Xem các bài viết đã được chọn: 1 • 2 • 3 • 4 • 5 • 6 • 7
Ứng cử lại
Bạn có thể ứng cử lại các bài đã thất cử của tuần trước miễn là thỏa mãn các điều kiện sau:
Được mở rộng hoặc viết mới trong vòng 14 ngày, tính từ ngày đầu tiên mở rộng/viết mới đến ngày ứng cử.
Đáp ứng đủ các điều kiện cần của một bài viết được lên Trang Chính (dung lượng, không dịch máy, văn phong trung lập, có nguồn gốc, mang tính bách khoa, không lỗi chú thích,...).
Thất cử BCB của tuần trước.
Đã cải thiện bài dựa trên các ý kiến từ ban xét duyệt.
Không chắc. Câu đầu tiên kiểm chứng được. Câu thứ hai: ko tiếp cận được nguồn từ một IP ở châu Âu. Bưng mặt Nội dung mở rộng tính di du nhất là từ ngày 10 tháng 7 là xấp xỉ 3000 byte nên... hơi khó. --Băng Tỏa (thảo luận) 19:03, ngày 22 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Tuanminh01: Không biết anh Tuấn Minh có còn hứng thú ứng cử bài viết này không ạ? Nếu có thì anh có thể bổ sung nguồn cho câu đề cử được không ạ? Em sẽ cố gắng giúp đỡ về phần văn phong dịch thuật trong khả năng của em. --Băng Tỏa (thảo luận) 09:04, ngày 27 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Không chắc: Vì antiwarsongs.org là nguồn tự xuất bản. Thư ký xác nhận: Nguồn thứ 2 của Đại diện Chính phủ Khu vực Kurdistan ở Ba Lan có thể sử dụng được--風花雪月15:01, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Đông Minh: Cái này là khiếu hài hước khô mà. Bạn ko thấy tất cả đều ở trong ngoặc kép à? Tôi phải coi qua bài, đọc nguồn hết rồi mới dám nhường đấy. Xin rút kinh nghiệm, lần sau để phải mở ngoặc ghi thêm "câu này chỉ dành cho anh DHN đọc". --Băng Tỏa (thảo luận) 14:11, ngày 22 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thư ký xác nhận Đằng nào quà cũng bị bóc rồi nên thôi giờ bóc nốt luôn thể. Bài dịch tốt, không có vấn đề gì cả. Được dịch đầy đủ từ bên enwiki. Là bài BCB của enwiki. Thông tin kiểm chứng được. Nguồn đáng tin. --Băng Tỏa (thảo luận) 03:42, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Đức Anh: Có mấy lỗi về dấu cách của chú thích. Nhìn chung là dịch không sai nhưng vẫn chưa tự nhiên. "Every month of Kartik" bạn nên dịch là "vào tháng Kartik hàng năm" sẽ đúng nghĩa hơn. "Thêm 7 ngày" nên dịch là "kéo dài" hoặc "gia hạn". "Khi chơi" nên dịch là "khi vở kịch diễn ra". --Băng Tỏa (thảo luận) 16:33, ngày 20 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thư ký xác nhận Bài trông có vẻ ngắn nhưng thật ra đã được dịch đầy đủ từ bên enwiki qua. Là BCB của enwiki. Sau khi sửa thì bài không còn vấn đề gì nữa. Thông tin kiểm chứng được. --Băng Tỏa (thảo luận) 14:31, ngày 22 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@DHN: Có cái này hả anh? Anh còn... Đức hơn em nữa. Chẳng lẽ em lại bảo anh soạn hẳn ra văn bản "Các nguyên tắc của DHN" rồi email cho em đọc để lần sau em còn... biết đường mà lần. P/S: Không, không phải sarcasm đâu. Em nói thiệt đó. =)) --Băng Tỏa (thảo luận) 02:17, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Đức Anh: Không thấy nguồn khẳng định ngày tháng tạo ra nên không thể nói số tuổi chính xác được. Nguồn Kathmandu Post thì nói vũ điệu này được "khởi đầu" vào năm 1641, có nghĩa là tính từ lần biểu diễn đầu tiên - nếu tính vậy thì lần biểu diễn tới là lần thứ 379 380 (có nghĩa là đã múa được 378 379 lần rồi). Nếu muốn ghi rõ số 379 thì nên ghi là "ở năm thứ 379" chứ chưa thể khẳng định là 379 năm tuổi. NHD (thảo luận) 04:54, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
DHN: Ây, cạn lời. Bên enwiki họ ghi thế được thì bên mình cũng được chứ sao. Sai số có hơn 2 tháng mà gắt quá. Với lại sáng tác là một chuyện, còn khi nào được biểu diễn và khi nào trở thành một buổi biểu diễn hàng năm lại là một chuyện khác. Đâu nhất thiết phải ghi chính xác số tuổi, chỉ cần ghi số làm tròn là được rồi! Mà bài BCB giật gân có 2 tháng mà cứ làm quan trọng hóa lên? Nếu thế thì tôi đành rút lại, nhờ BQV xóa đi, 2 tháng sau tôi viết lại, đem ra ứng vậy ha:)))) Jonathan Galindo Đã đến Wikipedia 05:20, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Đức Anh: Việc kiểm chứng bài bên tiếng Việt độc lập việc kiểm chứng bên tiếng Anh (dĩ nhiên có thể dùng tham khảo) cho nên có thể có kết quả khác nhau. Tôi thấy sửa đổi một vài chữ cho chính xác hơn đâu có sao, đâu cần phải nhất thiết y hệt bên tiếng Anh. Bạn nghĩ sao?:) NHD (thảo luận) 05:24, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Đức Anh: Không phải tôi bênh KĐV nhưng không thể nói là "tại vì bên enwiki làm vậy nên mình cũng như vậy". Enwiki không phải là thánh. Không phải cái gì của họ cũng là đúng, là chuẩn mực, và nên được bắt chước theo. Ở bên đó số lượng thành viên đông kinh khủng khiếp, nên tiêu chuẩn duyệt BCB rất phụ thuộc vào người duyệt. Có người khó, có người dễ. vô hình chung, chất lượng cũng sẽ hên xui hơn là chỉ có một người giám khảo khó tính duyệt. Vả lại, bạn chỉ cần chỉnh lại lời cho câu đề cử là được mà? --Băng Tỏa (thảo luận) 06:51, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Băng Tỏa: Xin lỗi chứ BCB thì nên giữ một cái đầu thoải mái tí. Giống như việc viết "Một cô chị đã 25 tuổi nhưng vẫn chưa lấy chồng", cho dù cô ấy còn 2 tháng nữa mới đủ 25 tuổi. Nhưng nó hay hơn việc viết "Một cô chị sinh từ năm 1995 nhưng vẫn chưa lấy chồng", nghe buồn cười không đỡ được:)) Jonathan Galindo Đã đến Wikipedia 07:01, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Baoothersks: Bạn cứ đưa hình muốn sử dụng ở bên đề cử để tôi ưu tiên sử dụng hình nếu đủ tiêu chí (hình tự do, tránh "phản cảm"). Tôi thường ưu tiên các hình ảnh đề tài hiếm sử dụng ở các mục khác trên trang chính (nhất là tin tức). NHD (thảo luận) 00:58, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Baoothersks: Ôi bạn ơi, hình này phản cảm quá, đăng hình ảnh trần truồng thế này lên trang chính không được đâu. Đề nghị lấy hình khác đi, ít nhất là hình nào nó có lông á, chứ thế này hở hang quá đó.#DarkHumor --風花雪月12:42, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thư ký xác nhận Đã sửa một vài lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ tiếng Việt cho tự nhiên hơn. Bài được dịch đầy đủ từ enwiki sang. Không có vấn đề gì khác. Thông tin cho câu đề cử đầu tiên kiểm chứng được trong nguồn này. Thông tin cho câu đề cử thứ hai nằm trong nguồn này, nhưng nguồn chỉ nói là "trong món này không có bia [hoặc cồn]", không nói gì đến "sử dụng" (hay ám chỉ đến cách thức sản xuất). --Băng Tỏa (thảo luận) 01:07, ngày 26 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
...do nhiều dầu mỡ và có độ béo ngậy cao, nên một số tín đồ của gà rán phải giới hạn số lần ăn món này trong một năm, để giữ cho lượng chất béo của họ nằm ở mức hợp lý?
...trong số các bộ phận khác nhau của gà được đem đi rán, cánh thường chứa nhiều chất béo nhất, với gần 40 gam chất béo trong 100 gam cánh; tuy nhiên, gà rán nguyên con trung bình chỉ chứa khoảng 12 gam chất béo trong mỗi 100 gam thịt?
...gà rán là một trong những lựa chọn hàng đầu cho "bữa ăn tối chủ nhật", đồng thời cũng xuất hiện trong nhiều ngày lễ như Quốc khánh hay các cuộc họp mặt?
...Burger King đã phải gỡ một quảng cáo gà rán vì bị cáo buộc phân biệt chủng tộc? (BCB bên En)
@DHN: Dạ được nhưng hành văn tiếng Việt hơi kỳ ạ. Anh dịch từ "fried chicken has stereotypically been associated with..." hả? Liệu em có được phép sửa lại thành:
@Nguyenhai314: Lỗi dịch: không phải là "những tác phẩm Marie viết lúc về già với những tác phẩm bà viết lúc trẻ" =)) Ý chỗ đó là: nếu như cho rằng bà Marie trẻ này chính là "Old Marie" mà Hermann Grimm từng đề cập tới thì sẽ vỡ lẽ ra được nhiều điều (hợp lý).
Tiện đây tóm tắt luôn cho anh DHN đỡ phải đọc nguồn =)) Trong nguồn Rölleke Heinz (1991) trang 105-106 ghi: trong những câu chuyện mà Hermann Grimm (con trai của Wilhelm Grimm) viết, ông có credit người kể chuyện là bà "Old Marie" nên người ta đặt nghi vấn coi đó là bà Marie nào thì bà Marie Hassenpflug này hội đủ các tiêu chuẩn: dòng dõi quý tộc, học vấn cao, gia đình thấm nhuần văn hóa Pháp (tức là chắc chắn biết các câu chuyện cổ tích gốc của Charles Perrault – một nhà văn Pháp). Nhưng nguồn cũng ghi rõ là hai anh em nhà Grimm không hề nêu tên đích danh người đóng góp (contributors). Giọng văn thì nghe giống như họ chỉ đang đặt giả thuyết. Các nguồn sách thì không tiếp cận được. Còn trong nguồn áp phích giới thiệu về nhà bà Hassenpflug của thành phố(tiếng Đức) xác nhận là nhà bà này có quen biết với anh em nhà Grimm, rằng ba chị em nhà Hassenpflug thuộc trong số những người đóng góp quan trọng nhất cho các truyện cổ tích Grimm. --Băng Tỏa (thảo luận) 01:30, ngày 21 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314: Bài có một số lỗi dịch thuật lớn (đã sửa): sửa vai vế các thành viên trong gia đình bà (bà là chị cả), "post" là chức vụ chứ không phải bưu điện, "estate" là nơi ở chứ không chỉ đến tài sản, và dịch sai nghĩa câu nói về "old Marie" (như đã giải thích trên). NHD (thảo luận) 03:51, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ghi chú của thư kí: Mình đọc bài bên jawiki thì thấy ghi là "các anh hùng/siêu anh hùng hiệu ứng đặc biệt" (special effects heroes), bạn có thể sửa lại được không? Theo như mình hiểu thì cái ông ấy thích là các nhân vật siêu anh hùng trong các bộ phim kỹ xảo kiểu Tokusatsu chứ không phải chỉ kỹ xảo không. Ở câu đầu tiên của mục "Sự nghiệp" nên ghi rõ là năm hai, năm ba trung học phổ thông. Nếu không độc giả có thể hiểu nhầm thành năm hai, năm ba đại học. --Băng Tỏa (thảo luận) 20:54, ngày 20 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: đã chỉnh sửa theo đề xuất của em. Cảm ơn rất nhiều. Nếu thấy có vấn đề, em có thể chỉnh sửa thẳng trực tiếp vào bài, kèm ghi chú nhắc nhở trong phần lịch sử là quá tốt. Sự tin tưởng. --Nguyên III và lúc này 14:09, ngày 21 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@The Earth Nguyen: Mình không dám mạo phạm a. Tốt nhất vẫn là nên để cho tác giả tự sửa bài.:) Nhưng mình có sửa lại câu đề cử của bạn. Mong là bạn không phiền. Nếu được bạn nên nghĩ thêm một câu đề cử nữa, vì anh DHN hơi... khó tính.
Thư ký xác nhận Bài trông có vẻ hơi ngắn nhưng thật ra đã được dịch đầy đủ từ bên enwiki và có một số ý được thêm thắt từ jawiki. Sau khi đã sửa thì bài không có vấn đề gì cả. Thông tin kiểm chứng được. --Băng Tỏa (thảo luận) 16:30, ngày 21 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ý trên đặc biệt hơn, vì chuyện một họa sĩ hay bất cứ ai trong bất kỳ ngành nghề nào thời bé từng không hứng thú với lĩnh vực trong tương lai của họ là chuyện hết sức bình thường. --minhhuy(thảo luận)04:15, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Có lẽ với người có chút tìm hiểu qua về lĩnh vực này sẽ thấy nó đặc biệt, vì những ai lần đầu tham gia và đoạt luôn giải Tezuka (một giải thưởng danh giá) hẳn nhiên phải có triển vọng và ước mơ trở thành một mangaka hay ít nhất là đam mê manga, trong khi nhân vật này về sau là một tác giả tên tuổi, lần đầu tham gia cuộc thi này lại là vì tiền chứ không vì đam mê, sẽ là một cái fact rất thú vị. Tất nhiên, tôi chỉ gợi ý chứ không khẳng định ý này đủ tiêu chuẩn. --minhhuy(thảo luận)04:42, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thư ký xác nhận Câu đề cử của anh Huy kiểm chứng được. Đã bổ sung thêm ref để nếu muốn có thể sửa câu đề cử lại thành "...thời trẻ mangakaKatsura Masakazu thắng cuộc thi vẽ manga Tezuka danh giá, nhưng thực chất ông tham gia vì tiền thưởng chứ không phải vì đam mê"? Không biết nghe có bôi bác quá không, hic.
@Trần Nguyễn Minh Huy: Em cám ơn anh Huy đã ra tay ạ. Giờ thì bài này có cơ hội lọt ải rồi. Tuần tới nếu anh Huy có ít thời gian rảnh, mong anh có thể bớt chút thời gian quý báu của mình và ghé qua chuyên mục BCB để sơ duyệt một bài nào đó ạ, đặc biệt là các bài liên quan đến Nhật Bản. --Băng Tỏa (thảo luận) 13:41, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
...nhóm nhạcHKT được truyền thông và người dân Trung Quốc đặt cho biệt danh "Cắt, Gội, Sấy" vì gu ăn mặc cùng phong cách thời trang của họ?
Thư ký xác nhận Ý thứ nhất các nguồn đều có thông tin này trong bài, chỉ duy "NetEase Nữ nhân" (lady.163) hình như bị lỗi, chỉ thấy mỗi phần mở đầu, không có thân bài, nhưng vẫn ghi rõ "bộ ba Cắt, Gội, Sấy" ở tiêu đề.--風花雪月14:51, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
...mặc dù được xem là "thảm họa" và bị coi thường ở quê nhà là Việt Nam, nhóm nhạcHKT lại nhận được nhiều sự chú ý từ thị trường âm nhạc Trung Quốc?
Thư ký xác nhậnY Nguồn có ghi là "không ít fan hâm mộ tại Trung Quốc" và "...nhạc [HKT] bị truyền thông Việt Nam gọi là rác rưởi, chỉ chạy theo phong cách Hàn Quốc..." --風花雪月00:25, ngày 26 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
...trong bài thơ Ly tao, Khuất Nguyên đã sử dụng phép ẩn dụ, sử dụng ngữ khí của phụ nữ bị thất sủng để oán trách việc bị Sở vương xa cách, đem quan hệ vua tôi so sánh quan hệ nam nữ?
@A: Không rõ độ tin cậy của nguồn. Yidian Zixun là công ty lớn nhưng nó là công ty TQ, còn trang này lại có tên miền TW. Bài này cũng thấy đăng ở đây nhưng trang này có vẻ là dạng blog. Tác giả Phùng Ấu Hành (馮幼衡) là một giáo sư nhưng không thấy bài đăng ở đâu khác. NHD (thảo luận) 03:27, ngày 29 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
...nhan đề bài thơ Ly tao của Khuất Nguyên được nhiều tác giả giải nghĩa bằng nhiều cách khác nhau?
@A: Mình chỉ không hiểu tại sao reference lại là "Trích dẫn"? Trong tiếng Việt, "trích dẫn" = "trích dẫn nguyên văn" = "zitieren" trong tiếng Đức, chỉ dùng khi thực sự trích dẫn nguyên văn từ tác phẩm ra và phải đặt mọi thứ trong ngoặc kép. Nếu là "trích dẫn" thật thì bài viết nên có ngoặc kép từ trên xuống dưới, có khi gần như ở tất cả các câu. Ở bài Kinh Thi được cộng đồng bình chọn làm BVCL năm 2019, thì reference được dịch là "Tham khảo". Không biết mình có bỏ sót điều gì mà cần phải được chỉ giáo hay chăng? --Băng Tỏa (thảo luận) 16:22, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ghi chú của thư kí: Bạn Nguyenhai314 sửa lại mấy chỗ này giúp mình chút. "Two LSM launches" ở trong Infobox chưa được dịch. Ở mục "Khu vực xếp hàng", "story" ở đây có nghĩa là tầng (của một toà nhà) chứ không phải câu chuyện (từ điển đây). Ở mục "Tuyến đường", là 920m chứ không phải 0,920m. Hình như tên đúng của nó là "X-treme Spinning Coaster" chứ không phải "X-treme Spin Coaster"? Câu đầu tiên của mục "Đánh giá" dịch bị lỗi. Ngoài ra, không tìm thấy có từ "xếch mang tai" trên Google, chỉ có cụm từ "cười xếch đến mang tai"? Còn "steel bristle" là một cái chổi nhỏ làm từ các cọng thép (trong nguồn này cũng có giải thích thêm). --Băng Tỏa (thảo luận) 22:22, ngày 20 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đang chờ Ở mục "Lịch sử", câu về "tách trà" bị dịch sai. Nguyên văn là "The first prototype experience we had was really like a teacup on 'Blue Fire'". Tôi mạo muội đoán "teacup" = "teacupful" = chuyến đi thử đó chỉ như một tách trà = chuyến đi thử đó ít quá, không đủ để họ trải nghiệm đầy đủ hay kết luận được điều gì. Nhưng tôi không chắc chắn 100%, nên muốn ghi chú ở đây. Chờ ý kiến cuối cùng của giám khảo. --Băng Tỏa (thảo luận) 08:49, ngày 24 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thư ký xác nhận Đã sửa một vài lỗi chính tả và dịch thuật lặt vặt. Ngoài ra thì bài không vấn đề gì cả. Là BCB bên enwiki. Phải công nhận là bạn Nguyenhai314 dịch bài này siêu tốt. Mong sẽ được nhìn thấy bạn dịch các bài khác về mảng chính trị và luật pháp. --Băng Tỏa (thảo luận) 16:54, ngày 23 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@DHN: Nguồn do chính Khá khai trước công an:...Tại cơ quan công an, Khá thừa nhận hành vi làm clip đưa lên mạng là phản cảm, những clip đó Khá được nhà mạng trả tiền. Nguồn thu nhập từ mạng xã hội mang lại cho Khá thu nhập khoảng 22.000 USD/tháng (tương đương khoảng 500 triệu đồng tiền Việt Nam). --風花雪月23:23, ngày 26 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
...dù đăng tải những video bạo lực và gây tranh cãi như video đập phá xe máy, nhưng Khá Bảnh vẫn trở thành thần tượng của một đại bộ phận giới trẻ?
Bài này chỉ cần anh DHN thấy ok là em sẽ di chuyển sang không gian chính. (Buồn ngủ quá nên em xin lui trước, bài đã chuyển ra không gian chính). Độ nổi bật dựa trên lập luận của bài Huấn hoa hồng ở trên.--風花雪月20:18, ngày 26 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: "Đối với người thường thì ko có gì đặc biệt nhưng đối với các nhân vật trên Wikipedia thì lại là chuyện khác. Theo tôi biết ít có người nào (có tiểu sử trên wikipedia) làm chuyện khùng điên như vậy nên đây là 1 ý không tồi =)))" — Zitat NguyenHais :D --風花雪月20:41, ngày 26 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ghi chú của thư kí: Lỗi dịch: "At age 25 and just a year into his master's degree" tức là mới chỉ học Thạc sĩ được một năm thì phải về, cho nên khúc sau họ mới ghi là "trở về Mỹ rồi hoàn thành nốt chương trình." --Băng Tỏa (thảo luận) 02:00, ngày 21 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
...Pita Limjaroenrat, lãnh đạo của Đảng Tương lai hành động Thái Lan, là sinh viên Thái Lan đầu tiên nhận được học bổng sinh viên quốc tế từ Đại học Harvard?
Ghi chú của thư kí:@The Earth Nguyen: Câu đề cử đầu tiên: không có chữ "vang dội" trong nguồn. Câu thứ hai: nên ghi lại cho đúng với nguồn - bộ phim là cult classic. Câu thứ ba: đã kiểm chứng. Mình có sửa lại chính tả và cách dùng từ ở một vài chỗ, mong là đã không làm bạn thấy khó chịu. --Băng Tỏa (thảo luận) 17:30, ngày 22 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@DHN: đã chỉnh tên phim về tiếng Việt. Đạo diễn Tatyana là một nhân vật được quý mến rộng rãi ở nước Nga. Bộ phim Mười bảy khoảnh khắc mùa Xuân là bộ kinh điển, được chiều nhiều lần và còn được tập trung chuyên gia phục chế lại phim 10 năm trước (chưa bổ sung nguồn). Giữ nguyên đề cử thứ (1): chiếu ở Việt Nam năm 80, thứ (2): so sánh Casablanca, thứ (4): Google Doodle và xin đề cử thêm thứ (5) vì kính trọng với bà (cảm ơn người đã thêm đề cử GG Doodle).
Thứ (5):
...nữ đạo diễnTatyana Mikhailovna Lioznova được đông đảo người dân yêu quý, năm 2011 khi bà mất, Thủ tướng NgaPutin đã tưởng nhớ: "Sự ra đi của đạo diễn Lioznova là tổn thất lớn của nền văn hóa Nga. Người phụ nữ lạ thường này sẽ vẫn còn mãi trong ký ức chúng ta."?
-- Thi và bây giờ là 08:34, ngày 27 tháng 07 năm 2020 (UTC).
Thư ký xác nhận Đã sửa lại tên các tác phẩm thành tiếng Việt và để tên gốc tiếng Nga trong ngoặc. Thông tin cho câu đề cử thứ 5 kiểm chứng được, nhưng nên sửa lại thành:
@DHN: Hiện không thể tìm thấy một nguồn mới năm 2020. Mặc dù khẳng định được ông là người trẻ nhất theo danh sách hiện tại của Trung Hoa. Theo nguyên tắc BCB thì phải dùng tin có nguồn trực tiếp? Vậy mời bạn tự quyết. Cảm ơn. -- Nguyên Phụng III05:54, ngày 25 tháng 7 năm 2020 (UTC).Trả lời
@The Earth Nguyen: Nếu có danh sách cập nhật mới (và có năm sinh của các nhân vật) thì vẫn có thể dùng được. Tôi thấy mấy ông kia cũng xấp xỉ tuổi ông này nên tốt nhất có nguồn khẳng định ông này trẻ nhất vì có thể nay mai có ông khác trẻ hơn thay. Theo nguồn này thì khi được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Thiểm Tây ông là tỉnh trưởng trẻ thứ nhì. Không rõ ông trẻ nhất có được làm bí thư không và hiện giờ làm gì. NHD (thảo luận) 19:31, ngày 26 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@DHN: danh sách quả thực chưa thể tìm được, chỉ có bản này: Danh sách I, theo dõi dựa trên các quyết định bổ nhiệm ngay lập tức ở Trung Hoa. Tự đánh giá dựa trên thực tế: vị trí Bí thư Tỉnh ủy là rất quan trọng ở Trung Hoa, tối cao ở mỗi tỉnh, cùng hàm nhưng nhỉn hơn cả Tỉnh trưởng và Bộ trưởng. Bí thư hiện trung bình sinh năm 1955, Tỉnh trưởng 1959. Các Bí thư được bổ nhiệm theo đợt trừ trường hợp đặc biệt. Hiện Hồ Hòa Bình vẫn là trẻ nhất, tiếc không tìm được nguồn viết trực tiếp, chỉ có thể khẳng định thông qua năm sinh của 32 vị còn lại. Lúc là Tỉnh trưởng Thiểm Tây, trẻ thứ hai thì trẻ nhất là Lục Hạo, hiện là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, cùng hàm nhưng thấp hơn Bí thư Tỉnh ủy một bước nhỏ. -- Vũ lúc này là 13:14, ngày 27 tháng 07 năm 2020 (UTC).Trả lời
Ghi chú: nếu được thì đề cử mục này ở tuần 30, phục vụ số lượng.
Thư ký xác nhận Những thông tin tương ứng với bài bên enwiki thì dịch đúng. Còn lại thì không rõ lắm vì bài dài và chi tiết hơn hẳn bên enwiki. Bài không có vấn đề gì cả. Thông tin của ý thứ hai kiểm chứng được. Ý đầu tiên thì không đặc sắc lắm. Nhưng để lên ngay tuần 30 thì hơi khó vì tuần này đã có quá nhiều bài viết liên quan đến Trung Quốc rồi. --Băng Tỏa (thảo luận) 23:03, ngày 20 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Biến cố bất ngờ xảy ra: hôm nay (31/07), tại Trang Chính mục BCB có nhân vật Hồ Hòa Bình. Cách đây vài giờ, Hồ Hòa Bình được điều chuyển về Trung ương, giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc. Chức vụ Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thiểm Tây được kế nhiệm bởi Lưu Quốc Trung, Tỉnh trưởng Thiểm Tây (sinh 07/1962, trước Hồ Hòa Bình ba tháng, đồng thời cũng trở thành Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất đương nhiệm). Biến cố bất ngờ đúng ngày này. Cảm ơn. -- Bất biết giờ là 14:50 ngày 31 tháng 07 năm 2020 (UTC).
@DHN: điều đặc biệt là Hạng Vũ tự vẫn ở An Huy, bị cắt các phần thân thể mà không chôn luôn ở đó, cũng không đưa qua bên bờ kia con sông là Giang Đông quê nhà. Lúc đó các vùng Sở đều hàng Lưu Bang, duy chỉ có Lỗ không hàng (Lỗ là một nước Xuân Thu bị Sở đánh hạ, quy hàng Sở từ năm 249 TCN). Bởi thế mà đưa xác Hạng Vũ đến Lỗ, Lưu Bang tới làm lễ tang, truy phong Bá Vương làm Lỗ công, và chôn ở đó, sau đó Lỗ cũng vì thế mà cúi đầu. --Thành viên:The Earth Nguyen và lúc này 04:40, ngày 27 tháng 07 năm 2020 (UTC).Trả lời
@The Earth Nguyen: "Chia lìa số phận" là gì, mình thấy tối nghĩa quá. Mình gợi ý sửa đổi đề mục "Hạng Vũ và Ô Giang" lại thành "Cái chết của Hạng Vũ" hoặc "Sự qua đời của Hạng Vũ" hoặc "Sự bại trận của Hạng Vũ" hoặc "Sự bại trận và cái chết của Hạng Vũ". --Băng Tỏa (thảo luận) 11:56, ngày 27 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa:@DHN: Đã kẹp thêm nguồn, là bản dịch tiếng Việt của nguồn được trích dẫn, có số trang. Là đề mục 7.1 trong sách: "Màng tế bào là thể khảm lỏng gồm lipid và protein" (Cellular membranes are fluid mosaics of lipids and proteins). Trong đoạn nội dung đề mục nói về màng tế bào cấu tạo từ lớp kép lipid và các protein khảm (bám) màng. Các ấn bản sách Biology Campbell đều có đầu mục này, có thể tra trên mạng.
@Băng Tỏa: Link của bạn chủ yếu nói về vỏ nhân (nuclear envelope), cũng có liên quan nhưng hơi lệch chút với hệ thống nội màng (endomembrane system), bao gồm vỏ nhân và nhiều màng khác trong tế bào. Ngoài ra, mình cũng vừa sửa đôi chút bài Acanthiza lineata mà bạn đánh giá. Nếu ở đây có bài sinh học nào thì có thể tag mình để phụ kiểm tra thuật ngữ. P.T.Đ (thảo luận) 11:43, ngày 27 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ: Cám ơn bạn nhiều. Kỳ thực trong nguồn trực tuyến đó mình có đọc thấy về "lớp kép lipid", chỉ không thấy thông tin về "hệ khảm protein bám màng". Mình thì mù tịt sinh học nên chắc chắn lần sau sẽ tag bạn vào các bài sinh học. --Băng Tỏa (thảo luận) 12:05, ngày 27 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: Mình vừa đọc lại bản gốc thì đúng là chỗ này mình dịch có hơi khác chút nên khó tìm. Bản gốc chỉ là "proteins attached" (các protein bám...), mà mình dịch thì hay kết hợp với kiến thức đã có để hạn chế word-by-word nên có phần hơi khó khăn để người ngoài ngành nắm bắt ngay. Sorry. P.T.Đ (thảo luận) 12:13, ngày 27 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ: Bạn có thể trích dẫn đoạn dẫn chứng cho câu nói đây là đặc tính "duy nhất" không? Tôi không tiếp cận được nguồn, còn bài tiếng Anh đối chứng thì không thấy nói là "duy nhất" - chỉ nói là "có một..." (không nghĩa là loại trừ có hai, ba...). NHD (thảo luận) 04:39, ngày 28 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@DHN: Xin lỗi vì mình đã không giải thích kỹ lưỡng. Nói chung về cơ bản thì cái câu "Màng tế bào là thể khảm lỏng gồm lipid và protein" đồng nghĩa với "mọi màng trong hệ thống nội màng đều có lớp kép lipid, kèm theo hệ khảm protein bám màng" (nguyên một đề mục 7.1 đó chỉ nói về chỗ này). Vì đây là một đặc tính kiểu nền tảng, không có đặc tính này thì cũng không tồn tại cái gọi là "màng" trong tế bào, nên buộc phải có, vậy nên mới có chữ "đều có". P.T.Đ (thảo luận) 05:30, ngày 29 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thư ký xác nhận Không tìm thấy lỗi dịch thuật lớn, còn lại đã sửa các lỗi nhỏ. Bài được dịch đầy đủ từ bên enwiki qua.
@P.T.Đ: Mình có sửa một vài chỗ nhỏ về chính tả và từ ngữ cho câu văn dễ hiểu hơn. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng ở chỗ nào, xin mời lùi sửa tự nhiên. Rất mong chờ những bài viết chất lượng tiếp theo đến từ bạn. Đồng thời cũng là một dịp để mình được đọc thêm các kiến thức về sinh học, dù lúc duyệt bài hơi vất vả tí (no complaint). --Băng Tỏa (thảo luận) 16:25, ngày 27 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 4 năm trước11 bình luận6 người đã thảo luận
Trong khoảng thời gian vài tuần gần đây, kể từ khi các bản tin BCB được nâng lên tới 7 bản tin/tuần, mỗi tuần 4 ý, tôi nhận thấy dường như có một số bạn hình như là đang cố tìm cách "nhét" cho đầy 7 bản tin đó, dù cho đôi khi các ý được thông qua không đủ để lấp đầy ngay trong tuần đó. Tôi không hề có ý phản đối chuyện đó, tuy nhiên thì các bạn không nhất thiết phải làm như vậy. Mục BCB như bao dự án của cộng đồng này, đều là những đóng góp tự nguyện cả. Nó không phải cái deadline để các bạn dồn hết công sức vào để hoàn thành nó. Đua thành tích, cạnh tranh với nhau thì đúng là vui thật đấy, nhưng cái gì thì cũng nên có chừng có mực, không nên vì ganh đua mà gắng sức quá đà. Kể cả trước khi tiến hành mở rộng, mục BCB với 2 bản tin/tuần thật ra vẫn vận hành trơn tru từ xưa đến nay. Vậy nên nếu có một tuần nào đó mà các ý được chọn không đủ để lấp đầy 7 bản tin, tôi thấy giám khảo DHN và các bạn trợ lý có thể linh hoạt điều chỉnh hệ thống bản tin trong tuần thành 6 bản tin, rồi 5 bản tin/tuần. Nói chung, hiếm có ai có thể dồn sức mà viết bài mãi cho wiki cả, những người đang đóng góp tích cực hiện tại, chắc gì họ đã có thể tiếp tục làm vậy trong 1, 2 năm nữa, hay thậm chí là dài hơi hơn. Chúng ta cũng nên chuẩn bị cho cả những tình huống như thế nữa. Jimmy Blues♪08:04, ngày 22 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin: Cá nhân mình không quan trọng lắm là phải 7 bản tin/tuần, có nhiêu xài nhiêu là tốt lắm rồi. Mình chỉ đang băn khoăn tìm cách điều tiết vì có tuần lại nhiều đề cử quá, có tuần lại ít quá. Để giải quyết những tuần ít quá thì mình nghĩ ra trò "Ứng cử lại", bắt đầu áp dụng từ tuần này, để khuyến khích mọi người đề cử lại bài, vừa cứu bài viết mà vừa thêm được đề cử cho chuyên mục BCB. --Băng Tỏa (thảo luận) 20:00, ngày 22 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Alphama: Xét đến mặt có lợi cho Wikipedia thì cuộc đua này mang đến khá nhiều ý nghĩa. Tính từ tuần 25 đến nay, khi chuyên mục BCB tăng lên 7 suất/tuần, số lượng bài viết đã tăng đáng kể. Trung bình mỗi tuần có thêm 20-30 bài viết, nếu không tính các bài viết được nâng cấp từ các bài viết có sẵn thì chúng ta có thêm 10-20 bài mỗi tuần, quy ra đến thời điểm hiện nay cộng đồng chúng ta có thêm gần 100 bài. Một con số hết sức ấn tượng! Không xét đến tháng viết bài thì đây là hoạt động mang lại số lượng bài viết cao nhất từ trước đến nay của Wikipedia tiếng Việt. Với tư cách một người thống kê kiêm ứng viên tham gia, có một vài con số rất đáng lưu tâm: Cuộc thi Wikipedia:Best Leader of DYK 2020 do WTL và Q.Khải lập ra đến nay đã có tổng cộng 331 bài (chưa tính đến tuần 31). Không cần quá màu mè, rườm rà và quảng bá rầm rộ như sự kiện tìm hiểu đất nước Ba Lan hay tháng viết bài mà vẫn thu hút thêm một lượng lớn ứng viên tham gia viết bài. Mới đây nhất có Băng Tỏa, The Earth Nguyen và Baoothersks. Với những số liệu như vừa nêu, đây là cuộc thi mang lại rất nhiều lợi ích, vừa thúc đẩy tính cạnh tranh giữa các thành viên, vừa tăng thêm đáng kể số lượng bài viết cho Wikipedia. Ngoài ra, các bài viết ở đây đều được biên tập kĩ càng và được DHN cùng các thành viên khác xét duyệt kĩ lưỡng về văn phong, lỗi dịch và câu từ, đảm bảo không nặng nề dịch máy như những cuộc thi có thưởng khác đang tràn lan các bản dịch thô thiển. Hơn thế nữa, cuộc thi còn là cơ hội để các thành viên ngồi lại tâm sự, nói chuyện với nhau một cách vui vẻ, làm quen nhau và trở thành bạn (như trường hợp của A và Băng Tỏa). Quá nhiều lợi ích to lớn từ một cuộc đua như vậy. Theo tiến độ và viễn cảnh khả quan này, tôi tin chắc nếu được tuyên truyền rộng rãi và hỗ trợ thêm chi phí, thì đây có lẽ là cuộc thi số 1 của Wikipedia tiếng Việt trong tương lai. ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿☬ To Talk or To Be Killed ☬03:16, ngày 26 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời