Trò Xuân PhảTrò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh 5 quốc gia cổ (thuộc Trung Hoa, Hòa Lan, Tú Huần, Chăm Pa, Ai Lao) đem lễ vật cùng với những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. Trò Xuân Phả được hình thành và phát triển hơn 1000 năm để trở thành một tổ hợp múa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị diễn ra hàng năm ở Nghè Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trò Xuân Phả gồm có 5 điệu múa rất đặc biệt với tên gọi Hoa Lang, Tú Huần, Ai Lao, Ngô Quốc và Chiêm Thành. Trò Xuân Phả thường diễn ra vào các ngày từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch hàng năm tại di tích Nghè Xuân Phả.[1] Nguồn gốcHiện nay, nguồn gốc hình thành và phát triển Trò Xuân Phả chưa thống nhất song đa số các ý kiến đều cho rằng Trò Xuân Phả khởi đầu từ thời Đinh và được thăng hoa vào thời Lê sơ.[2] Theo nghệ nhân Bùi Văn Hùng (xã Xuân Trường, Thọ Xuân, Thanh Hóa), người có vai trò không nhỏ trong việc gìn giữ và bảo tồn di sản Trò Xuân Phả, thì người dân làng Xuân Phả bao đời vẫn lưu truyền về nguồn gốc của trò diễn này có từ thời Nhà Đinh (968 - 980).[3] Truyền thuyết địa phương kể lại rằng, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, đó là sứ quân Ngô Xương Xí ở Bình Kiều - Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay), Đinh Bộ Lĩnh khi đến đất Quan Thành thì dựng trại, đóng quân tại đây. Sau đó, Đinh Bộ Lĩnh đã cử sứ giả đi cầu Bách linh mong âm phù giúp ba quân đánh thắng trận để thống nhất đất nước. Sứ giả nhận mệnh đi đường thủy ngược dòng Sông Chu thì gặp giông tố nổi lên nên phải trú lại trong nghè Xuân Phả.[4] Đến thời Lê sơ, thông điệp của người xưa được in rõ trên Lam Sơn Vĩnh Lăng Bi (Bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn) soạn thảo vào năm Thuận Thiên thứ 6 (1433). Sau chiến thắng quân Minh uy thế của nước Đại Việt được các nước lân bang nể phục: "Hai nước từ đó thông sứ hòa hảo. Nam, Bắc yên việc. Mang Lễ, Ai Lao, đều vào bản đồ. Chiêm Thành, Đồ Bà, vượt bể đến cống".[5] Trò Xuân Phả mô tả cảnh năm phương đến chầu, múa hát những tiết mục nghệ thuật đặc sắc của các quốc gia chúc mừng nhà vua và triều đình Đại Việt sau chiến thắng ca khúc khải hoàn hoặc trong một cuộc đại lễ long trọng. Ngũ quốc lân bangĐặc trưng của trò Xuân Phả với 5 điệu múa dân gian đặc sắc có tên gọi "Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống" gồm: Trò Hoa Lang Tượng trưng cho người Hà Lan (Công ty Đông Ấn) tiến cống.[6] Trò Hoa Lang với các nhân vật ông, cháu, mế nàng và mười quân. Trang phục gồm áo dài, đầu đội mũ cao da bò, tay trái cầm quạt tay phải mái chèo, đeo mặt nạ cũng làm bằng da bò phết sơn trắng, mắt có lông công. Mũ Chúa được chạm rồng, chạm mặt nguyệt ở mũ Quân. Trò Tú Huần hay Lục Hồn Nhung Trò Tú Huần có trang phục đầu đội mũ loóng làm từ tre, đeo mặt nạ gỗ miêu tả bà cố, mẹ và mười người con được chia thành 5 cặp, mặt vẽ theo độ tuổi từ trẻ đến già với 1, 2... 5 cái răng. Mũ tre đan như rế nồi úp ngược có lạt tre làm tóc bạc, đội trên miếng khăn vuông vải đỏ bịt đầu tóc. Nghe hồi trống, cụ cố già, người hầu bên cạnh cầm quạt, lượn hai vòng quanh sân nghè, vái chào. Bà mẹ gõ xênh nhảy theo nhịp ba gần ban thờ, quỳ vái. Theo nhịp trống, 10 con chia thành từng đôi, tiến lùi theo mẹ múa. Trò Ai Lao Tượng trưng người Thái-Lào tiến cống. Trò Ai Lao gồm có Chúa Lào đích thân vua vào chúc mừng, có người hầu theo sau đấm lưng, lính bảo vệ (mười quân), voi và hổ nhảy múa theo tiếng xênh tre được gõ nhịp liên hồi, biểu trưng cho sức mạnh săn bắt nhưng cũng rất mềm mại, uyển chuyển. Chúa đầu đội mũ cánh chuồn mặc áo chàm xanh. Quân lính đội mũ rễ si, quấn phá ngang vai, chân mang xà cạp và tay cầm xênh tre xếp thành hai hàng với những điệu múa mô phỏng việc săn bắn hái lượm. Trò Ngô Quốc Tượng trưng người Trung Hoa tiến cống. Trò Ngô Quốc có hai nàng tiên, ông chúa và mười quân đầu đội nón lính, áo màu lam, tay cầm mái chèo trông như người Mãn Thanh. Đầu màn có xuất hiện nhân vật người bán thuốc, người bán kẹo và thầy địa lý múa một đoạn ngẫu hứng rồi nhường chỗ cho các nàng tiên cùng chúa và đoàn quân đi ra. Kết thúc trò cũng là điệu chèo thuyền với lời ca lưu luyến: ... Gió tăm tắp buồm chạy ra khơi/ Chàng về Bắc quốc, em thời An Nam/ Mưa đâu chớp đấy cho cam/ Mưa qua thành Lạng chớp ngàn mây xanh. Màn diễn gồm các điệu múa quạt, múa khăn rồi múa mái chèo. Trò Chiêm Thành Tương trưng người Champa tiến cống. Trò Chiêm Thành ngoài chúa, quân còn có thêm nhân vật phỗng. Áo chúa bằng đậu, áo quân bằng lụa, đều nhuộn màu đỏ hồng và không thêu thùa hoa văn. Chúa và quân đều vấn khăn vuông đỏ thành hai sừng thẳng đứng trên đầu. Áo phỗng là cổ sòi, cổ xiêm quấn xung quanh mình. Sau khi chúa đọc văn tế và hai phỗng dâng hương, đoàn quân ngậm mặt nạ gỗ kỳ dị nhảy múa, giống các tư thế trong các tượng Chàm cổ. Giá trị nghệ thuậtTháng 9/2016, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính thức ghi danh Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.[7] Đặc trưng ở Trò Xuân Phả là các "vũ công" nam có những động tác phóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện "trong nhu có cương, trong cương có nhu" với nhiều động tác múa, tuyến múa, đội hình múa, làm tôn nên sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh mẽ của người Việt. Trong 5 trò múa thì chỉ ba điệu Hoa Lang, Tú Huần và Xiêm Thành có mặt nạ. Đặc biệt trò Hoa Lang, Xiêm Thành người ta không đeo mà ngậm mặt nạ nửa mặt dưới bởi một nút gỗ vào miệng.[8] Một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nhận định, Trò Xuân Phả có những nét khá giống một "lễ hội hóa trang" của người phương Tây, tuy nhiên Trò Xuân Phả lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu múa. Với những điệu múa độc đáo, có sự pha trộn yếu tố cung đình và dân gian mang đầy tính chất ước lệ nhưng Trò Xuân Phả cũng rất huyền bí, lộng lẫy, phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc nói chung, của người nông dân nơi nó được sinh ra nói riêng. Bảo tồn và phát huyVào dịp ngày 10/2 âm lịch hàng năm, dân làng Xuân Phả mở trại hội tại Nghè Xuân Phả với việc tái diễn các tích trò Xuân Phả lên ngài Chúa đất Đại Hải Long Vương. Ngoài ra, Trò Xuân Phả còn được biểu diễn thường xuyên tại các lễ hội đền thờ Lê Hoàn, lễ hội Lam Kinh ở Thọ Xuân và Lễ hội Hoa Lư ở Ninh Bình. Năm 1935, trò Xuân Phả trình diễn tại hội chợ nông sản huyện Thọ Xuân, có các quan đầu tỉnh người Việt và người Pháp đến dự. Năm 1936, vua Bảo Đại mời người dân Xuân Trường về biểu diễn trò Xuân Phả tại Kinh đô Huế.[9] Xem thêmChú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài |
Portal di Ensiklopedia Dunia