Titani(III) borohydride

Titan(III) borohydrua
Danh pháp IUPACTitanium(III) borohydride
Tên khácTitan triborohydrua
Titanơ borohydrua
Titan(III) tetrahydroborat(III)
Titan tritetrahydroborat(III)
Titanơ tetrahydroborat(III)
Nhận dạng
Số CAS12040-25-4
Thuộc tính
Công thức phân tửTi(BH4)3
Khối lượng mol92,40828 g/mol
Bề ngoàitinh thể màu lục[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng
Cấu trúc
Nhiệt hóa học
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhổn định kém
Các hợp chất liên quan
Cation khácZirconi(IV) borohydrua
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Titan(III) borohydrua là một hợp chất vô cơcông thức hóa học Ti(BH4)3. Muối màu lục này dễ bị phân hủy trong không khí.[1]

Lịch sử

Năm 1949, H. R. Hoekstra lần đầu tiên sử dụng titan(IV) chloridenhôm borohydrua làm nguyên liệu thô để phản ứng ở -30 đến -40 [2]:

TiCl4 + 3Al(BH4)3 → 2TiCl(BH4)2 + 3AlCl2BH4 + B2H6 + H2

Tuy nhiên, người này không thu được titan(III) borohydrua. Chỉ titan(IV) chloride và lithi borohydrua mới có thể được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất titan(III) borohydrua[2]:

2TiCl4 + 8LiBH4 → 2Ti(BH4)3 + 8LiCl + B2H6 + H2

Titan(III) borohydrua được điều chế bằng phương pháp này không hòa tan trong heptan.

Tính chất

Titan(III) borohydrua tồn tại dưới dạng chất rắn màu lục, dễ bị phân hủy ngay ở nhiệt độ phòng tạo ra khí hydro, một chất rắn dạng kim loại và điboran.[1]

Sử dụng

Titan(III) borohydrua có thể được sử dụng để xúc tác quá trình đime hóa anken.[2]

Hợp chất khác

Ti(BH4)3 có thể tạo phức với hydrazin, như Ti(BH4)3·4N2H4 là chất rắn màu đen.[3]

Ti(BH4)3 có thể tạo phức với tetrahydrofuran – Ti(BH4)3·2THF có màu xanh lam và hòa tan trong n-heptan, xylen, benzenete. Ti(BH4)3·2THF mới điều chế ở trong không khí dễ cháy, tạo ra ngọn lửa xanh lục. Còn Ti(BH4)3·3THF có màu chàm và sẽ bốc khói trong không khí.[2]

Tham khảo

  1. ^ a b c Hydrides of the Transition Metals (V. I. Mikheeva; Office of Technical Services, Department of Commerce, 1962 - 386 trang), trang 75. Truy cập 26 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ a b c d 《硼氢化合物》.郑学家 主编.化学工业出版社. ISBN 978-7-122-11506-5.第五章 其他硼氢化物
  3. ^ Izvestii︠a︡ Sibirskogo otdelenii︠a︡ Akademii nauk SSSR., Số phát hành 11-15 (Akademii︠a︡ nauk SSSR. Sibirskoe otdelenie; Novosibirskoe Knizhnoe izd-vo., 1977), trang 112. Truy cập 26 tháng 5 năm 2023.