Thảo luận Thành viên:Lehuynhmic

Hoan nghênh

Xin chào Lehuynhmic!
Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.960 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này.
Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Lehuynhmic.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.
Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.
Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
thử mọi liên kết mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công.

  Avia (thảo luận) 12:24, 1 tháng 2 2008 (UTC).


Mời phản biện

Kính mời các bạn tham gia phản biện nội dung "Thể loại bài viết trong Từ điển" ở bài viết Từ điển nè!

Góp ý

Chào bạn Lehuynhmic và các thành viên Wikipedia.

Đầu tiên xin cho Ngkynam gửi lời cám ơn bạn Lehuynhmic vì những bài viết và những đóng góp của bạn gần đây. Những bài viết của bạn đúng là những bài cơ bản mà Wikipedia chúng ta đang cần có. Từ bài Tầm nhìn rộng, Tầm nhìn hẹp mà đáng lẽ các bảo quản viên nên viết, đến những bài có cái tựa rất cơ bản và cần thiết như Bách khoa (khái niệm). Bên cạnh, sự thảo luận sôi nổi của bạn cũng góp phần làm cho các thành viên có tinh thần tích cực hơn, đưa ra nhiều ý kiến và nhiều tranh luận hơn.

Tuy nhiên, những điều dưới đây có thể các bạn đã biết hoặc chưa biết, nên Ngkynam cũng muốn trình bày lại:

Một số đặc điểm của Wikipedia tiếng Việt

1. Wikipedia của chúng ta có rất nhiều chủ đề đang thiếu bài viết. Bạn có thể xem qua các lĩnh vực như Công nghệ thông tin, các bài viết rất sơ sài. Hoặc như Toán học hoặc Hóa học gần như là không có, chỉ được một số bài, mà các bài viết đó chất lượng đều không cao (xem Thể loại:Sơ khai hóa học).

2. Wikipedia Tiếng Việt không phải là một tổ chức độc lập, mà chỉ là một phiên bản ngôn ngữ của tổ chức Wikipedia thế giới (xem Wikipedia tiếng Việt là phiên bản ngôn ngữ của Wikipedia). Đúng là chúng ta có thể phát triển Wikipedia theo cách riêng của ta, nhưng chúng ta có luật chung của cộng đồng Wikipedia Thế giới (xem Qui định và hướng dẫn tại Wikipedia tiếng Anh) (nên phân biệt cách phát triển riêngluật chung). Không có bất kỳ luật riêng nào được chấp nhận ở đây.

Đề nghị

Vậy thì qua đây cho phép Ngkynam đề nghị với bạn Lehuynhmic và các thành viên khác trong Wikipedia là:

  • Hãy để Lehuynhmic viết các bài viết của mình, các bạn bảo quản viên và các bạn khác đừng nên can thiệp quá nhiều và quá sâu vào bài viết (trừ các bạn có chuyên môn sâu về lĩnh vực này). Bởi vì theo điều 1 ở trên, chúng ta còn rất nhiều đề tài và rất nhiều chủ đề cần quan tâm, mà không phải ai trong chúng ta cũng đều là chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực (nên phân biệt chuyên gia với người có kiến thức, các bạn có thể là người có kiến thức, nhưng chưa chắc các bạn đã là chuyên gia). Do đó các bạn hãy tập trung vào chuyên môn chính của mình. Còn nếu các bạn có khả năng nghiên cứu các lĩnh vực khác nữa, thì các bạn hãy nghiên cứu thêm các đề tài còn thiếu sót trên phần 1. , để Wikipedia Tiếng Việt hoàn thiện về mọi mặt, theo đúng nghĩa bách khoa toàn thư của nó.
  • Còn về phần bạn Lehuynhmic, bạn cũng đừng ngạc nhiên hay nổi giận nếu như bài của mình bị xóa, vì theo điều 2. ở trên, chúng ta có luật chung. Vì thế nếu như bất kỳ bài viết nào được đưa ra biểu quyết xóa và được sự đồng thuận xóa của tập thể, thì bài viết đó không được phép tồn tại. Còn nếu bạn có ý định thay đổi luật chung ấy (ở đây Ngkynam chỉ nói là nếu bạn có ý đó) thì bạn có thể liên hệ với tổ chức sáng lập Wikipedia tại đây.

Ngkynam hơi có một câu hỏi bên lề một tí, bạn được nhiều người đánh giá là hay viết theo cảm nghĩ chủ quan của bản thân (xem dẫn chứng), thế nhưng mỗi lần bạn viết bạn lại hay vào trang thảo luận hỏi thêm là “viết như vậy đã toàn diện chưa” (xem chú thích), trong khi bài viết của bạn được nhận xét là hẵng còn rất sơ sài (xem Tầm nhìn rộng). Vậy Ngkynam đề nghị thế này, bạn xem thử có hợp lý không nhé: Bạn hãy viết bài thành một bố cục hợp lý, và nội dung đã tương đối hoàn chỉnh rồi hẵng mời mọi người đọc và cho ý kiến. Còn nếu bạn đã cạn kiến thức hoặc bí ngôn từ, chưa thể viết tiếp, thì bạn nên để mọi người khác tham gia viết bài, đừng thảo luận nữa, hãy dành thời gian thảo luận đó để đọc thêm về hướng dẫn, tìm kiếm thêm tài liệu để viết bài và đưa dẫn chứng thuyết phục vào bài viết của bạn, lúc đó tất cả các thành viên Wikipedia sẽ rất trân trọng và cảm ơn bạn.

Việc sử dụng Tiêu bản

Về việc sử dụng các tiêu bản: Tạm thời chúng ta chưa có khái niệm bách khoa (đang viết và chưa hoàn thiện), nhưng chúng ta đã có Những gì không thuộc bách khoa toàn thư, vậy thì những bài viết nào các bạn thấy cần treo biển không bách khoa, các bạn nên dựa vào những điều luật ghi trong liên kết trên, ghi rõ trong trang thảo luận lý do treo biển không bách khoa, chú thích bất kỳ nguồn gốc, bất kỳ liên kết nào làm căn cứ cho luận điểm của mình, còn nếu không có, các bảo quản viên và các bạn khác không cần phải quan tâm đến (bởi vì lúc đó chính người treo biển cũng không bách khoa). Và Ngkynam nghĩ chúng ta nên tránh thảo luận gay gắt với những thành viên treo biển vô cớ như vậy, chúng ta chỉ cần hướng dẫn các thành viên đó cách treo biển theo đúng tinh thần Wikipedia, mà không cần phải tranh luận về những luận điểm thiếu căn cứ do các thành viên đó đưa ra.

Góp ý với Magnifier

Góp ý với thành viên Magnifier: đầu tiên chúc mừng bạn đã lên làm Bảo quản viên và được sự tin cậy và tín nhiệm của mọi người. Nhìn qua những trang thảo luận, có thể thấy bạn rất tâm huyết với Wikipedia. Các thảo luận tuy gay gắt nhưng cách nói chuyện của bạn khá nhã nhặn, đó là điều Ngkynam rất trân trọng ở những thành viên trẻ tuổi. Bạn đã rất trân trọng những người mới đến ( xem Thảo luận:Sức ỳ trong tư duy), đó là điều cả Wikipedia hoan nghênh. Nhưng tôi không đồng ý với bạn một số điểm: trong tiêu bản {{Tiêu bản:Thành viên:Magnifier/Template}}, bạn đã ghi và một thành viên mới cần hướng dẫn, nhắc nhở, động viên (bạn nói về thành viên Lehuynhmic). Có thể bạn đúng, vì đúng là thành viên Lehuynhmic thiếu sự hướng dẫn thật, cụ thể là tôi đã lục tung cái Bàn tham khảo nhưng cũng không tìm ra được câu hỏi nào của bạn Lehuynhmic cả. Vậy hoặc là Bàn tham khảo có như không hoặc là chúng ta đã thiếu sót trong việc hướng dẫn bạn Lehuynhmic!

Nhưng xét lại ta thấy: bạn Lehuynhmic đã tham gia Wikipedia lâu rồi ( xem số liệu ngày tháng trong trang thảo luận của Lehuynhmic), đủ lâu để Lehuynhmic biết những qui định của Wikipedia. Và tôi cũng như nhiều bạn ở đây cũng có tư tưởng giống Magnifier, số thành viên tâm huyết của Wikipedia không hề đông, giữ được nhiều người chừng nào hay chừng ấy. Tuy nhiên, ở đâu chúng ta cũng có những luật của nó, đằng này luật của chúng ta không phải là luật của riêng Wikipedia Tiếng Việt chúng ta, mà là luật chung của Wikipedia Thế giới (xem lại điều 2. ở trên), do đó chúng ta có những qui định về việc tham gia của các thành viên, các việc như nhắc nhở thành viên, cảnh cáo thành viên, cấm 24h, hoặc cấm vĩnh viễn không phải được quyết định chủ quan bởi các bảo quản viên, mà đã được sự đồng thuận của cả cộng đồng Wikipedia Thế giới, các bạn bảo quản viên chỉ cấm dựa trên các tiêu chí đã được đồng thuận ấy thôi. Do đó các bạn đã bị cấm đừng than phiền hay trách móc, bởi vì các bạn đã tham gia, thì các bạn phải chấp nhận luật. Còn các bạn bảo quản viên, khi các bạn cấm ai đó, các bạn đừng sợ rằng mình đã lạm quyền, bởi vì các bạn chỉ thay mặt cộng đồng Wikipedia Thế giới làm công việc đó thôi (nếu thật sự bạn cấm theo đúng tiêu chí của Wikipedia).

Vì một Wikipedia Đoàn kết, Nhất trí và Phát triển

Rất xin lỗi nếu những góp ý của tôi làm phiền các bạn (tôi sợ nó sẽ làm phiền bởi vì còn một số câu nói và phát biểu chưa có dẫn chứng, tôi định bổ sung đầy đủ các liên kết dẫn chứng rồi mới post lên. Thêm vào đó đồng thời cũng xin lỗi các bạn vì cách viết chú thích thiếu chuyên nghiệp của tôi (viết chú thích ngay tại dấu ngoặc đơn bên cạnh phát biểu, các bạn thông cảm nếu có khó đọc hoặc khó tham khảo)).

Một lần nữa, nếu các bạn đồng ý với những suy nghĩ trên, thiết nghĩ các bạn nên dừng tình trạng trang thảo luận dài hơn bài viết như hiện nay, và thay vì giành thời gian tranh luận cho một bài viết, hãy cố gắng đầu tư vào một số bài viết cũng rất cần thiết khác. Chúng ta hãy bớt thảo luận và không tranh luận gay gắt. Bởi vì không điều gì tệ hơn là sự thiếu đoàn kết nội bộ.

Do đó, tất cả chúng ta hãy cùng nhau chung tay vì một Wikipedia ngày một đoàn kết, nhất trí và phát triển.

Trân trọng - Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 18:55, ngày 23 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngkynam viết :"Hãy để Lehuynhmic viết các bài viết của mình, các bạn bảo quản viên và các bạn khác đừng nên can thiệp quá nhiều và quá sâu vào bài viết (trừ các bạn có chuyên môn sâu về lĩnh vực này)."
Tôi không đồng ý với câu trên. Vì Wikipedia viết là để cho người không chuyên đọc, nếu những người không chuyên như chúng tôi mà đọc không được thì đó là vấn đề, và do đó phải can thiệp.
Thứ nhất, một trong những vấn đề lớn nhất đối với nhiều bài mà Lehuynhmic viết là: Không có nguồn tham khảo. Tôi nghi ngờ bất cứ nội dung nào không có nguồn gốc trong khi tôi không có kiến thức chuyên môn để có thể tự biết nội dung đó đúng hay sai. Và khi tôi nghi ngờ, tôi không thể không cảm thấy rằng bài có chất lượng kém.
Thứ hai, quá trình viết và thảo luận tại bài Bách khoa (khái niệm) cho thấy Lehuynhmic chưa quen với Wikipedia. Do đó, việc nhiều người quan tâm và can thiệp khi cần là cần thiết.
Ngkynam cũng viết "Bởi vì không điều gì tệ hơn là sự thiếu đoàn kết nội bộ". Điều này tôi hoàn toàn phản đối. Thứ nhất, Wikipedia có được chút chất lượng nào, phần không nhỏ là do thói quen tranh luận mỗi khi có bất đồng, đó chính là sự "đoàn kết" của Wikipedia. Thứ hai, có một điều tệ hơn việc thiếu đoàn kết, đó là: thiếu chất lượng, nhất là khi do đoàn kết mà ra.
Tmct (thảo luận) 02:08, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đánh giá nhận xét của bạn Ngkynam rất đáng để mọi người suy ngẫm nghiêm túc. Chỉ như vậy mới có thể hiểu chính xác & đầy đủ về ý kiến ấy dc.--Lehuynhmic (thảo luận) 02:13, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ các đề tài của anh Lê Huỳnh. Song cũng mong anh lưu ý là bách khoa toàn thư mang mục đích giáo dục. Càng không biết thì càng nên đọc. Đọc không hiểu thì hỏi là việc đáng làm. Viết cho người có chuyên môn chấp nhân được là giỏi. Nhưng viết cho người không có chuyên môn đọc và hiểu dược và làm giàu được kiến thức của mình thì mới là đáng quý.--Bình Giang (thảo luận) 02:22, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Rốt cục bác vẫn không biết làm mọi người đang đề nghị bác đưa ra nguồn dẫn chứng cho bài bác viết... bác ơi. 02:27, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)

Xin chú ý lần cuối!

Tôi thực sự bối rối vì gần như ai cũng bảo tôi đưa dẫn chứng! Nhưng tôi biết tìm dẫn chứng ở đâu ra? Ngay cả Từ điển bách khoa Việt Nam hiện nay cũng ko có gì để dùng làm dẫn chứng dc cả! Thậm chí có những từ (khái niệm) tôi đang viết mà ngay cả Từ điển bách khoa Việt Nam cũng ko có, thì tôi biết lấy gì mà dẫn chứng!? Tại sao các bạn ko dùng phương pháp đối chiếu hay so sánh khi đánh giá các bài viết của tôi?. pó tay lun! Tôi viết bằng tiếng Việt Nam mà!

Tại sao mọi người ko đặt mình vào tư thế của 1 độc giả (1 người muốn tìm hiểu ý nghĩa của 1 khái niệm nào đó) tìm đến Từ điển để mong giải tỏa sự tăm tối hay thiếu sót trong kiến thức của mình. Ví dụ như từ nhận thức - Họ sẽ tìm đến Từ điển tiếng Việt, Từ điển triết học, Từ điển bách khoa Việt NamWikipedia tiếng Việt này. Sau khi lần lượt đọc hết các cách giải thích ấy, độc giả sẽ tiếp thu được điều gì bổ ích cho kiến thức của mình? Tôi đề nghị mọi người hãy làm điều này 1 lần (theo trình tự của 1 độc giả đi tìm ánh sánh của tri thức) trước khi có ý kiến, thảo luận hay phản biện bài viết của tôi.

TÔi xin phép: Đây là lần cuối cùng trả lời câu hỏi đại loại, chung chung như thế này! Một yêu cầu hết sức máy móc & ngớ ngẫn! --Lehuynhmic (thảo luận) 02:46, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nghĩa là Lehuynhmic vẫn chưa thông với Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Tôi cũng xin giải thích lần cuối:
Thứ nhất, những cuốn từ điển bách khoa tiếng nước ngoài mà tôi biết đều có liệt kê nguồn tham khảo.
Thứ hai, từ điển bách khoa VN không liệt nguồn tham khảo. Việc thiếu nguồn tham khảo không phải là điều họ nên khoe. Tuy nhiên, người đọc còn có các tên tuổi ghi trong danh sách ban biên tập để vin vào đó mà tin. Nhưng dù sao thì cuốn từ điển này tôi chưa thấy ai khen là tốt, nếu không muốn nói là dở tệ.
Trong khi đó, Wikipedia không có tác giả, nên không có cái tên danh tiếng nào để người đọc đặt lòng tin. Nếu không có nguồn kiểm chứng, làm sao người đọc biết được nội dung đó ở đâu ra? đúng sai thế nào? tại sao người đọc phải tin vào một nội dung chẳng biết ở đâu ra chẳng biết là ai viết tại Wiki - nơi mà bất cứ ai sửa gì viết gì cũng được?
Đặt vào vị trí người đọc, làm sao tôi có thể liều mình "tiếp thu điều gì bổ ích" trong khi tôi chẳng có cơ sở (nguồn dẫn uy tín) nào để biết nó có đáng tin hay không? Còn nếu không cần cơ sở nào mà tôi cũng có thể tự biết nó đáng tin hay không thì tôi chẳng cần gì phải đi "giải tỏa sự tăm tối".
Tmct (thảo luận) 03:14, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vẫn còn 1 cách nữa: Nếu ai đó cho rằng: Bài viết của tôi là ko chuẩn mực thì hãy gởi cho tôi 1 bài đã có ở Wiki này (nhưng phải cùng thể loại) để tôi viết theo. Tôi sẽ vô cùng mang ơn người nào giúp tôi việc này! --Lehuynhmic (thảo luận) 03:02, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cũng có thể chủ đề tương tự như anh yêu cầu - không có đủ điều kiện về kiểm chứng - nên nó chưa có. Để phát triển một mục từ tương tự như anh đang viết thành một bài bách khoa rất khó nên chưa ai viết chăng?. 123.18.99.210 (thảo luận) 03:10, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bạn không cần viết chuẩn mực, bạn chỉ cần đừng tự nghĩ ra các định nghĩa/đánh giá mà chỉ trích dẫn những gì có sẵn từ các tài liệu đã xuất bản. Những người nào thấy không chuẩn họ sẽ tự chỉnh lại cho chuẩn.Tmct (thảo luận) 03:21, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wikipedia không cố gắng đưa ra điều đúng - chỉ đưa ra điều kiểm chứng được. Mong anh đọc lại các quy định và hướng dẫn. 203.160.1.49 (thảo luận) 03:07, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu vậy thì đừng đặt tên là Từ điển bách khoa toàn thư mà hãy đặt tên là Từ điển những gì kiểm chứng được!

Bản chất nó là như thế - Nhưng chẳng lẽ lại đặt tên vậy :D . 203.160.1.49 (thảo luận) 03:35, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin bạn hãy vào bài Từ điển này để kiểm tra lại kiến thức về từ điển của mình (ở nội dung về nhiệm vụ của từ điển đó).--Lehuynhmic (thảo luận) 03:43, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đây là nói riêng đến Wikipedia - Bởi vì ai cũng viết và sửa được nên nó phải như thế - Nó chỉ viết lại những gì đã tồn tại chứ không đưa ra cái mới hoặc cái đúng hơn nữa. Mặc dù có cái sai lè, nhưng các thành viên chỉ có thể tìm nguồn dẫn đúng hơn để sửa nó chứ không sửa nó theo ý mình được. Do đó nhiều người bức xúc và tự làm ra từ điển của mình tung lên mạng chơi. 203.160.1.49 (thảo luận) 04:21, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Điều quan trọng là: Mọi người đều có thể kiểm chứng những gì tôi viết ở Từ điển bách khoa Việt Nam được mà! --Lehuynhmic (thảo luận) 03:14, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu bạn lấy nguồn từ đó thì hãy dẫn nguồn từ đó. Đơn giản! Tmct (thảo luận) 03:21, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn Tmct đã hướng dẫn. Tôi đã thực hiện theo ý kiến của bạn trong bài khái niệm Bảo thủ nè (Trong mục "Xem thêm"). Bạn thấy như vậy hợp lý chưa?


Vâng. Cái "máy móc và ngớ ngẩn" này tồn tại từ buổi đầu của wiki đến nay. là tuyệt đối trên wikipedia này, Lehuynhmic đã tham gia thì phải chấp nhận không điều kiện như là "nhập gia tuỵ tục". Biết Lehuynh lười tìm đọc nên tôi copy nó qua đây luôn:

Tục ngữ có câu "nói có sách, mách có chứng". Vì đây là một bách khoa, ta nên chú thích nguồn gốc khi viết bài mới hay viết bổ sung bài. Những nguồn gốc nên có uy tín. Chú thích nguồn gốc hay ở điểm nào?

  • Để công nhận nguồn gốc đã cho thông tin có ích
  • Đưa thêm thông tin cho những độc giả muốn đọc thêm
  • Làm cho độc giả hoài nghi tin rằng bài viết là đúng đắn
  • Để cho người viết khác có thể kiểm tra bài viết nhanh nhẹ, nhất là trong vụ phá hoại lén lút
  • Tránh và quyết định những cuộc bàn cãi sửa đổi
  • Làm cho Wikipedia được tín nhiệm hơn
  • Tránh trường hợp người khác buộc tội đạo văn hay không nói thật

Vì những điểm trên đây, nếu khi sử dụng thông tin từ nguồn bên ngoài để bổ sung vào bài viết, xin hãy chú thích nguồn mà bạn sử dụng. Nếu có thể viết chú thích đúng kiểu thì tốt lắm! Nếu không thì người khác có thể chỉnh nó lại cho bạn, miễn là bạn chú thích tất cả thông tin mà cần để kiếm thấy nguồn gốc.

Nếu bạn viết một tin nhớ lại vẫn nên cố gắng tìm kiếm về nguồn gốc có căn cứ để chú thích. (Nếu viết bằng sự hiểu biết của bạn thì bạn chắc phải biết cách tìm kiếm về nguồn gốc hợp lý để cho độc giả tra cứu – bạn chắc không có thì giờ trả lời những câu hỏi mãi mãi!) Mục đích là để giúp đỡ những độc giả và mọi người sửa đổi khác, bởi vậy nên cũng sử dụng thêm nguồn gốc ngoài những nguồn gốc mà bạn đã sử dụng.

Cần chú thích nguồn gốc nhất khi viết về những ý kiến về vấn đề nào. Tránh những cụm từ làm mơ hồ điều đang giải thích (weasel words), như là "Có người nói rằng…" Thay vào đó, tìm kiếm về một người hay nhóm dứt khoát có ý kiến đó, nói đến tên của họ, và chú thích cách tìm đến nguồn thông tin nơi mọi người có thể đọc hoặc nghe họ đưa ý kiến đó.

Khi chú thích nguồn tham khảo, cần chú ý đến thái độ trung lập. Quy định này mang ý nghĩa rằng, dù là một nguồn gốc đáng kính trọng, bài viết vẫn cần phải tóm tắt bài nghiên cứu đó, chứ không nên bày ra vài trích dẫn chọn lọc hay trích dẫn tách ra khỏi văn cảnh để ủng hộ một quan điểm nào.

Hãy nhớ là Wikipedia không để giới thiệu ý kiến của bạn, và không để xuất bản các nghiên cứu sơ khai chưa được sự chấp nhận của giới chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền.

Về thỉnh cầu cho Lehuynh 1 bài viết chuẩn nhất, xin thưa, Wikipedia không có "nhất". Wiki luôn khuyến cáo người đọc là Tự mạo hiểm khi dùng vì lý do: Không có bất cứ tác giả, cộng tác viên, nhà bảo trợ, quản trị viên, điều hành viên, những kẻ phá rối, hoặc bất kì ai có liên hệ với Wikipedia, chịu bất kì một trách nhiệm nào cho việc sử dụng những thông tin hoặc các nguồn liên kết từ các trang này. Chính vì thế, Lehuynh nên biết mình đang viết trong môi trường nào?! chứ không nên lãng phí công sức và đem lại sự bực bội cho bản thân.

Có một bài gần như là chuẩn nhất, xin mời Lehuynh đọc, đó là bài Wikipedia là gì?

Lưu Ly (thảo luận) 03:22, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn Lưu Ly đã gởi cho tôi bài Wikipedia là gì?. Rất tiếc, đó là bài viết về 1 tổ chức cụ thể ! Nó ko phải là 1 khái niệm. Do đó, nó ko thể CÙNG THỂ LOẠI với những bài tôi đang viết hiện nay! --Lehuynhmic (thảo luận) 03:31, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Sao thế Lehuynh ? Đó là bài viết về khái niệm Wikipedia cơ mà, và nó là thể loại mẹ của tất cả những thể loại trong này cơ mà. Lưu Ly (thảo luận) 03:44, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin giải thích với bạn nè: Hiện nay, từ Google đã được xem là 1 động từ trong tiếng Anh (có nghĩa là tìm kiếm). Do đó, Google đã được xem là 1 khái niệm của Ngôn ngữ học. Wikipedia có nghĩa như vậy ko? Wikipedia là 1 tổ chức cụ thể (giống như Google) nhưng chưa thể xem nó là 1 khái niệm của Ngôn ngữ học (như Google) được!

Tôi rất mừng là bạn đã thảo luận với tôi chi tiết đến mức như vậy! --Lehuynhmic (thảo luận) 03:55, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi dùng trình duyệt Mozilla Firefox 3 Beta 1. Thấy Wikipedia xếp thứ 7 trong danh sách các trang web chuyên về tìm kiếm. Thứ tự: Google, Yahoo, Amazon, Answers, Creative Commons, eBayWikipedia. Lưu Ly (thảo luận) 04:13, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đúng là Wikipedia cũng có chức năng tìm kiếm như nhiều website khác. Nhưng đến nay, mới chỉ có duy nhất từ Google là được Từ điển Oxford ghi nhận, mặc dù (bất chấp) tổ chức Google ko đồng ý việc làm này.

Cảm ơn bạn Lưu Ly đã thảo luận tận cùng vấn đề này. Nó có thể làm sáng rõ (giải tỏa) những gì chúng ta chưa thống nhất nhau, từ ngày tôi vào đây!

Tôi mong mọi người hãy xem đây là một hướng đi (thể loai) mới của Wikipedia trong việc giải thích các khái niệm của Ngôn ngữ học theo lối Bách khoa toàn thư, trong khi chúng ta chưa có lối đi nào cả về thể loại này! --Lehuynhmic (thảo luận) 04:28, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi không cần biết việc giải thích các khái niệm của Ngôn ngữ học theo lối Bách khoa toàn thư ở những nơi khác vì tôi không tham gia.
Còn giải thích các khái niệm của Ngôn ngữ học theo lối Wikipedia là không viết theo suy nghĩ của mình mà viết phải dựa trên Tài liệu nào? (sách, web, báo chí...). Và cho dù viết dựa vào nguồn tài liệu nào cũng phải chỉ nó ra, để mọi người tin rằng đó là tài liệu nói thế chưa không phải do người viết nói thế. Lưu Ly (thảo luận) 05:04, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

À, như vậy là tôi đã hiểu ý bạn rồi. Mời bạn vào xem bài Bảo thủ nè. Tôi có ghi chú ở Mục "Xem thêm" như vậy có được ko? Kính mong bạn tiếp tục thảo luận về việc này! --Lehuynhmic (thảo luận) 07:41, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa lại để chú thích ngay tại các nội dung trích dẫn. Khi đọc đến đâu, người đọc có thể biết ngay nội dung nào ở đâu ra để kiểm chứng. Mời bạn xem cách tôi đã làm.
Tôi đã gỡ biển "thiếu nguồn gốc" do đã có 1 nguồn. Nhưng tôi bổ sung một số yêu cầu chú thích tại các điểm cá nhân tôi thấy cần dẫn nguồn. Tmct (thảo luận) 10:25, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ví dụ cách viết

Tôi lấy một đoạn trong một bài viết trên wiki để làm ví dụ cho cách viết về "ngôn ngữ". Trước hết, mời Lehuynh xem Mục từ Huế, trên Bách khoa toàn thư Việt Nam.

Tại wiki, bài Huế chưa hoàn chỉnh (dĩ nhiên), và tại mục từ (ngôn ngữ- tên gọi) về Huế, tạm viết như sau:

Sự xuất hiện của địa danh "Huế"

Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:

  • Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế[1], thuyền tám tầm chở đã vạy then" [2].
  • Những tài liệu sử học cũ ngọai trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế[3].
  • Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện [4].
  • Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué[5].
  • Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ [6].
  • Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này [7].
  • Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế
  • Trong "Dictionarium Annamitico-Latinum" của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae.
  • Hồi ký "Souvenirs de Huế" xuất bản năm 1867 tại Paris của Michel Đức Chaingeau -con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế...

Chú thích

  1. ^ Chữ Hóa trong Thuận Hóa là chữ Hán, còn chữ Huế là chữ Nôm. Cả hai chữ viết trên đều có một lối ký tự giống nhau là 化, và tùy ngữ cảnh mà đọc Hóa hay Huế (giải thích của Võ Hương An trong bài "Huế" có tự khi mô, đăng trong tập Huế của một thời, Nam Việt xuất bản năm 2006
  2. ^ Thơ Văn Lê Thánh Tông, Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1981, tr. 134
  3. ^ Xem Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, ấn bản điện tử tại www.honosoft.com, các trang 172,199,215,216,217
  4. ^ Từ trang 254 trở đi của tập II mới có, khi nói về những sự kiện liên quan đến Pháp
  5. ^ Xem BAVH., No.4, 1918, tr.285; BAVH., No.1, 1922, tr. 53
  6. ^ BOUDET & MASSON, Iconographie Historique de l’Indochine Française, Paris, 1931, Pl. XVI
  7. ^ CADIÈRE, Les Français au service de Gia Long, XII. Correspondance, BAVH., No.4, 1929, tr. 364

Xin miễn bàn sự đúng sai, sai đúng vì những ý trên là tổng hợp nhiều ý kiến, người đọc tự quyết định. Điều đó hay hơn việc người viết cứ theo ý mình, chọn một ý kiến bất kỳ và khẳng định đó như là chân lý.

Lưu Ly (thảo luận) 07:48, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nữa, bạn lại cho tôi 1 bài viết về 1 địa danh cụ thể. Rất tiếc bạn đã chuyển vấn đề sang hướng khác! --Lehuynhmic (thảo luận) 07:54, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu rảnh, tôi sẽ tìm thêm. Nhưng với 1 cái rất cụ thể mà có tới những những cách lý giải khác nhau, huống thay những cái "không cụ thể" ?! Lưu Ly (thảo luận) 08:16, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi được bạn Khương Việt Hà giới thiệu là bạn và một số bạn khác chuyên viết về khoa học xã hội nên tôi sẽ kiên trì (và mong bạn cũng vậy) thảo luận cùng bạn về vấn đề này.

Tôi xin nói theo một hướng khác vậy. Đề tài tôi quan tâm hiện nay là: Những gì đã có trong Từ điển Việt Nam sau khi nghiên cứu thêm ở Từ điển triết họcTừ điển bách khoa Việt Nam, tôi viết lại (nâng cấp nó, wiki nó hay bách khoa nó) thành một bài khác trên Wikipedia.

Hay nói cách khác, những gì có giải thích trong Từ điển tiếng Việt, tôi đã viết nó lại theo phong cách bách khoa toàn thư. Bạn thấy hướng đi này thế nào? và có thể tìm nguồn tham khảo hay dẫn chứng ở đâu để viết theo hướng như vậy? Hoàn toàn ko có: Vì VN chưa có Từ điển bách khoa toàn thư! Do đó, hướng đi của tôi rất đơn độc ở VN, chưa có tiền lệ! Bạn hiểu ko?

Ở đây ko phải là công trình mới hay phát hiện mới gì cả, đơn giản, nó chỉ là cách giải thích mới về 1 từ, 1 chữ, 1 khái niệm, 1 thuật ngữ hay 1 thành ngữ đã có trong đời sống xã hội VN, theo cách của Wiki mà thôi! Chẳng lẽ hướng đi như vậy là sai (dù chưa có ai đi cả)?.

Thực tình mà nói, bạn thấy tôi giải thích các khái niệm ấy thế nào? Có ích lợi cho người VN hay ko? - Tôi nghĩ là có! Vì nó rất dễ hiểu & đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác của kiến thức (tri thức) vể ngôn ngữ học, đúng ko?

Hướng đi của tôi phục vụ cho ai? Xin thưa, đó là người dân VN ở trong và ngoài nước, cho sự rõ ràng, minh bạch và cụ thể của tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.

Chẳng lẽ tôi cô độc ở Wikipedia thế sao?--Lehuynhmic (thảo luận) 09:45, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu kết hợp 3 quyển bên trên, Lehuynh có thể viết hàng ngàn bài cho Wikipedia. Tuy nhiên, lưu ý một số vần đề sau:
  • Lehuynh viết: "Có ích lợi cho người VN hay ko?", xin nhớ, Wikipedia không phải của người Việt Nam, nó phục vụ cho những người (biết và) sử dụng tiếng Việt trên toàn cầu (dĩ nhiên người Việt là mục tiêu phục vụ hướng đến).
  • Lehuynh viết: "1 từ, 1 chữ, 1 khái niệm, 1 thuật ngữ hay 1 thành ngữ đã có trong đời sống xã hội VN" tôi có câu hỏi, liệu rằng đời sống nước ngoài có (sử dụng) nó hay không? Do đó sẽ có 2 kiểu viết, tôi nói chi tiết hơn bên dưới:
  1. Kiểu 1: Nếu nó chỉ có trong đời sống xã hội Việt Nam, Lehuynh cứ bám tài liệu, viết theo nó. Đừng sao chép kẻo vi phạm bản quyền, đừng thêm nhiều mắm muối, hoa hoè kẻo nó thái quá. Kết thúc bài liệt kê các nguồn tham khảo Lehuynh đã dựa vào đó viết.
  2. Kiểu 2: Hình như rằng, nếu theo tiêu chí của một nền triết học là phải có triết gia, triết thuyết và trường phái thì Việt Nam không có một nền triết học nào trước khi triết học Mác-Lênin du nhập. Một số từ người Việt cổ tuy có nói, có viết nhưng chưa chắc nghĩa nó mênh mông như bây giờ, đôi khi nó có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng đôi khi nó là cách dịch theo chỉ một nghĩa nào đó mà thôi. "Bảo thủ" là một ví dụ, nguyên nghĩa của nó (giữ gìn) thì đâu có gì ghê gớm hay xấu đâu? Khi ghép với những từ khác, nó có ý khác, ví dụ: Bảo Thủ chân truyền (保守眞傳) là giữ gìn chặt chẽ cái giáo lý chân thật được truyền lại, không cho biến đổi, tư tưởng bảo thủ là..., đảng Bảo thủ là..., đầu óc bảo thủ là...Như thế, nói theo khía cạnh và quan điểm khác nhau, sẽ có những kết luận tốt xấu khác nhau, Wiki cố gắng tổng hợp tất cả những ý kiến đó. Mỗi ý kiến phải có chú thích riêng để người đọc tự đánh giá.
Tôi không được học nhiều về chữ nghĩa, những câu trên là do tôi tiếp thu được ở cuộc sống và Wikipedia, có thể nó chưa đủ, nhưng đó là những gì tôi có thể trao đổi với Lehuynh. Lưu Ly (thảo luận) 11:01, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hướng đi của bạn không sai nếu bạn không đưa ra cái gì mới, chỉ cần bạn chú thích rõ nguồn gốc của các nội dung bạn đưa vào là ổn.
Tại sao nhiều người quan tâm đến các chú thích nguồn trong bài của bạn như vậy trong khi nhiều bài khác lại không ai quan tâm? Vì bài của bạn toàn động vào các chủ đề hàn lâm không thể lào phào được. Những bài viết về các chủ đề dân dã như món ăn, bài hát... vấn đề nguồn gốc đã không quan trọng đến thế.
Để làm ví dụ, mời bạn xem bài Chiến tranh Việt Nam, mục "Bản chất của cuộc chiến", bạn sẽ thấy yêu cầu chú thích nguồn ở đó kinh khủng như thế nào, các đánh giá cần theo nhiều nguồn, nhiều góc nhìn như thế nào. Nếu bạn chịu khó đọc thảo luận bạn sẽ thấy các tranh cãi còn nảy lửa hơn nhiều.
Bạn không cô độc, bạn chỉ chưa quen với tinh thần Wikipedia. Và không rõ có bất đồng ngôn ngữ nào mà mọi người giải thích mãi với bạn vẫn chưa làm bạn thông. Tmct (thảo luận) 10:32, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mới hay không mới

Lĩnh vực đóng góp của anh, anh gọi nó là gì? "Thuật ngữ triết học" hay "tâm lý con người"? Ở Wikipedia tiếng Việt có thể ít, hoặc không có nó, nhưng anh muốn tham khảo, mời anh qua Wikipedia tiếng Anh, nơi có hơn 2 triệu chủ đề. Có thể có một số ở đây en:Category:Philosophical terminology hay en:Category:Philosophy of mind. Anh xem mà học hỏi cách viết.

Wikipedia có những nguyên tắc căn bản (không phải quy định, cũng chẳng phải hướng dẫn), và là tiêu chí hoạt động của nó. Nếu một lĩnh vực anh cho là cực kỳ mới, chưa ở đâu có, chỉ có anh mới nghĩ ra, thì, Wikipedia không phải là nơi thích hợp để anh viết bài. Xin lỗi nói thẳng, ngài Karl Marx nếu có tái sinh, viết cuốn Tư bản luận, không in sách mà đăng lên Wikipedia, chắc chắn cũng sẽ bị xóa mà thôi. 117.5.185.133 (thảo luận) 05:36, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, tôi đang thưa chuyện cùng bạn Lưu Ly, xin phép ko trả lời bạn nhé!--Lehuynhmic (thảo luận) 07:33, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC).Trả lời

Tôi cảm ơn Wiki (quá nhiều kiến thức hay) mà Wiki là gì nhỉ? Là W-i-k-i hay là Kiwi Bạn thấy không? tôi có thể sửa bài một cách tự do tại đây. Nhiều người không hiểu được giá trị của hai từ này, và quyền tự do của một con Người sẽ bị giới hạn khi ảnh hưởng đến sự tự do của người khác. Về cá nhân tôi đã từng ấp ủ một tự do ngôn luận trên mạng Internet khi tôi sửa code Snizz Forum vào năm 2000 cho phép không đăng nhập không thành viên và bất kể ai cũng có thể sửa xoá bài viết vì khi đó tôi đã trao quyền Admin cho tất cả. Tôi muốn thử xem giữa hai lựa chọn xây dựng và phá huỷ xem bên nào mạnh hơn. Tuy nhiên do kinh nghiệm có hạn, kiến thức bản thân và tài chính hạn chế nên dự án thất bại. Tuy nhiên hôm nay tôi tự hào khi thấy một Wiki lớn mạnh và hàng chục ngàn Wiki khác theo tinh thần Wikipedia tôi cũng vẫn tham gia Wikipedia mặt khác tôi cũng vẫn tham gia các Wiki khác ví dụ: GeoWiki một Wiki về địa chỉ của Việt Nam. Tôi tin rằng sẽ đến lúc các Wiki khác chia sẻ gánh nặng với Wikipedia bạn hãy tưởng tượng Việt Nam có bao nhiêu xã? Con số đó là hơn 10.000 một dãy phố cũng có hơn 10.000 địa chỉ. Bạn và tôi cũng chỉ là một hạt cát giữa hàng tỷ hạt cát mà thôi. Bạn ra đi, nhưng hàng ngày bạn sẽ gặp lại nó chẳng phải là một điều gì đau sao? 203.160.1.51 (thảo luận) 20:29, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)BichuoiTrả lời

Xin rút lui

Tôi xin rút lui khỏi Wikipedia 1 thời gian! Các bạn tùy nghi xử lý mọi việc! Tốt nhất là nên BIỂU QUYẾT xóa tất cả những gì tôi viết 1 mình ở không gian này! Xin đừng gởi tin nhắn. Tôi ko trả lời đâu (Xin lỗi mọi người). Tôi quá mệt mỏi với kiểu tranh luận triền miên rồi! --Lehuynhmic (thảo luận) 11:15, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ quay lại làm việc tiếp, trên những gì còn lại! Tôi cũng chấp nhận cả việc nó bị xóa sạch! Bởi vì tôi và các bạn khác xa nhau về quan điểm & phương pháp làm việc. Có lẽ tôi ko thích nghi dc với Wikipedia tiếng Việt!--Lehuynhmic (thảo luận) 11:24, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn có học được gì khi thảo luận không ? và được làm việc với nhiều người bạn thấy thế nào ? hy vọng wiki sẽ giúp bạn hoàn thiện những gì còn thiếu, bạn đến với wiki vì mong muốn có những bài viết thật cao siêu, còn tôi đến với wiki vì niềm đam mê với mong muốn giản đơn nhất.--Bd (thảo luận) 14:36, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hic, Bd nói vậy không hợp đâu. Anh đang quan sát và tìm hiểu thêm về Wikipedia đấy. Anh yên tâm, mọi người không xoá một cách mù quáng đâu. FOM cố gắng tìm hiểu thêm và nếu có thể - sẽ tiếp tục sửa đổi các bài của anh. FOM (thảo luận) 14:44, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài của tôi ư, xin cứ tự nhiên cho, việc cần làm tôi đã làm rồi, giữ bài là của cộng đồng còn xóa bài là của bảo quản viên. thảo luận với bạn là điều bất đắc dĩ vì đây là trang thảo luận của Lehuynhmic --Bd (thảo luận) 16:13, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tạm biệt các bạn. Tôi đã tìm dc 1 nơi để làm việc phù hợp hơn, vì sự minh bạch & rõ ràng của tiếng Việt. Tôi ngưỡng mộ sự cống hiến của các bạn!

"Lắm thầy nhiều ma" - ko phải cứ "tập thể" là luôn tốt hơn cá nhân đâu. Chúc các bạn vui khỏe và thành công trên con đường đã chọn! --Lehuynhmic (thảo luận) 04:24, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn sợ điều đó sao ? bạn đưa ra y kiến người khác vặn bạn, bạn không thuyết phục được họ mà cũng không trả lời được những câu họ hỏi, điều đó có làm bạn phải suy nghĩ không ? --Bd (thảo luận) 04:38, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn Bd nè! Nếu tôi sợ các câu hỏi và sợ tranh luận như bạn đã nghĩ, có lẽ tôi sẽ ko chọn 1 nghề đầy gai góc như hiện nay đâu ạ! --Lehuynhmic (thảo luận) 06:13, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đứng ở mặt trận nào cũng phải đối đầu với những vấn đề gai góc, nhưng hiểu mình, hiểu người và biết cách thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn bạn nghĩ.--Bd (thảo luận) 07:46, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn Bd rất chính xác! Chính vì hiểu mình - hiểu người mà tôi đã chọn lối đi (mặt trận) khác, cũng nhằm làm sáng tỏ tiếng Việt, nhưng có thể sẽ ít thương tổn, ít mất sức hơn.

Ở mặt trận mới này tôi vẫn làm việc, tranh luận đến tận cùng mà! Nhưng ở đó sẽ ko có những con người ko tên (giấu mặt), ko có bất công hoặc những quy định chỉ làm bình phong; Ko có kiểu "bỏ phiếu" tùy tiện, máy móc hoặc ngớ ngẫn!

Lối đi sơ khai tôi chọn ở đây (trong mục "Từ điển Teen"): [[1]], mời bạn tham khảo nhé! --Lehuynhmic (thảo luận) 08:05, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cho dù họ giấu mặt, giấu tên...nhưng tính cách của các user thể hiện cũng rất rõ, mọi thứ được nói toạc móc heo, chẻ hoe, rất thật, không như các bình phong không ngờ trong đời sống thật, đúng không ? bạn có thể đọc mà không cần viết hay sửa, không tham gia tranh luận nếu bạn thấy nó không cần thiết cho bạn thì vẫn được cơ mà.--Bd (thảo luận) 11:17, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thì ko im lặng như vậy dc. Vì tôi nghĩ đó là phép lịch sự tối thiểu... nên tôi đã cố gắng trả lời mọi câu hỏi của các thành viên. Đồng ý với bạn, tôi đã phí sức trong việc này.

Vậy còn sự lạm dụng "quyền hạn" và tùy tiện của BQV thì sao?--Lehuynhmic (thảo luận) 13:19, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên. Biểu quyết này thực sự cần thiết cho sự phát triển của Wikipedia, thời hạn đến ngày 18/08/2015. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. Alphama (thảo luận · đóng góp)

Dự án phát sinh thể loại bán tự động

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia biểu quyết

Mời bạn tham gia biểu quyêt về việc xóa nhanh các bài vi phạm bản quyền tại Wikipedia:Biểu quyết/Xóa nhanh các bài vi phạm bản quyền

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia biểu quyết

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia ý kiến

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 05:08, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 14:11, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:53, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)