Thuyết xuyên hồn

Các tín nhân của Thuyết xuyên hồn

Thuyết xuyên hồn (Dianetics, tiếng Hy Lạp: dia có nghĩa là "xuyên qua"/thấu suốtnous, nghĩa là "tâm trí"/linh hồn/tinh thần) là một tập hợp các luận thuyết ngụy khoa học (Pseudoscience)[1] về những ý tưởng và thực tiễn liên quan đến mối quan hệ siêu hình giữa tâm trícơ thể được hững nhà văn khoa học viễn tưởng và người sáng lập Khoa luận giáo (Scientology) là L. Ron Hubbard sáng tác ra. Thuyết xuyên hồn này được lưu truyền thông qua những người theo Khoa luận giáo và Quốc gia Hồi giáo (tính đến năm 2010)[2][3]. Mặc dù nó được trình bày như một hình thức điều trị tâm lý, nhưng thuyết xuyên hồn và các khái niệm cốt lõi của nó đã bị các nhà tâm lý học và các nhà khoa học khác bác bỏ ngay từ đầu vì không được hỗ trợ từ những bằng chứng đáng tin cậy[4].

Luận thuyết

Biểu dương lực lượng của Khoa luận giáo
Trụ sở của Khoa luận giáo

Giáo thuyết này cho rằng sẽ giúp con người hiểu được thể linh hồn chính mình và đó là một phương pháp giúp con người có thể giảm nhẹ những cảm giáccảm xúc, nỗi sợ hãi (xuyên qua nỗi sợ) và trạng thái căng thẳng tâm thần. Theo diễn nghĩa của Khoa luận giáo thì nó sẽ giúp người ta thấu suốt xuyên qua linh hồn. Thuyết xuyên hồn chia tâm trí thành ba phần: "tâm trí phân tích" có ý thức, "tâm trí phản ứng" tiềm thức và tâm trí somatic[5]. Mục tiêu của Thuyết xuyên hồn là xóa bỏ nội dung của "tâm trí phản ứng", thứ mà các học viên tin rằng có thể cản trở đạo đức, nhận thức, hạnh phúc và sự tỉnh táo của một người. Quy trình xuyên qua để đạt được sự xóa bỏ này được gọi là "kiểm toán"[6]. Trong quá trình kiểm toán thì kiểm toán viên khoa luận giáo sẽ hỏi một loạt câu hỏi (hoặc mệnh lệnh) nhằm giúp một người xác định và giải quyết những trải nghiệm đau đớn trong quá khứ[7]. Những người thực hành thuyết xuyên hồn của Khoa luận giáo tin rằng "nguyên tắc cơ bản của sự tồn tại là để tồn tại" và tính cách cơ bản của con người là chân thành, thông minhtốt bụng. Động lực hướng tới sự tốt đẹp và sinh tồn bị bóp méo và ức chế bởi những sai lầm[8]. Hubbard đề xuất mô hình này và sau đó phát triển thuyết xuyên hồn với tuyên bố rằng nó có thể loại bỏ những quang sai này[9].

Khi Hubbard xây dựng luận thuyết xuyên hồn, ông ta mô tả nó là "sự kết hợp giữa công nghệ phương Tâytriết học phương Đông"[10]. Hubbard tuyên bố rằng thuyết xuyên hồn có thể tăng cường trí thông minh, loại bỏ những cảm xúc không mong muốn và làm giảm bớt nhiều loại bệnh lý mà ông cho là tâm thần. Trong số các tình trạng được cho là được điều trị có chủ đích là viêm khớp, dị ứng, hen suyễn, một số vấn đề về mạch vành, bệnh về mắt, lở loét, đau nửa đầu, lệch lạc tình dục (đối với Hubbard nó bao gồm cả đồng tính luyến ái), và thậm chí cả tử vong[11]. Hubbard ban đầu mô tả thuyết xuyên hồn như một nhánh của tâm lý học[12][13][14]. Jon Atack cho rằng các kỹ thuật Thuyết xuyên hồn ban đầu có thể bắt nguồn gần như hoàn toàn từ các bài giảng của Sigmund Freud[4]:374. Ông Hubbard đã thành lập "Quỹ Freud Hoa Kỳ" (Freudian Foundation of America) và cấp chứng chỉ kiểm toán viên sau đại học, trong đó có chứng chỉ "Nhà phân tâm học Freud" (Freudian Psychoanalyst)[15][16][17]. Hubbard cũng bị ảnh hưởng trong việc hình thành nên Thuyết xuyên hồn từ nhiều nhà tâm lý học chẳng hạn như công trình của William Sargant[18], Carl Jung, Roy Grinker, John Spiegel, Nandor Fodor, Otto Rank và những người khác[19][20][21][4]:109.

Chú thích

  1. ^ Gardner, Martin (1957). “Chapter 22”. Fads and Fallacies in the Name of Science. Dover Publications Inc. ISBN 978-0-486-20394-2. OL 22475247M.
  2. ^ Gray, Eliza (5 tháng 10 năm 2012). “The Mothership of All Alliances”. The New Republic. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ Rossetter, Shelley; Tobin, Thomas C. (18 tháng 10 năm 2012). “Louis Farrakhan renews call for self-determination among Nation of Islam followers”. Tampa Bay Times. Bản gốc lưu trữ 5 Tháng mười một năm 2012. Truy cập 19 Tháng mười một năm 2012. |3=Mohammed, Asahed (28 tháng 2 năm 2013). “Nation of Islam Auditors graduation held for third Saviours' Day in a row”. Final Call. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2013. }}
  4. ^ a b c Atack, Jon (1990). A Piece of Blue Sky: Scientology, Dianetics and L. Ron Hubbard Exposed. Lyle Stuart Books. ISBN 081840499X. OL 9429654M.
  5. ^ Encyclopedia of Religious Freedom, Catharine Cookson, Taylor & Francis, 2003, ISBN 0-415-94181-4.(page 430/431)
  6. ^ Philosophers and Religious Leaders: An Encyclopedia of People Who Changed the World, Christian D. Von Dehsen & Scott L. Harris, Greenwood Publishing Group, 1999, ISBN 1-57356-152-5. (page 90).
  7. ^ “Official Church of Scientology Video: Auditing in Scientology, Spiritual Counseling”. www.scientology.org. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2015.
  8. ^ Garrison, Omar V. (1974). The Hidden Story of Scientology. Secaucus, NJ: Citadel Press, Lyle Stuart, Inc. tr. 23–24. ISBN 978-0-8065-0440-7.
  9. ^ Melton, J. Gordon (2000). Massimo Introvigne (biên tập). The Church of Scientology. Signature Books. ISBN 978-1-56085-139-4.
  10. ^ Lewis, James R. (1997). “Clearing the Planet: Utopian Idealism and the Church of Scientology”. Syzygy, Journal of Alternative Religion and Culture. 6 (1–2): 287. ISSN 1059-6860.
  11. ^ “Of Two Minds”. Time. 24 tháng 7 năm 1950. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2008.
  12. ^ Lewis, Jim R., and Olav Hammer, eds. Handbook of Religion and the Authority of Science. Brill, 2010., pg 757
  13. ^ Hubbard, L. R. Scientology: the fundamentals of thought. E.E. Manney, (1956), chapter one
  14. ^ Stearns, Frederick R. (March 1951). "Dianetics". Clinical Medicine.
  15. ^ Hubbard, L. Ron. Technical Bulletins of Dianetics & Scientology. 2. tr. 32.
  16. ^ St Petersburg Times, "Scientology", p. 17
  17. ^ JCA-35
  18. ^ Sappell, Joel; Robert W. Welkos (28 tháng 6 năm 1990). “Costly Strategy Continues to Turn Out Bestsellers Series: The Scientology story. Today: The Making of a Best-Selling Author. Fifth in a six-part series”. Los Angeles Times.
  19. ^ Genter, R. (2017). Constructing a Plan for Survival: Scientology as Cold War Psychology. Religion and American Culture, 27(2), 159-190.
  20. ^ Wallis, R. (1978). The road to total freedom: A sociological analysis of Scientology
  21. ^ Mcconahay, J. B. (1977). The road to total freedom: A sociological analysis of Scientology. Psyccritiques, 22(10), 784-785.

Tham khảo

  • Behard, Richard: (May 6, 1991). "The Thriving Cult of Greed and Power". Time.
  • Breuer J, Freud S, "Studies in Hysteria", Vol II of the Standard Edition of the Complete Psychological Works of Sigmund Freud (Hogarth Press, London, 1955).
  • Fischer, Harvey Jay: "Dianetic therapy: an experimental evaluation. A statistical analysis of the effect of dianetic therapy as measured by group tests of intelligence, mathematics and personality. " Abstract of Ph.D. thesis, 1953, New York University
  • Fox, Jack et al.: An Experimental Investigation of Hubbard's Engram Hypothesis (Dianetics) in Psychological Newsletter, 1959, 10 131-134 [1]
  • Freeman, Lucy: "Psychologists act against Dianetics", The New York Times, 9 September 1950
  • Hayakawa, S. I.: "From Science-Fiction to Fiction-Science", in ETC: A Review of General Semantics, Vol. VIII, No. 4. Summer, 1951 [2]
  • Lee, John A.: Sectarian Healers and Hypnotherapy, 1970, Ontario
  • Miscavige, David: Speech to the International Association of Scientologists, 8 October 1993
  • O'Brien, Helen: Dianetics in Limbo. Whitmore, Philadelphia, 1966
  • Streissguth, Thomas: Charismatic Cult Leaders. The Oliver Press, Inc., 1995
  • van Vogt, A.E.: Dianetics and the Professions, 1953
  • Williamson, Jack: Wonder's Child: my life in science fiction. Bluejay Books, New York, 1984

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia