Thần kinh trụ

Thần kinh trụ
Thần kinh trụ ở phía dưới, bên trái hình
Thần kinh chi trên.
Latinh nervus ulnaris
Phân bố Cơ gấp cổ tay trụ
Cơ gấp chung các ngón tay sâu
Cơ giun
Cơ đối chiếu ngón tay út
Cơ gấp ngón tay út ngắn
Cơ giạng ngón tay út
Cơ gian cốt
Cơ khép ngón tay cái
Từ C8, T1 (nhánh tử Bó trong)

Trong giải phẫu người, thần kinh trụ (tiếng Anh: ulnar nerve; tiếng Pháp: le nerf ulnaire) là dây thần kinh chạy gần xương trụ. Dây chằng bên trong khớp khuỷu tay liên quan mật thiết đến thần kinh trụ. Đây là thần kinh lớn nhất trong cơ thể người không được cơ hoặc xương bảo vệ, vì vậy hay gặp chấn thương.

Thần kinh trụ gây ra cảm giác giống như bị điện giật khi có tác động mạnh từ phía sau hoặc phía dưới (khi khuỷu tay gập) mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay, nguyên nhân là do thần kinh trụ bị mắc kẹt giữa xương và da. Vì cảm giác tê bì này hay gặp trong cuộc sống, nên tiếng Anh xuất hiện danh từ "xương cười" (funny bone), chơi chữ dựa trên hai từ đồng âm: humerus (xương cánh tay) và từ humorous (hài hước).[1][2]

Cấu trúc

Cánh tay

Thần kinh trụ có nguyên ủy từ rễ C8 - T1 (đôi khi còn mang sợi từ C7 phát sinh từ bó ngoài), hợp lại thành bó trong của đám rối thần kinh cánh tay, đi xuống và vào trong động mạch cánh tay, đến đầu bám của cơ quạ cánh tay (5 cm trên bờ trong của xương cánh tay). Sau đó, nó đâm thủng vách gian cơ, đi vào ô cánh tay sau cùng các mạch máu trụ trên. Thần kinh chạy góc giữa-sau xương cánh tay, qua sau mỏm trên lồi cầu trong (trong khe thần kinh trụ, có thể sờ được bằng tay).[3]

Cẳng tay

Thần kinh trụ không đi trong hố trụ (cubital fossa). Nó đi vào ô cẳng tay trước, giữa hai đầu của cơ gấp cổ tay trụ, đi dọc theo bờ ngoài của cơ này. Thần kinh trụ chạy giữa cơ gấp các ngón tay nông (ngoài) và cơ gấp các ngón tay sâu (trong). Gần cổ tay, thần kinh đi nông hơn mạc gân gấp, được dây chằng trong khớp cổ tay che phủ.[3]

Ở cẳng tay, thần kinh tạo ra các nhánh sau:[4] :700

Bàn tay

Thần kinh trụ đi vào lòng bàn tay qua ống Guyon (ống trụ), đi nông hơn mạc gân gấp, phía ngoài xương đậu.[3]

Ở đây thần kinh chia thành các nhánh sau:[4]

Chức năng

Thần kinh trụ điều khiển các chuyển động tinh tế của ngón tay.[3]

Cảm giác

Chi phối bì chi trên bên phải. Thần kinh trụ chi phối vùng da trên bàn tay có màu xanh nhạt.

Thần kinh trụ chi phối cảm giác da cho ngón tay thứ năm, nửa giữa của ngón thứ tư và phần tương ứng trên lòng bàn tay:

Vân động

Thần kinh trụ và các nhánh của nó chi phối:

Bàn tay vuốt trụ do thần kinh trụ bị tổn thương.

Ý nghĩa lâm sàng

Thần kinh trụ bị tổn thương phổ biến nhất quanh khuỷu tay.[6] Một số bệnh nhân bị phong (hủi), các cơ do dây trụ vân động bị liệt, biểu hiện rõ nhất ở bàn tay là mô út bị teo, ngón út và ngón nhẫn luôn ở tư thế đốt I bị duỗi, đốt II và III bị gấp, gọi là bàn tay vuốt trụ (ulnar claw, do các cơ gian cốt và các cơ giun 3 - 4 bị liệt, không kéo được phần cuối cả các gân duỗi tương ứng).[5]

Hình ảnh bổ sung

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Hendrickson, Robert A. The Facts on File Encyclopedia of Word and Phrase Origins (Facts on File Writer's Library). New York: Checkmark Books. tr. 281. ISBN 0-8160-5992-6.
  2. ^ “funny bone”. Cambridge Dictionary. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2020.
  3. ^ a b c d e f Krishna, Garg (2010). “8 - Arm”. BD Chaurasia's Human Anatomy (Regional and Applied Dissection and Clinical) Volume 1 - Upper limb and thorax . India: CBS Publishers and Distributors Pvt Ltd. tr. 91,110,111. ISBN 978-81-239-1863-1.
  4. ^ a b Ellis, Harold; Susan Standring; Gray, Henry David (2005). Gray's anatomy: the anatomical basis of clinical practice. St. Louis, Mo: Elsevier Churchill Livingstone. tr. 726. ISBN 0-443-07168-3.
  5. ^ a b c Trịnh Văn Minh 2017, tr. 167 – 170.
  6. ^ Selby, Ronald; Safran, Marc; O'brien, Stephen (2007). “Practical Orthopaedic Sports Medicine & Arthroscopy, 1st edition: Elbow Injuries”. msdlatinamerica.com. Lippincott Williams & Wilkins. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2020.
Sách

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia