Tiếng Norn

Tiếng Norn
Khu vựcNorthern IslesCaithness
Mất hết người bản ngữ vào1850, với cái chết của Walter Sutherland
Phân loạiẤn-Âu
Ngôn ngữ tiền thân
Bắc Âu cổ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3nrn
GlottologKhông có
Linguasphere52-AAA-ac
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Norn là một ngôn ngữ German Bắc không còn từng được nói ở Northern Isles (OrkneyShetland) ngoài khơi phía bắc đảo AnhCaithness ở viễn bắc Scotland. Sau khi Orkney và Shetland được Na Uy trao cho Scotland năm 1468-69, nó dần bị tiếng Scots thay thế. Tiếng Norn biến mất, Walter Sutherland, người nói tiếng Norn cuối cùng qua đời.

Lịch sử

Bản đồ ngôn ngữ Scotland vào đầu thế kỷ XV, dựa trên địa danh.
  Tiếng Norn

Sự cư ngụ của người Norse ở Northern Isles bắt đầu từ thế kỷ 9.[4] Người Norse đến đấy có lẽ khá đông và giống với những người di cư đến Icelandquần đảo Faroe nhiều khả năng đa số họ đến từ miền Tây Na Uy.[5] Những địa danh Shetland mang vài nét tương đồng với ở tây bắc Na Uy, song từ vựng tiếng Norn lại gợi mối quan hệ với những vùng phía nam.[6]

Orkney và Shetland lần lượt được trao cho James III năm 1468 và 1469. Tuy vậy, sự suy sụp của tiếng Norn ở Orkney có thể đã bắt đầu từ năm 1379 khi quyền cai trị chuyển giao về tộc Sinclair, và tiếng Scots vươn lên trở thành ngôn ngữ uy tín vào thế kỷ XV.[7] Ở Shetland sự suy sụp của tiếng Norn bắt đầu trễ hơn, nhưng đến cuối thế kỷ XV dân cư hai đảo đã nói song ngữ.[8] Dù vậy, quá trình tiếng Scots vùi dập hoàn toàn tiếng Norn để trở thành ngôn ngữ giao tiếp chính không xảy ra ngay,[9] và đa phần người dân vẫn nói tiếng Norn như ngôn ngữ chính cho đến thế kỷ XVI và đầu-giữa thế kỷ XVII lần lượt ở Orkney và Shetland.[10]

Chú thích

  1. ^ “Shetland”. Scotslanguage.com. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ “Orkney”. Scotslanguage.com. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ “Insular”. Scotslanguage.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ Stenroos, Merja-Riitta et al. (2012). Language Contact and Development around the North Sea. John Benjamins Publishing Company. p. 218. ISBN 978-90-272-4839-8
  5. ^ Trudgill, Peter (1984). Language in the British Isles. Cambridge University Press. p. 358. ISBN 978-0-521-28409-7
  6. ^ Trudgill, Peter (1984). Language in the British Isles. Cambridge University Press. p. 361. ISBN 978-0-521-28409-7
  7. ^ Trudgill, Peter (1984). Language in the British Isles. Cambridge University Press. p. 352. ISBN 978-0-521-28409-7
  8. ^ Jones, Charles (1997). The Edinburgh History of the Scots Language . Edinburgh University Press. p. 62. ISBN 978-0-7486-0754-9
  9. ^ Jones, Charles (1997). The Edinburgh History of the Scots Language. Edinburgh University Press. p. 394. ISBN 978-0-7486-0754-9
  10. ^ Trudgill, Peter (1984). Language in the British Isles. Cambridge University Press. p. 354. ISBN 978-0-521-28409-7

Tài liệu

  • Barnes, Michael P. "Orkney and Shetland Norn". In Language in the British Isles, ed. Peter Trudgill, 352–66. Cambridge: Cambridge University Press, 1984.
  • Jakobsen, Jakob. An Etymological Dictionary of the Norn Language in Shetland. 2 vols. London/Copenhagen: David Nutt/Vilhelm Prior, 1928–32 (reprinted 1985).
  • Low, George. A Tour through the Islands of Orkney and Schetland. Kirkwall: William Peace, 1879.
  • Marwick, Hugh. The Orkney Norn. London: Oxford University Press, 1929.
  • Rendboe, Laurits. "The Lord's Prayer in Orkney and Shetland Norn 1-2". North-Western European Language Evolution 14 (1989): 77-112 and 15 (1990): 49-111.
  • Wallace, James. An Account of the Islands of Orkney. London: Jacob Tonson, 1700.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia