Thảo luận Thành viên:Trần Thế Vinh/Lưu 1Hoan nghênhXin chào Trần Thế Vinh/Lưu 1, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Sau đây là một số liên kết có ích cho bạn:
Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ( Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Trần Thế Vinh/Lưu 1. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia. Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình. Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn. Nguyễn Hữu Dụng 16:48, ngày 20 tháng 5 năm 2006 (UTC) Tông đồ vs. Sứ đồTôi cho rằng hai từ này là tương đương, đều có nghĩa là môn đồ, đệ tử. Tông đồ nhấn mạnh ý tôn giáo (tông giáo), còn Sứ đồ nhấn mạnh ý sứ giả. Chắc đây là các cách dịch tại Việt Nam của các nhánh Kitô giáo. Và theo tiền lệ của Wikipedia thì chúng ta tôn trọng người đầu tiên đưa vào tên gọi đó nếu không sai hoặc không chính xác, và trong trường hợp này, Tông đồ được chuyển hướng về Sứ đồ. Nguyễn Thanh Quang 10:12, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC) Bạn đã truyền lên Hình:Bandopt.PNG về bản đồ Phan Thiết. Bạn hãy cho biết nguồn gốc của hình này cũng như bản quyền của nó. Trong phần giấy phép ghi bạn là tác giả! Đề nghị bạn giải thích về điều này. --An Apple of Newton 13:51, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)
viết tắt tên các thành phốVề viết tắt tên các thành phố, chúng ta chỉ viết tắt khi đã nêu tên các thành phố đó ở phần trên và có ghi chú thích viết tắt. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế viết tắt và nên viết đầy đủ. Còn viết tắt tên các thành phố, anh có thể xem tại http://www.airfares.com.sg/9_3citycode.htm và http://www.club-pastime.com/3letter.htm.--An Apple of Newton 15:52, ngày 24 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Re: Danh sách quốc giaBảng trong bài Danh sách quốc gia, nếu Trần Thế Vinh đọc tại trang thảo luận của nó, là một sự bàn cãi xảy ra trong 1, 2 tháng. Có một số người cho rằng một tên riêng (proper noun) phải viết sang dạng phiên âm mới là tiếng Việt. Điều này gây ra các câu hỏi như: phiên âm có dùng dấu "-" ở giữa các âm hay không (thí dụ, "Mê-hi-cô" hay "Mêhicô") vì có người nói tiếng Việt là tiếng đơn âm (monosyllabic) nên không viết thành "Mêhicô" được; khi viết dùng dấu "-" thì cắt các âm tại đâu và, cái gây tranh cãi nhiều nhất, là lối phiên âm của ai là "đúng" (thí dụ, "Mêhicô" hay "Mơhicô" hay "Mêxicô", "Ác-hen-ti-na" hay "Ác-gien-ti-na" hay "Ạc-den-ti-na") và nhiều thứ khác nữa. Nhưng quan trọng nhất là đây là các tên riêng, giống như tên người, tên thành phố, tên công ty... tại sao phải làm cho chúng không đúng với dạng gốc. Khi một người Anh đòi viết tên của ông Trần Quốc Tuấn theo lối phiên âm là Traan Kwoc Twaan, vì đó là cách để người đó phát âm (tuy vẫn phát âm sai), thì Trần Thế Vinh nghĩ sao? Mekong Bluesman 16:43, ngày 30 tháng 7 năm 2006 (UTC) Re:Ngoại trưởng"Ngoại trưởng" chỉ là cách đọc tắt của từ "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao" mà thôi. Dùng trong bài cách nào cũng được, nhưng khi làm thể loại thì cần viết đầy đủ. An Apple of Newton thảo luận 03:52, 4 tháng 8 2006 (UTC) Tuy chỉ là gọi tắt, nhưng cách dùng là khác nhau đấy.
Trên đây là cách dùng thực tế mà tôi ghi nhận, còn lý do vì sao phân biệt thì tôi không biết. Avia (thảo luận) 02:12, 8 tháng 8 2006 (UTC) Re: Tiến trình quan hệ Việt Nam-Hoa KỳTheo tôi thì bài đó nên có tên là "Quan hệ Viện Nam-Hoa Kỳ" và cái danh sách tiến trình như hiện nay chỉ là một phần của bài đó. Những thành viên biết về chủ đề này sẽ làm bài này hoàn toàn sau đó. Còn cái hãng phim truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là trong bài nào? Tôi không nhớ. Mekong Bluesman 08:44, 9 tháng 8 2006 (UTC) Cố, cựu và nguyên"Cố" là nói về người đã mất (quá cố), ví dụ: "về thăm quê cố thủ tướng Phạm Văn Đồng". "Cựu" và "nguyên" là chỉ chức vụ cũ của một người. Tôi thấy sách báo trong nước thường dùng "nguyên" đối với viên chức của Việt Nam và của các nước XHCN, còn "cựu" đối với các nước còn lại. Cũng không biết vì sao lại phân biệt như vậy. Theo thiển ý thì nên dùng "cựu" khi người được nói đến không còn giữ chức vụ nữa, ví dụ: "hôm qua, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu..." (lúc này ông không còn là thủ tướng); dùng "nguyên" khi kể chuyện quá khứ, lúc người đó còn giữ chức vụ. ví dụ: "năm 199x, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công đường dây 500 kV" (lúc đó ông đang là thủ tướng). Avia (thảo luận) 09:29, 9 tháng 8 2006 (UTC)
"tiếng"Tôi chưa tìm được tài liệu nào nói rõ về cách dùng của từ này. Nhưng nếu giở một cuốn từ điển tiếng Việt, bạn có thể thấy họ dùng như thế nào. An Apple of Newton thảo luận 17:32, 14 tháng 8 2006 (UTC) thám hiểmBạn cứ viết những gì bạn cho là "bách khoa" và "đủ tiêu chuẩn". Khi có tranh cãi về tên bài, tên khoa học hay thuật ngữ... Wiki sẽ thảo luận sau. An Apple of Newton thảo luận 16:03, 25 tháng 8 2006 (UTC) Bán đảo Trung-ẤnBán đảo Trung-Ấn là cách dịch theo kiểu ghép từ của Indochina/Indochine. Bán đảo Đông Dương là cách nói thông dụng hơn trong tiếng Việt. Hiểu theo nghĩa hẹp thì nó chỉ gồm VN, Lào, Cam-pu-chia là 3 thuộc địa cũ của Pháp. Hiểu theo nghĩa rộng thì nó bao gồm cả Thái Lan, Myanmar và bán đảo Mã Lai (không bao gồm các đảo của Mã Lai). Bạn nên tham khảo thêm bài en:Indochina, tại đó người ta hiểu ý nghĩa của từ Đông Dương/Indochina là một. Ngoài ra, các từ điển đều phiên dịch Indochina/Indochine là Đông Dương. Theo tôi hiểu thì có lẽ bạn cho rằng bán đảo Đông Dương khác với bán đảo Trung-Ấn chăng. Vương Ngân Hà 04:56, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Các cuộc thi của Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đáng bàn. Ví dụ ngay tên gọi Đường lên đỉnh Olympia đã có vấn đề. Tôi không thấy đỉnh Olympia ở đâu cả. Hy Lạp chỉ có đỉnh Olympus, còn Olympia chỉ là một thành phố cổ, nơi thi đấu thể thao. Có lẽ những người đặt tên cho chương trình này cho rằng người chiến thắng là người lên tới đỉnh vinh quang nên coi nó là đỉnh Olympia!! (đồng nghĩa với chiến thắng chăng). Các đáp án của nhiều chương trình khác đôi khi còn đầy rẫy sai sót. Tôi nhớ có lần xem Ai là triệu phú với câu hỏi: Trong 4 nguyên tố sau: Đồng (1.084°C), Chì (327°C), Thiếc (232°C), Kẽm (419°C) thì nguyên tố nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất (dĩ nhiên là khi cùng điều kiện) cho đáp án của chương trình là Kẽm!! trong khi đúng ra là Thiếc. Nếu họ cho bán đảo Trung-Ấn = Indochina = Indochinese peninsula là khác với bán đảo Đông Dương thì trong tiếng Anh/Pháp bán đảo Đông Dương được dịch là gì vậy. Hình như họ lẫn lộn hai khái niệm bán đảo Đông Dương với Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (VN+Lào+Campuchia) rồi quy kết rằng bán đảo Đông Dương dù hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa cũng chỉ là một phần của Indo(Ấn)chinese(Trung) peninsula(bán đảo) chăng.Vương Ngân Hà 06:45, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Mời bạn tham gia thảo luận ở Wikipedia:Biểu quyết xóa tập tin#Tháng 9 năm 2006. An Apple of Newton thảo luận 10:43, 8 tháng 9 2006 (UTC) Thấy thiếuHi. Nếu bạn thây thiếu chỗ nào, vui lòng bổ sung, thí dụ bài Long Khánh... Lưu Ly 15:09, 13 tháng 9 2006 (UTC)
Trả lời: Tiêu bản {{Đại học}}Bạn muốn dùng tiêu bản trong bài Đại học Dân lập Văn Lang phải không? Nguyễn Thanh Quang 12:19, 27 tháng 9 2006 (UTC)
Biểu quyết xóa bàiMời bạn vào Wikipedia:Biểu quyết xoá bài để bỏ phiếu xóa hay giữ bài Mai Thanh Hải cũng như các bài khác. An Apple of Newton thảo luận 11:51, 4 tháng 10 2006 (UTC) 請問你明白漢字不?你好!我是台灣人(Đài Loan Người),請問你明白漢字(Hán Chữ)不? --影武者 10:09, 30 tháng 11 2006 (UTC)
Ông già NôenBạn đã tạo ra bài Ông già Noel, nhưng đã có bài cùng đề tài tại Ông già Nô-en. Mời bạn trộn nội dung của bài mình vào bài đã có để khỏi mất tôn sức viết 2 bài cùng đề tài. Nguyễn Hữu Dụng 19:24, ngày 10 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Sách Khải Huyền (Tân Ước)Bạn có biết tên tiếng Anh của bài này là gì không ? Hiện bài chưa có interwiki. Casablanca1911 07:23, ngày 10 tháng 1 năm 2007 (UTC) Nếu bạn còn thấy gì thiếu, cứ bổ sung vào đi chứ. WP mà, làm gì có "sự hoàn hảo"?!. Thân mến. Lưu Ly 13:35, ngày 21 tháng 1 năm 2007 (UTC) Sương Nguyệt AnhĐúng là TP.HCM còn có đường Sương Nguyệt Ánh do đọc sai từ Sương Nguyệt Anh ( con gái cụ Đồ Chiểu ) mà ra. Cũng còn những tên đường sai khác, nhưng Lê Thy không nhớ. Thân Thảo luận Wikipedia:Thảo luậnCó người gửi lời cảm ơn anh ở Thảo luận Wikipedia:Thảo luận#Quốc Thảo Vũng Tàu cảm ơn Trần Thế Vinh. An Apple of Newton thảo luận 02:48, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC) MyanmaTất cả tên quốc gia và vùng lãnh thổ ở Wikipedia tiếng Việt đều được viết thống nhất như trong bài Danh sách quốc gia. Ở đây dùng từ Myanma. An Apple of Newton thảo luận 05:05, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Tôi nghiêng về Myanmar. Trình Thế Vân 04:03, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Tiếng Miến ghi và đọc là Myanma. Như vậy tiếng Anh muốn giữ nguyên cách đọc là "ma" thì phải ghi là "mar", nếu chỉ ghi "ma" thì sẽ đọc là "mơ" (hoặc "mây", "mae"). Do vậy trong trường hợp này ta không nên theo tiếng Anh vừa rườm rà vừa khó đọc đối với người Việt. Tương tự như vậy, trong tiếng Triều Tiên, họ "Pac/Pắc" bị phiên sang tiếng Anh là Park, theo kiểu Anh chỉ cốt để đọc là "a", chứ tiếng Triều Tiên cũng như tiếng Việt Nam không có vần AR.--Nguyễn Việt Long 13:43, ngày 11 tháng 2 năm 2007 (UTC) Chào bạn!Hôm nay đọc lại hướng dẫn của Nguyễn Xuân Minh mới biết cách vào trang thảo luận của Vinh. Bạn khoẻ chứ? Chuẩn bị tết đến đâu rồi. Tôi có nhắn tin cho bạn có lẽ bạn chưa nhận được. Chúc bạn vui, khoẻ, những ngày tết tràn đầy hạnh phúc với gia đình và bằng hữu. Mến! Quốc Thảo Vũng Tàu 14:14, ngày 12 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Quốc Thảo Vũng Tàu xin được cảm ơn bạn Trần Thế Vinh (thành viên của Wikipedia). Lý do là bạn đã tham gia vào bài viết: Người dẫn chương trình. Tôi có lý do để viết sai về chữ tiếng Anh: Master Ceremany (đúng ra là Master of Ceremonies, như bạn đã sửa lại). Lý do đó là: Thật sự tôi chưa hiểu cách tham gia của các thành viên như thế nào? Sửa bài viết ra sao? Làm sao tôi biết được bài viết của tôi hân hạnh được các thành viên sửa giúp? Vì thế tôi đã cố tình viết sai chữ tiếng Anh đó, vì đó là từ mà tôi dễ theo dõi nhất, nhìn vào là biết ngay nếu nó được sửa. (Nếu điều này khiến bạn phật ý, xin bạn thông cảm cho). Bây giờ tôi đã hiểu cách thức tham gia của Wiki rồi, sẽ cố gắng hết sức để đóng góp vào trang web hữu ích này, như là sự bày tỏ lòng biết ơn đối với những người sáng tạo và đóng góp cho trang này. Rất cảm ơn bạn vì bạn đã quan tâm tới một nghệ thuật mà tôi tâm đắc ngay sau khi tôi vừa chuyển bài viết lên. Vì tôi vừa mới gia nhập thành viên Wiki nên chưa biết cách liên lạc với bạn và các thành viên khác (khi cần thiết). Mong bạn giúp đỡ, hướng dẫn cho. Chắc chắn tôi còn nhiều bỡ ngỡ khác, sau này rất cần sự giúp đỡ của bạn. Tôi cũng mong được bạn (và nhiều người khác) đóng góp kiến thức cho trang Người dẫn chương trình, qua đó, tôi sẽ được học hỏi thêm. Chân thành cảm ơn bạn và mọi người. Cá nhân tôi (đã nói ở trên) sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để tìm hiểu về nghiệp vụ Dẫn chương trình và đóng góp vào đây (rất hân hạnh được bạn tiếp tục sửa đổi cho phù hợp). Năm mới sẽ đến, mến chúc bạn và gia đình vui, khoẻ. Riêng bạn, đạt được những gì mình đang mơ ước. Mến!Quốc Thảo Vũng Tàu 16:28, ngày 1 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn” Chúc mừng năm mớiChúc Trần Thế Vinh (hay Trình Thế Vân hoặc Vần Thế Trinh hoặc Vình Thế Trân) cũng gia đình đón năm mới Đinh Hợi vui vẻ, đầm ấm và hạnh phúc. An Apple of Newton thảo luận 11:45, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC) Cám ơn Trần Thế Vinh đã có lời thăm Tết cho tôi. Tôi cũng mong rằng năm mới sẽ mang đến cho Trần Thế Vinh nhiều sức khỏe và sự vui mừng. Mekong Bluesman 19:30, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC) Cám ơn nhiều, và chúc Trần Thế Vinh một năm mới cùng hay cùng thịnh vượng. Anh mà không chỉ tôi đến bài này thì chắc tôi không bao giờ biết đến nó, tại vì đang bận quá (như bài đó kể), và hồi khi trao đổi e-mail với Thanh Trúc, tôi không biết họ sẽ xuất bản bài này hay không. Cám ơn! – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:13, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)
文章推薦--Samson Lin 07:30, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC) Trang định hướngBạn viết luôn trang Quang Vinh (định hướng) để người tra cứu dễ hơn. Thân mến Lưu Ly 10:06, ngày 6 tháng 3 năm 2007 (UTC) Tiêu bản xác thựcBạn dùng cái này: {{Tính xác thực}}, thân mến. Lưu Ly 09:57, ngày 10 tháng 3 năm 2007 (UTC) Hi... Are you a Vietnamese Eurovision fan? I see you started the article here! :) |
Portal di Ensiklopedia Dunia