Thổ dân châu Úc

Thổ dân Úc
Tổng dân số
669.881 (2011)
3% dân số Úc (2011)[1]
Khu vực có số dân đáng kể
 New South Wales: 208.476 (2,89%)

 Queensland: 188.954 (4,22%)
 Tây Úc: 88.270 (3,75%)
 Lãnh thổ Bắc Úc: 68.850 (29,77%)
 Victoria: 47.333 (0,85%)
 Nam Úc: 37.408 (2,28%)
 Tasmania: 24.165 (4,72%)

 Lãnh thổ thủ đô Úc: 6.160 (1,67%)
Ngôn ngữ
Hàng trăm ngôn ngữ thổ dân Úc (đa số đã, hoặc gần tuyệt chủng), tiếng Anh Úc, tiếng Anh thổ dân Úc, tiếng Creole Eo biển Torres, tiếng Kriol
Tôn giáo
Kitô giáo 73%
Phi tôn giáo 24%
Tôn giáo Thổ dân truyền thống 1%
Sắc tộc có liên quan
xem Danh sách tên các nhóm Thổ dân Úc

Thổ dân Úcthổ dân ở lục địa Úc và các đảo của eo biển Torres, là hậu duệ của nhóm người tồn tại ở Úc và các đảo chung quanh lục địa này trước quá trình thực dân hóa của người châu Âu diễn ra. Những di chỉ con người sớm nhất tìm thấy ở Úc là Di cốt hồ Mungo, với niên đại khoảng 40.000 năm,[2] mặc dù thời điểm đến vùng này đầu tiên Thổ dân Úc là một vấn đề tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu, với con số niên đại xa nhất cỡ 125.000 năm.[3]

Có sự đa dạng rất lớn giữa các cộng đồng và các xã hội bản địa khác nhau ở Úc, mỗi cộng đồng đều có  các nền văn hóa, phong tục và ngôn ngữ của riêng mình. Ngày nay tại Úc các nhóm này được chia thành các cộng đồng địa phương.[4] Tại thời điểm định cư ban đầu của người châu Âu, hơn 250 ngôn ngữ được sử dụng; ước tính 120-145 trong số này vẫn được sử dụng, nhưng chỉ 13 ngôn ngữ không bị đe dọa tuyệt chủng.[5][6] Thổ dân ngày nay hầu như chỉ nói tiếng Anh, với các cụm từ và các từ của ngôn ngữ thổ dân được thêm vào để tạo ra tiếng Anh thổ dân Úc (vốn cũng có ảnh hưởng hữu hình của ngôn ngữ bản địa trong cách ngữ âm và cấu trúc ngữ pháp). Dân số của thổ dân người Úc tại thời điểm người châu Âu đến định cư được ước tính vào khoảng 318.000[7] và 1.000.000[8] với sự phân bố dân cư tương tự như của dân số Úc hiện nay, phần lớn sống ở phía đông, tập trung dọc theo sông Murray.[9]

Tham khảo

  1. ^ Estimates of Aboriginal and Torres Strait Islander Australians, June 2011, Australian Bureau of Statistics.
  2. ^ design@grafx.com.au, Richard Czeiger. “Mungo Lady and Mungo Man | Share Mungo Culture | Visit Mungo National Park”. www.visitmungo.com.au. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ Bindon, P. A. (1997). “Aboriginal people and granite domes” (PDF). Journal of the Royal Society of Western Australia (80): 173–179. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ Hodge, Robert (1990). “Aboriginal truth and white media: Eric Michaels meets the spirit of Aboriginalism”. The Australian Journal of Media & Culture. 3 (3). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ “LANGUAGES OF ABORIGINAL AND TORRES STRAIT ISLANDER PEOPLES - A UNIQUELY AUSTRALIAN HERITAGE”. Australian Bureau of Statistics. Australian Bureau of Statistics. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2015.
  6. ^ "Community, identity, wellbeing: The report of the Second National Indigenous Languages Survey" AIATSIS Lưu trữ 2015-04-24 tại Wayback Machine, 2014.
  7. ^ 1301.0 – Year Book Australia, 2002 Australian Bureau of Statistics ngày 25 tháng 1 năm 2002
  8. ^ Gough, Myles (ngày 11 tháng 5 năm 2011) Prehistoric Australian Aboriginal populations were growing.
  9. ^ Pardoe, C. (2006). “Becoming Australian”. Before Farming. 2006: 1–21. doi:10.3828/bfarm.2006.1.4.

Đọc thêm

  • Condon, J. R., Barnes, T., Cunningham. J. & Smith. L 2004) Demographic characteristics and trends of the Northern Territory Indigenous population, 1966 to 2001. Cooperative Research Centre for Aboriginal Health. ISBN 1-920969-03-9

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Indigenous peoples by continent

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia