòng 10 tuần, ngoài ra những nạn nhân to lớn khác là các con lợn có cân nặng lên tới 150 kg (132 lb).[20] Theo kinh nghiệm, trăn gấm có thể nuốt trọn những con mồi không dài quá ¼ chiều dài và không nặng quá khối lượng của chính nó.[21] Giống như các loài trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và không giết con mồi của chúng bằng vết cắn. Việc cắn chỉ để giữ chặt con mồi, còn công việc giết mồi được tiến hành bằng cách quấn cơ thể to lớn của trăn quanh mồi để siết chết nó. Mỗi lần con mồi của chúng thở ra, trăn gấm sẽ lại siết chặt cơ thể của chúng thêm một chút quanh phổi con mồi, từng chút từng chút một và cuối cùng khiến con mồi chết vì ngạt thở. Đồng thời, trong quá trình bóp siết đó, các xương cứng của con mồi cũng sẽ bị bẻ gãy thành nhiều mảnh, khiến cho việc nuốt và tiêu hóa mồi trở nên dễ dàng hơn.

Ăn thịt người

Mặc dù loài trăn này rất ít khi tấn công người, tuy nhiên đã có một số trường hợp những con trăn gấm (trong hoang dã và trong điều kiện nuôi nhốt) đã tấn công, giết chết người và thậm chí ăn thịt người.

  • Đã từng có ghi nhận về một con trăn lang thang trong rừng đã mò vào một túp lều dựng ở đó và ăn thịt một đứa trẻ.[22]
  • Hai vụ trăn ăn thịt người từng xảy ra vào đầu thế kỷ 20 ở Indonesia: vụ thứ nhất 1 thiếu niên 14 tuổi ở Salibabu đã bị một con trăn dài 9,17 m (17 ft) ăn thịt in length. Vụ thứ hai là một người phụ nữ trưởng thành bị "một con trăn gấm lớn" ăn thịt, tuy nhiên không rõ chi tiết như thế nào.[23]
  • Franz Werner từng ghi nhận một vụ trăn ăn thịt người ở Myanmar, có thể xảy ra vào đầu thập niên 1910 hay vào năm 1927.[12] Cụ thể, một người thợ kim hoàn tên Maung Chit Chine trong khi đi săn cùng với bạn bè đã bị một con trăn dài 7,3 m (31,3 ft.) ăn thịt lúc anh trú mưa trong một lùm cây. Con trăn đã nuốt chân của Maung vào trước, điều này trái với thường lệ là nó nuốt đầu con mồi vào trước, nhưng có lẽ khi nuốt người thì cách này tiện hơn.[24]
  • Vào năm 1932, Frank Buck viết về một thiếu niên ở Phillipines bị ăn thịt bởi một con trăn dài 7,6 ft (2,3 m) nuôi trong nhà. Theo Buck, ban đầu con trăn trốn thoát được, sau đó nó bị bắt được và khi mổ bụng con vật ra, người ta tìm thấy một vật có hình dạng như thi thể một thiếu niên. Sau khi phân tích, thi thể đó chính là con trai của người chủ con trăn.[25]
  • Trong cộng đồng người Aeta ở Philipppines, trong vòng 40 năm đã có sáu người bị giết bởi trăn được ghi nhận, cộng thêm 1 người chết vì bị nhiễm trùng do vết trăn cắn.[22]
  • Ngày 4 tháng 9 năm 1995, Ee Heng Chuan, một công nhân cạo mủ cao su 29 tuổi sống ở miền Nam bang Johor của Malaysia đã bị một con trăn gấm dài 9,52 ft (2,90 m) và nặng 300 lb ăn thịt. Cảnh sát đã phải bắn 4 phát súng mới hạ được nó.[12]
  • Theo Mark Auliya, thi thể một người Mangya 32 tuổi tên là Lantod Gumiliu đã được tìm thấy trong bụng của một con trăn gấm dài 9,6 mét (23 foot) ở Mindoro vào tháng 1 năm 1998.[26]
  • Ngày 23 tháng 1 năm 2008, một phụ nữ 25 tuổi sống ở Virginia Beach, Virginia được cho là đã bị con trăn gấm dài 9,23 mét (30,3 ft) của mình giết chết. Nguyên nhân cái chết là do ngạt thở, còn con trăn thì được tìm thấy trong phòng ngủ với tình trạng bị kích động.[27]
  • Ngày 21 tháng 1 năm 2009, một đứa trẻ 3 tuổi sống tại Las Vegas đã suýt bị bóp chết bởi một con trăn gấm nuôi làm cảnh dài 9,5 mét (31 ft). Người mẹ của đứa trẻ - được người chủ con trăn nhờ trông chừng con vật cưng của mình - đã kịp thời cứu sống đứa con của mình khi dùng dao đâm con trăn bị thương. Tuy nhiên, đối với con trăn, vết đâm của người mẹ quá nặng đến mức các bác sĩ không thể cứu sống nó và buộc phải giúp con vật chết không đau đớn.[28]
  • Ngày 27 tháng 3 năm 2017, cơ thể của Akbar Salubiro, một nông dân 25 tuổi ở Trung Mamuju Regency, Tây Sulawesi, Indonesia, đã được tìm thấy bên trong dạ dày của một con trăn gấm dài 9,52mét.[29][30][31][32][33]

Nếu xét kích thước tối đa của các con mồi của loài trăn gấm, trên lý thuyết một con trăn trưởng thành hoàn toàn có đủ khả năng ăn thịt trẻ em, người vị thành niên, hoặc thậm chí người lớn; mặc dù bờ vai rộng của con người có thể khiến những con trăn nhỏ (dài dưới 6 mét) gặp khó khăn khi nuốt. Khi con trăn bắt đầu nuốt nạn nhân thì trong phần lớn các trường hợp, người bị nuốt đã chết.

Sinh sản

Trăn gấm là loài bò sát đẻ trứng. Mỗi lứa, con trăn cái đẻ chừng 15-80 trứng trong một ổ. Nhiệt độ lý tưởng nhất để ấp trứng là 31-32 độ C (88–90 độ F). Thời gian ấp trứng kéo dài trung bình 88 ngày.[15] Trăn non mới nở dài chừng 2 foot (61 cm).[19]

Nuôi trăn gấm làm cảnh

Trong thời gian gần đây, trăn gấm trở thành một vật nuôi thịnh hành và nguyên nhân là do nỗ lực của những người nuôi trăn trong việc chọn lọc ra những nòi trăn mang các đặc điểm biến dị độc đáo, tỉ như các nòi "bạch tạng" hay nòi "cọp". Trăn gấm không phải là vật nuôi quá hung dữ và nguy hiểm, nhưng người nuôi tốt nhất phải có kinh nghiệm trong việc quản lý các con vật to lớn và khỏe như vậy để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả người nuôi lẫn trăn. Việc tương tác cũng như vẻ đẹp của trăn đã giành được cảm tình đáng kể, tuy nhiên nhiều ý kiến vẫn cho rằng tính khí, tâm trạng của trăn gấm khó đoán trước được.[34][35] Bản thân trăn gấm không chủ động tấn công người, tuy nhiên nếu chúng bị kích động, sợ hãi hay lầm tưởng tay chân người là thức ăn thì chúng có thể cắn và siết người nuôi. Mặc dù không có nọc độc, vết cắn của những con trăn kích thước lớn cũng rất nghiêm trọng, nhiều khi vết cắn quá lớn đến mức buộc phải khâu lại.

Kích thước khổng lồ và màu sắc bắt mắt cũng khiến trăn gấm trở thành một loài động vật thườngt được trưng bày trong các vườn bách thú, trong đó nhiều cá thể dài đến hơn 29,7[chuyển đổi: cần tên đơn vị] và nhiều cá thể được cho rằng có kích thước lớn nhất trong số các con trăn gấm được nuôi.[36][37][38][39] Tuy nhiên, do kích thước khổng lồ và sức khỏe khủng khiếp và tâm tính cũng không phải thuộc dạng hiền lành, dễ bảo, việc xác định chính xác kích thước của trăn rất khó khăn, đó là chưa nói các con trăn được nuôi thường bị béo phì.[12] Các thông tin do vườn thú và công viên đưa ra thường là phóng đại, tỉ như thông tin về con trăn dài 49 foot (15 m) ở Indonesia là không chính xác vì kích thước thật của nó chỉ 6,5 mét (21 ft).[40] Chính vì vậy, chỉ có thông tin đo đạc chiều dài của một con trăn bị gây mê, bị chết và được bảo tồn trong một viện bảo tàng thì mới đáng tin cậy trong mắt giới khoa học.[12]

Về kích thước, hiện nay đã có một số nòi trăn "siêu nhỏ" tồn tại ở các đảo miền Tây Bắc Úc (con trưởng thành ít khi dài quá 9,23 mét (30,3 ft), với con đực thường dài tối đa 5 foot (1,5 m), con cái có thể dài hơn); chúng đang được các nhà nuôi trăn gây giống và chọn lọc để sản sinh ra những nòi trăn cảnh còn nhỏ hơn nữa.

Hình ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b McDiarmid RW, Campbell JA, Touré T. 1999. Snake Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference, vol. 1. Herpetologists' League. 511 pp. ISBN 1-893777-00-6 (series). ISBN 1-893777-01-4 (volume).
  2. ^ The Reticulated Python tại ReptileDiscovery.
  3. ^ Python reticulatus (TSN 209567) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  4. ^ Broghammerus reticulatus. The Reptile Database. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2013.
  5. ^ “Trăn gấm”. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2009.
  6. ^ G. M. Fredriksson: Predation on Sun Bears by Reticulated Python in East Kalimantan, Indonesian Borneo. Raffles Bulletin of Zoology 53(1), 2005, p. 165-168, pdf.
  7. ^ Mark O'Shea (2007). Boas and Pythons of the World. New Holland Publishers. tr. 88.[liên kết hỏng]
  8. ^ Kathy Kinsner (2011). Animals at the Extremes. Benchmark Educational Company. tr. 23.
  9. ^ Gotch AF. 1986. Reptiles -- Their Latin Names Explained. Poole, UK: Blandford Press. 176 pp. ISBN 0-7137-1704-1.
  10. ^ Fredriksson, G. M. (2005). “Predation on Sun Bears by Reticulated Python in East Kalimantan, Indonesian Borneo”. Raffles Bulletin of Zoology. 53 (1): 165–168.
  11. ^ Barker, David G.; Stephen L. Barten, DVM; Jonas P. Ehrsam; and Louis Daddono. 2012. The Corrected Lengths of Two Well-known Giant Pythons and the Establishment of a new Maximum Length Record for Burmese Pythons, Python bivittatus. Bull. Chicago Herp. Soc. 47(1):1-6, pdf.
  12. ^ a b c d e Murphy JC, Henderson RW. 1997. Tales of Giant Snakes: A Historical Natural History of Anacondas and Pythons. Krieger Pub. Co. 221 pp. ISBN 0-89464-995-7.
  13. ^ a b Mehrtens JM. 1987. Living Snakes of the World in Color. New York: Sterling Publishers. 480 pp. ISBN 0-8069-6460-X.
  14. ^ a b c d e f M. Auliya; Mausfeld, P.; Schmitz, A.; Böhme, W. (ngày 9 tháng 4 năm 2002). “Review of the reticulated python (Python reticulatus Schneider, 1801) with the description of new subspecies from Indonesia”. Naturwissenschaften. 89 (5): 201–213. doi:10.1007/s00114-002-0320-4. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  15. ^ a b Mattison, Christopher (1999): Snake. DK Publishing. ISBN 0-7894-4660-X.
  16. ^ Hoser, Raymond (2003): A Reclassification of the Pythoninae Including the Descriptions of Two New Genera, Two New Species, and Nine New Subspecies. Part I. Crocodilian 4(3): 31-37. HTML fulltext
  17. ^ Hoser, Raymond (2004): A Reclassification of the Pythoninae Including the Descriptions of Two New Genera, Two New Species, and Nine New Subspecies. Part II. Crocodilian 4(4): 21-40. HTML fulltext
  18. ^ Rawlings, L.H., Rabosky, D.L., Donnellan, S.C. & Hutchinson, M.N. (2008) Python phylogenetics: inference from morphology and mitochondrial DNA. Biological Journal of the Linnean Society 93: 603-629.
  19. ^ a b Stidworthy J. 1974. Snakes of the World. Grosset & Dunlap Inc. 160 pp. ISBN 0-448-11856-4.
  20. ^ Shine R, Harlow PS, Keogh JS, Boeadi NI. (1998). The influence of sex and body size on food habits of a giant tropical snake, Python reticulatus. Functional Ecology 12:248–258.
  21. ^ Fredriksson, Gabriella M. (2005): Predation on Sun Bears by Reticulated Python in East Kalimantan, Indonesian Borneo. Raffles Bulletin of Zoology 53(1): 165-168. PDF fulltext Lưu trữ 2007-08-11 tại Wayback Machine
  22. ^ a b Thomas N. Headland and Harry W. Greene. 2011. Hunter–gatherers and other primates as prey, predators, and competitors of snakes. Proceedings of the National Academy of Sciences 108.52.
  23. ^ Kopstein, F. (1927): Over het verslinden van menschen door Python reticulatus ["On the swallowing of humans by P. reticulatus"]. Tropische Natuur 4: 65–67. [Article in Dutch][cần kiểm chứng]
  24. ^ Bruno, Silvio (1998): I serpenti giganti ["The giant snakes"]. Criptozoologia 4: 16–29. [Article in Italian] HTML fulltext
  25. ^ Kobis I. 1995. Giant python killed after trying to swallow man. The Star (Malaysian English newspaper), ngày 16 tháng 9 năm 1995.
  26. ^ Fredriksson, Gabriella M. (2005). “Predation on Sun Bears by Reticulated Python in East Kalimantan, Indonesian Borneo” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 53 (1): 165–168. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2012.
  27. ^ Woman killed by pet 13-foot python at UPI. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2008.
  28. ^ In Las Vegas, python vs. angry mom with a knife at Las Vegas Sun. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  29. ^ Nurhadi (ngày 28 tháng 3 năm 2017). “Beginilah Ular Piton Menelan Akbar Petani Sawit Memuju Tengah”. Tribun Timur (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2017.
  30. ^ Collins, D. (ngày 28 tháng 3 năm 2017). “Gruesome moment dead man's corpse is cut out of the stomach of a massive python in Indonesia”. The Sun. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2017.
  31. ^ “Missing man found dead in belly of 7m-long python in Indonesia: Report”. Straits Times. ngày 29 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
  32. ^ “Indonesian man's body found inside python – police”. BBC. 29 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
  33. ^ Python Eats Man In Indonesia... Then He's Cut Out By Villagers trên YouTube Xuất bản 28 tháng 3, 2017
  34. ^ “Reticulated Python Care (Python reticulatus) - Eco Terrarium Supply”. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  35. ^ “Reticulated Pythons - Boatips.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  36. ^ “Columbus Zoo Pays to Keep Largest Snake in Captivity on Permanent Display”. Fox News. ngày 14 tháng 1 năm 2008.
  37. ^ Orlando News: 22-Foot Python In Fla. Is World's Largest”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  38. ^ “Rimba Reptil (Rimba Reptile Park)”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  39. ^ New York Time: Never Leather, Samantha The Python Dies at the Zoo (ngày 22 tháng 11 năm 2002)
  40. ^ Stay still, will you?

Tham khảo

Liên kết ngoài