Thebes, Ai Cập

Thebes
Waset
Θῆβαι
Các cột trụ của Đại sảnh Hypostyle
Thebes, Ai Cập trên bản đồ Ai Cập
Thebes, Ai Cập
Vị trí tại Ai Cập
Vị tríLuxor, Luxor, Ai Cập
VùngThượng Ai Cập
Tọa độ25°43′14″B 32°36′37″Đ / 25,72056°B 32,61028°Đ / 25.72056; 32.61028
LoạiKhu định cư
Tên chính thứcThebes cổ cùng với Necropolis của nó
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩni, iii, vi
Đề cử1979 (Kỳ họp 3)
Số tham khảo87
VùngChâu Phi

Thebes (tiếng Hy Lạp: Θῆβαι Thēbai; tiếng Ả Rập: طيبة) là một trong những thành phố quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại; hai vương triều thứ 11thứ 18 đã dùng nó làm thủ đô. Thebes nằm bên bờ đông của sông Nil và cách Địa Trung Hải khoảng 800 km về phía Nam. Thành phố này không chỉ nổi tiếng vì các hoạt động văn hóa, hành chính... trong thời Ai Cập cổ đại và còn được Homer ca tụng trong tác phẩm Illiad của ông; ngày nay Thebes là một trung tâm khảo cổ cho Ai Cập học với những di tích nổi tiếng như Thung lũng các vị vua, đền Karnak, đền Luxor... cũng như các lăng mộ của các vị pharaông.

Thành phố cổ Thebes và các di tích khảo cổ tại đó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979.

Nguồn gốc tên gọi

wꜣs.t
"Thành phố của cây quyền trượng"[1]
bằng chữ tượng hình
R19
wꜣs.t
"Thành phố của cây quyền trượng"
bằng chữ tượng hình
R19t
niwt
niw.t rs.t
"Thành phố miền Nam"[2]
bằng chữ tượng hình
niwt
t Z1
M24t
iwnw-sm'
"Heliopolis của phía Nam"[3]
bằng chữ tượng hình
O28nw
niwt
Sma

Người Ai Cập cổ đại ban đầu biết đến Thebes với tên gọi là Wo'se hoặc Wase. Một was là một cây quyền trượng của các vị pharaon. Từ giai đoạn cuối của thời kỳ Tân Vương quốc trở đi, Thebes được biết đến trong tiếng Ai Cập là Niwt-'Imn, "Thành phố của Amun". Amun là vị thần đứng đầu trong số bộ ba vị thần của Thebes, các vị thần còn lại là MutKhonsu. Tên gọi này của Thebes xuất hiện trong Kinh thánh như là thành phố "Nōʼ ʼĀmôn" (נא אמון) trong tác phẩm Sách Nahum [4] và là thành phố "No" (נא) được đề cập trong sách Ezekiel [5]sách Jeremiah[6][7]

Thebes là tên gọi trong tiếng La tinh của Thebai, cách gọi theo tiếng Hy Lạp của tên gọi Ta-pe trong ngôn ngữ bình dân của người Ai Cập. Đây là tên gọi địa phương dành cho khu phức hợp đền Karnak ở bờ phía bắc của thành phố chứ không phải bản thân nó. Ngay từ thời điểm sử thi Iliad của Homer ra đời,[8] người Hy Lạp đã phân biệt Thebes của người Ai Cập như là thành phố Thebes của Trăm Cánh Cổng (Θῆβαι ἑκατόμπυλοι, Thēbai hekatómpyloi) hoặc thành phố Thebes Trăm Cổng, trái ngược với thành phố "Thebes của Bảy Cánh Cổng "(Θῆβαι ἑπτάπυλοι, Thēbai heptapyloi) ở Boeotia, Hy Lạp[n 1]

Theo cách hiểu của người Hy Lạp, Amun giữ vai trò giống như là Zeus Ammon. Do đó, tên gọi này được dịch sang tiếng Hy Lạp là Diospolis, "Thành phố của Zeus". Để phân biệt nó với các thành phố khác cũng sử dụng tên gọi này, nó được gọi là Đại Diospolis (Διόσπολις Μεγάλη, Dióspolis Megálē, tiếng Latin: Diospolis Magna). Tên gọi theo tiếng Hy Lạp này đã được sử dụng rộng rãi hơn sau khi Alexander Đại Đế chinh phục Ai Cập, khi đó đất nước này được cai trị bởi triều đại Ptolemaios gốc Macedonia.

Lịch sử

Cổ vương quốc

Khu nghĩa địa Thebes

Thebes đã có người cư trú từ khoảng năm 3200 TCN [10]. Nó là thủ phủ của Waset, nome thứ tư của Thượng Ai Cập. Vào thời điểm đó, nó mới chỉ là một trạm giao thương nhỏ trong khi Memphis giữ vai trò như là nơi cư ngụ hoàng gia của các pharaon thời Cổ vương quốc. Mặc dù không có công trình kiến trúc nào còn tồn tại ở Thebes có tuổi đời lâu hơn các khu vực của phức hợp đền Karnak, mà có thể có niên đại từ thời kỳ Trung vương quốc, phần dưới của một bức tượng Pharaon Nyuserre thuộc vương triều thứ 5 đã được tìm thấy ở Karnak. Một bức tượng khác được vị vua của vương triều thứ 12 Senusret hiến dâng có thể đã bị chiếm đoạt và tái sử dụng, bởi vì bức tượng này có khắc một đồ hình của Nyuserre trên thắt lưng của nó. Bởi vì bảy vị vua của các vương triều từ thứ 4 đến thứ 6 xuất hiện trên bản danh sách vua Karnak, cho nên có lẽ đã có ít nhất một ngôi đền nằm trong khu vực Thebes mà có niên đại thuộc về thời kỳ Cổ vương quốc.[11]

Thời kỳ Chuyển Tiếp đầu tiên

Vào năm 2160 TCN, một dòng dõi những vị pharaoh mới (vương triều thứ 9thứ 10) đã thống nhất Hạ Ai Cập và các vùng đất phía bắc của Thượng Ai Cập từ kinh đô của họ ở Herakleopolis Magna. Một dòng dõi đối địch (vương triều thứ mười một) có căn cứ tại Thebes đã cai trị phần còn lại của Thượng Ai Cập. Các vị vua Thebes là hậu duệ của vị hoàng thân Thebes, Intef Già. Người cháu nội của ông, Intef I là người đầu tiên của gia tộc này tuyên bố sử dụng một phần tước hiệu của pharaon, mặc dù quyền lực của ông ta không mở rộng xa hơn khu vực Thebes nói chung.

Thời kỳ Trung Vương quốc

Serekh của Intef I

Cuối cùng thì tới năm 2050 TCN, người con trai của Intef IIIMentuhotep II (nghĩa là "Montu được hài lòng"), đã chiến thắng được phe Herakleopolis và tái thống nhất lại Ai Cập một lần nữa dưới sự cai trị của một vị vua, và do đó đã bắt đầu thời kỳ được biết đến ngày nay với tên gọi Trung vương quốc. Mentuhotep II trị vì trong 51 năm và đã xây dựng ngôi đền tang lễ đầu tiên ở Deir el-Bahri, và nó thường được coi như là nguồn cảm hứng cho ngôi đền lớn hơn được xây dựng ngay bên cạnh sau này bởi Hatshepsut dưới thời vương triều thứ 18. Sau những sự kiện này, vương triều thứ 11 đã nhanh chóng sụp đổ, chỉ trong vòng chưa đến 20 năm từ thời điểm Mentuhotep II qua đời cho đến khi Mentuhotep IV băng hà một cách bí ẩn.

Dưới thời vương triều thứ 12, Amenemhat I đã di chuyển trung tâm quyền lực về phía Bắc tới Itjtawy. Thebes tiếp tục lớn mạnh như là một trung tâm tôn giáo bởi vì vị thần địa phương Amun đã ngày càng trở nên nổi tiếng trên khắp Ai Cập. Những tàn tích lâu đời nhất của một đền thờ dành riêng cho thần Amun có niên đại thuộc về triều đại vua Senusret I.[11] Vào thời kỳ Trung vương quốc, Thebes đã là một thành phố có quy mô lớn. Thành phố này có chiều dài ít nhất là 1 km và nằm trên một khu vực có diện tích 50 hecta. Tàn tích còn lại của hai tòa cung điện cũng đã được phát hiện.[12]

Bắt đầu từ giai đoạn nửa sau của vương triều thứ 12, một nhóm những cư dân người Canaan đã bắt đầu định cư ở phía đông đồng bằng châu thổ sông Nile. Họ cuối cùng đã thiết lập nên vương triều thứ 14 tại Avaris vào khoảng năm 1805 TCN hoặc khoảng năm 1710 TCN. Bằng cách đó, những cư dân châu Á này đã thiết lập quyền bá chủ đối với phần lớn khu vực đồng bằng châu thổ, ngăn cách các vùng lãnh thổ này ra khỏi ảnh hưởng của vương triều thứ 13, mà vào lúc này đã kế tục vương triều thứ 12.[13]

Thời kỳ Chuyển tiếp Thứ Hai

Miêu tả người Châu Á (trái) và người Ai Cập (phải). Thủ lĩnh của người châu Á được gán cho tên gọi như là "Vua của vùng đất ngoại quốc", Ibsha.

Một làn sóng thứ hai của những cư dân châu Á gọi là người Hyksos (xuất phát từ Heqa-khasut, "các vị vua của những vùng đất ngoại quốc" như cách người Ai Cập gọi những vị thủ lĩnh của họ) di cư đến Ai Cập và tàn phá trung tâm quyền lực của người Canaan ở Avaris, rồi bắt đầu vương triều thứ 15 ở đó. Các vị vua Hyksos giành được thế thượng phong ở vùng Hạ Ai Cập vào đầu thời kỳ Chuyển tiếp thứ hai (1657-1549 TCN).[14] Khi người Hyksos chiếm được Memphis trong hoặc một thời gian ngắn ngay sau triều đại của Merneferre Ay (khoảng năm 1700 TCN), các vị vua của vương triều thứ 13 đã bỏ chạy về phía nam tới Thebes và nó đã được khôi phục làm kinh đô của vương quốc.[15]

Di tích

Xem thêm

Thư viện ảnh về Thebes

Chú thích

  1. ^ Pausanias records that owing to its "connection" with the Egyptian city, the Boeotian Thebes also had an idol and temple of Amun from the 5th century BC.[9]

Tham khảo

  1. ^ Adolf Erman and Hermann Grapow: Wörterbuch der ägyptischen Sprache. Akademie Verlag, Berlin 1971. p. 259.
  2. ^ Erman/Grapow: Wörterbuch der ägyptischen Sprache, p. 211.
  3. ^ Erman/Grapow: Wörterbuch der ägyptischen Sprache, pp. 54,479.
  4. ^ Nahum 3:8.
  5. ^ Ezekiel 30:14–16.
  6. ^ Jeremiah 46:25.
  7. ^ Huddlestun, John R. "Nahum, Nineveh, and the Nile: The Description of Thebes in Nahum 3:8–9." Journal of Near Eastern Studies, vol. 62, no. 2, 2003, pp. 97–98.
  8. ^ Iliad, IV.406 and IX.383.
  9. ^ Description of Greece, IX.16 §1.
  10. ^ Karnak (Thebes), Egypt. Ancient-wisdom.co.uk. Truy cập 2013-07-29.
  11. ^ a b Egypt: Thebes, A Feature Tour Egypt Story. http://www.touregypt.net/. Truy cập 2016-02-06.
  12. ^ Barry J. Kemp: Ancient Egypt, Anatomy of a Civilization, Second Edition, New York 2006, ISBN 9780415235501, pp. 225-229
  13. ^ Wilkinson, Toby (2011). The Rise and Fall of Ancient Egypt. New York: Random House. tr. 560. ISBN 9780747599494., pp. 183-187
  14. ^ Wilkinson (2011), pp. 188 ff.
  15. ^ Daphna Ben Tor: Sequences and chronology of Second Intermediate Period royal-name scarabs, based on excavated series from Egypt and the Levant, in: The Second Intermediate Period (Thirteenth-Seventeenth Dynasties), Current Research, Future Prospects edited by Marcel Maree, Orientalia Lovaniensia Analecta, 192, 2010, p. 91

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia