Thảo luận Thành viên:Ledinhthang/Lưu 3

Chào bạn! Lâu này bạn vẫn khỏe mạnh và làm ăn ổn định chứ? Mình rất khâm phục bạn vì rất bận rộn với công việc mà vẫn "dành dụm" thời gian đầu tư vào mảng lịch sử của WP. Mảng Ai Cập cổ đại, theo mình là 1 mảng khó, vì phải dịch nhiều đoạn tranh cãi, phân tích về các niên đại, địa điểm... mà ko phải ai cũng làm được, nhưng mình tin bạn sẽ thành công!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:14, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Không ngờ thời gian qua bạn đã trải qua những khó khăn lớn như vậy! Tạ ơn Trời đã giúp bạn vs gđ vượt qua khó khăn để tiếp tục đóng góp cho WP và cho sự nghiệp ngoài đời.
  • Hiện giờ mình đang mở rộng, bổ sung cho bài về 1 số vị vua Việt Nam mà mình yêu thích, chủ yếu là 5 vua đầu thời Trần. Mình hy vọng sẽ triển khai tối đa nguồn sử liệu từ các tài liệu gốc như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Việt sử Tiêu án, Cương mục... để các bài viết ấy hoàn thiện hơn. Có lẽ mình sẽ không tạo bài mới nữa.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:41, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
  • Phải chăng ý bạn nói đó là trận La Mã đánh diệt hoàn toàn nhà nước Carthage năm 146 TCN? Mình có đọc qua ở en.wiki thấy nó ghi: "very building, house and temple had been turned into a stronghold and every Carthaginian had taken up a weapon. The Romans were forced to move slowly, capturing the city house by house, street by street and fighting each Carthaginian soldier who fought with courage born of despair..." Không rõ sách của Livy có thuật lại đúng vậy ko? nhưng nếu vậy thì quả thật đây là hình thức sớm nhất của dạng chiến tranh đô thị đã cướp đi sinh mạng của vô số thanh niên châu Âu, Nga, Mỹ, VN như trận Bazeilles (1870) của Pháp-Phổ, trận Stalingrad, trận Berlin của Xô-Đức và cả trận Mậu thân (1968) nữa.
  • Scipio và Hannibal là 2 tay tướng giỏi, lại dẫn quân 2 cường quốc cự chiến nhau ở châu Phi. Chuyện của mấy tay này nghe giống Rommel, Patton và Montgomery vốn kình địch nhau nhưng ngưỡng mộ lẫn nhau. Ko biết có phải kiếp sau tái sinh ko nữa?

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 14:00, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình cũng thán phục sử gia Hy Lạp, La Mã chép kỹ và chi tiết thật đấy. Mình thấy tiếc cho VN, 1 phần vì sử gia có tâm lý chép sử biên niên, 2 là bị chiến loạn, ngoại xâm đốt phá, nên bây h mình cũng ko có thông tin chi tiết, về số quân tham chiến, diễn biến chiến thuật được triển khai, số thương vong của nhiều trận đánh lớn của dân tộc như trận Đông Bộ Đầu, trận Hàm Tử, trận Tây Kết... Và trong khi Livius đã tường thuật sống động về trận chiến anh dũng của quân dân Carthage thì mình lại thiếu tư liệu về sự chống cự của người Chiêm Thành khi quân Đại Việt phá thành, bắt vua của họ (sử ta toàn chép là vua Chiêm sợ, quân Chiêm chạy không hà).Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:57, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Purpose REINSERTED international before conference see WP:NOTFORUM of not scientific IPCC

Main purpose was enforced payments for unscientific pseodo fraud research etc. Payments and publications at EPA stopped already. IPCC SRES scenarios proved as fraud by SRES scenarios on IPCC Server as Excel Spreadsheet. Totally impossible extreme high written peaks nonsense like "maria" coal down until 2040 then up to 10 times 2100 etc. The datas for SRES primary fossil energy peak assumptions can be compared with assumptions based on EIA[1] etc. fossil reserve and production datas with peak coal 2025-2030 mainly because of china with over 50% world production but less than 30 years reserves, peak oil 2014-2015 because of less world reserves and actual low price for reinvestments in expensive productions like in USA fracking with less reserves Venezuela sulfid rich tar and polar arctic deep sea oil not increasable and sand oils already used; and peak gas 2030-2035 with likely additional fracking gas findings also in china, india, africa etc. and high reserves in USA, russia, gulf countries also in mediterranean sea (about 18 year EU demand). Since the rising rate of carbon dioxide left in atmosphere is under 2ppm annually also after IPCC and NASA it would need over 200 years for a doubling from about 400 ppm today to 800ppm with +0.5° C effect for every +100ppm, all together for +400 ppm +2° C, like the 0.5°C effect assumed before for the rising over warm time normal 280ppm to 380ppm always with other increasing and decreasing effects like cooling from sulfates set free from burning of fossil reserves or vulcanism and solar cycles. In every case no one has fossil reserves for holding 200 years the same exploration rate like today with under +2ppm risin of carbon dioxide annually. Global warming was mainly local at arctic area based on a cooling phase before by streaming changes instead global equal like to be awaited for green house gases and sea level rise was normal most in equatorial area not in main warmed up arctic area based also on river and coast erosion and continental drift not ice melting like not sea level increasing arctic swimming ice melting and just about 2cm in 100 years from greenland ice melting and also not from volume expansion that can`t happen in everywhere always cold deep sea because warm water is always rising to the sea surface increasing night infrared radiation. An equal heating up by greenhouse gases is more storm decreasing than increasing because it is decreasing the storm causation the temperature difference between low and high altitudes with normal main warming up over the earth surface decreased. An ice melting is not causing an acceleration warm up effect called albedo effect over decreased sun ray radiation at day time because of also increased infrared radiation at night time of dark surfaces. Another big source for methane and carbon dioxide increase was also the desertification in africa and aral sea see also in new O-C-O NASA maps slowed down from increased rainfall by warming up over sea causing more sea water vapourisation as the original source of all rain or other water fallouts. Increased water fallouts, melting of permafrost and more carbon dioxide for plants fertilization caused by carbon dioxide global warming are increasing the biomass on landside thereby rebinding carbon dioxide mainly rebound by photosynthesis and chalk creators inside the world seas producing also as green lunge of the earth about 70% of the world oxygen. The natural conversion of carbon dioxide is about 550 Gt annually compared with about 30Gt annually from human sources but just 12Gt left in atmosphere annually in a self stabilizing carbon cycle else always already accelerated; long time with always less carbon dioxide left in atmosphere in long time earth climate history. The temperature increase charts 1870-today don`t correlate with carbon dioxide absolute levels rising charts with cooling phase and about same temperature rising at beginning and late phase. The today climate is just a lower than normal peak between about 100 000 years ice times still in a quaternary ice time from long time sun cycles caused by the run time of the sun inner fusion energy by photons to it`s surface about some 10 000 years leading also to sun`s next break in. Sure about global warming is the saving of heating costs, increased harvest times, decrease of all winter damages from snow and ice including coldness deaths from accidents etc. and general more urgently needed more rainfall in desertification areas worldwide. Polar bears did increase in population from about 5000 to 25 000 and are likely liking a warmer not deathly colder climate for hunting seals from ice floes far outside as good long distance swimmers like penguins who must find ice free places for the eggs. In the one side colder antarctica with about 90% of the world ice the ice increasing was approximately 82 Gt per year (with significant regional variation), reducing global sea-level rise by 0.23 mm per year.[2] In general the amount of animal species are increased in warm times and decreased in ice times like true for humans also today mainly because of loosing the food base caused by desertification, landsides staying all year under ice and sea level decline of about 120m decreasing also fish but greenhouse gas sulfide hexafluoride can solve the problem today for over multiple times 3200 years until fluorine reserves are going out then only laughing gas production left as last chance and for today cooling down just adding of methanol instead chalk into sulfide cleaning part spray towers of coal power plants needed rising strong cooling sulfate aerosols like dimethyl sulfate. The real problem in future is the energy problem left but first after the fossil energy maximum about 2025-2030 and can be solved with atomic power based on over 4 Gt sea water uranium under 300$/kg and thorium enough for 100 000 up to a million years today total world energy demand (140 PWh/a). Satellite accuracy is low if surface under clouds for long time. Every day, season and year change is at all stronger than a global middle value change with unknown accuracy and CO2 can be most reduced using it with H2 for methane production cheaper fracking.[3]

Danh sách Vua Turin

Trong thời gian bạn nghỉ wiki, chúng tôi (dự án ACCĐ) đã có vài cuộc thảo luận về tên gọi và những thuật ngữ của Ai Cập cổ đại, bạn có thể xem qua tại trang thảo luận ở đây để biết thêm chi tiết. Về tấm giấy cói Turin (Turin Canon) thì ở bài viết chính của nó đã được tôi dịch là Danh sách Vua Turin, dịch từ Turin King List bên enwiki, bạn thấy nó nên dịch như thế nào? Và mong bạn cũng cho ý kiến của mình vào trang thảo luận của dự án nếu bạn cảm thấy không hài lòng về các cuộc thảo luận khác hay đề xuất những ý kiến mới. Cám ơn bạn. Thân ái. --Trongnhan (Thảo luận) 10:30, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Pharaoh

Đến nay mình vẫn chưa định hình rõ vì sao Ramesses II lại được coi là pharaoh vĩ đại nhất của Ai Cập nhỉ :? Về quân sự, ông này không giỏi bằng Ahmose I, Thutmose III và trận Kadesh không phải là 1 chiến thắng (Ramesses muốn chiếm lại Kadesh nhưng kết thúc trận này quân Hatti vẫn giữ được thành phố; có lẽ lòng quả cảm của Ramesses chỉ giúp quân ông rút lui an toàn, không bị bao vây, tiêu diệt mà thôi). Về trong nước thì ko có gì nổi bật ngoài những công trình xây dựng đồ sộ.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 00:21, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn. Vậy là mình chưa đọc kỹ về Ramesses II rồi, dù trận Kadesh là không thắng nhưng té ra Ramesses cũng có nhiều chiến thắng khác và dưới thời ông biên cương Ai Cập cũng rộng lớn hơn. Merenptah sau ông cũng là vị vua có võ công khá nổi bật, tiếc là trị vì ngắn và bị cái bóng "vĩ đại" của phụ vương che khuất. Song đúng là nhận thức văn hóa mỗi thời mỗi khác: xem bài Khufu bên tiếng anh mình thấy có giả thiết nói các sử gia Hy, La "ghét" Khufu vì họ không ưa những công trình kiến trúc khổng lồ (chắc ý họ là để xây vậy thì phải bóc lột sức dân, không hợp với tinh thần "dân chủ" của họ chăng?). May là sử của Herodotos viết về Ai Cập có nhiều sai sót, còn Manetho thì chắc cũng phần nào Ai Cập hóa rồi, chứ các sử gia Hy, La mà biết Ramesses thì chắc bây h họ đã dán nhãn ông thành 1 trong những ông vua tàn bạo nhất Ai Cập rồi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:40, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
  • Mấy ông Hy-La đó gợi mình nhớ đến các nho thần của VN lúc nào cũng ra rả "trách móc" các vua Lý, Trần xây nhiều đền, chùa, cơ sở tâm linh... mà không mở trường học (mà thực chất là trường học theo kiểu Nho giáo).
  • Thực ra vụ Ramesses và Do Thái chỉ là phỏng đoán thôi bạn ạ. Kinh Cựu ước là nguồn tài liệu chính về việc này, không đề cập đến tên của pharaoh, và các sử gia đặt giả thiết pharaoh trong chuyện đó có thể là Thutmose III, Amenhotep II, Seti I hoặc Ramesses II.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:14, ngày 6 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Mình nhớ là thế hệ đầu tiên của người Do Thái đều chết trên sa mạc và không đến được Vùng đất hứa thì phải :-? Kể cả Moses là người lãnh đạo của họ cũng không kịp bước vào Vùng đất hứa. Cũng hợp lý thôi vì Huyền Trang đi thỉnh kinh từ TQ đến Ấn Độ, lúc này kỹ thuật đường sá, bản đồ... đã cao cấp hơn nhiều rồi, nhưng vẫn còn bị lạc đường nhiều lần mới có thể đi đúng đường và tới nơi. Chưa kể người Do Thái trên đường đi còn phải đánh nhau với nhiều dân tộc khác.
  • Mình nghĩ cũng có thể về cuối đời Ramesses II, Ai Cập đã suy yếu vì ông bóc lột sức dân, đánh sưu cao thuế nặng, bắt nô lệ xây các công trình lớn,... Trước khi dân Do Thái rời Ai Cập có 10 đại họa, có thể đây là do sự "đổ đốn" cuối đời Ramesses II mà ra; có thể Ramesses đã phạm 1 sai lầm như kiểu ham mê tín, dị đoan (giống Tần Thủy Hoàng) hoặc tin dùng gian thần tham ô (giống như Càn Long), và người Do Thái đã lợi dụng rất tốt tình hình rối ren này.
  • Mình đọc các tài liệu, vẫn ko hiểu lắm khi họ nói về cái chết của đạo truy binh của Ai Cập: ko rõ pharaoh có trực tiếp chỉ huy đạo quân này và cùng chết chìm dưới biển đỏ ko, hay chỉ ngồi trong thành, lều trướng ra lệnh thôi?

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:42, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

La Mã

Xem ra La Mã và các đế quốc kế tục của nó có 1 đặc điểm rất chung là chiến tranh ko bao h ngừng, và hình như phải mở rộng liên tục mới tồn tại được. Mình đã đọc 1 tài liệu về đế quốc Thổ Ottoman nói đế quốc này coi trọng "warfare" hơn "welfare", mà họ đã là nước kế tục La Mã (vua Thổ xưng làm Caesar) lại còn giống 1 cách đáng kinh ngạc, đó là đều phải đánh 2 mặt trận với Ba Tư ở mạn nam và các dân tộc German ởi mạn bắc. Phải chăng họ trụ tại ngã ba đường của Á-Âu-Phi nên muốn tồn tại không thể ngừng bành trướng.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:19, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trong khi La Mã và Thổ mở rộng hoài chẳng bao h dừng, mình thấy cái đế quốc của Tàu Khựa nó có sự cân bằng giữa nội trị và bành trướng hơn, tuy là cũng mở mang rất rộng. Phải chăng đó là 1 phần khiến nó tồn tại lâu hơn?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:11, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phải công nhận bọn Tàu có chính sách hủy diệt văn hóa rất lợi hại, cả bằng biện pháp cướp bóc, tịch thu, đốt phá,... lẫn các thủ đoạn mua chuộc. Về mặt thủ đoạn mềm thì nó làm cho các nước xung quanh cả tin rằng cái học vấn, chữ viết của nó hay hơn văn hóa dân tộc của nước họ, khiến cho VN dù sau năm 1428 đã giành độc lập nhưng ở thời kỳ sau đó, văn hóa-giáo dục của VN bị ảnh hưởng của nền triết học Trung Hoa hơn là văn hóa-tôn giáo giáo dục còn tương đối độc lập, ảnh hưởng pha trộn Đông Bắc Á và Nam Á như thời Lý-Trần.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:43, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re:Pharaoh

Sau khi đọc qua ngữ cảnh của bài đó, cộng thêm tìm hiểu 1 số trường hợp khác, thì mình nghĩ "House of the king" ở đây có thể là vương tộc/hoàng tộc hoặc vương cung/hoàng cung, hoặc chỉ cần dịch là "Ông ta đã đặt hai kho ngân khố của Ai Cập dưới sự kiểm soát của nhà vua" là được rồi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:44, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hello

Đúng là mình đó. Ko ngờ bạn lại nhận ra được xD. Mình khoảng mấy năm trở lại đây ko tham gia Wiki. Tài khoản TRMC mình mất mật khẩu, nên ko dùng nữa. -Flavius Maiorianus Disputatio 17:47, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chính bạn ấy là người đã đóng góp cho wiki bài trận Đồ Bàn (1377) - khiến người đọc biết thêm về một Abritus, một Hadrianopolis phiên bản Việt :DTi2008(Thảo luận, đóng góp) 01:37, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình cũng có ý định đóng góp thêm vào chủ đề này nhưng hiện tại tiếc là không có đủ thời gian. Mảng lịch sử ở Wiki tuy như vậy là đã tạm ổn nhưng vẫn đang còn mỏng quá. Ví dụ như sử Ấn Độ, ĐNA hay Chăm Pa chưa kể đến những nơi khác đều vẫn còn đang khá sơ khai.--Flavius Maiorianus Disputatio 10:54, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình khá thích mảng Chămpa nhưng khổ nỗi là tài liệu không nhiều, và phần lớn phải dựa vào sử Việt, nhưng sử Việt thì lại viết toàn kiểu "...ngày...tháng..., quân Chiêm vào cướp Nghệ An, tướng ... đem quân đuổi được" 😄 xD.--Flavius Maiorianus Disputatio 13:22, ngày 18 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình cũng hay qua đọc các bài nghiencuulichsu, phải nói họ có nhiều bài viết hay. Chăm Pa là một nền văn hoá tiên tiến. Họ có nền văn học, chữ viết riêng. Nghệ thuật chạm khắc, xây dựng đạt độ tiên tiến cao. Kiến trúc cồ truyền của người Việt chứa ko ít yếu tố Chăm Pa. Đất Chăm phần lớn núi đồi, chỉ dải đất hẹp duyên hải nam trung bộ là có thể trồng trọt. Do những hạn chế đó mà nền kinh tế Chăm Pa phải dựa vào ngoại thương. Chăm Pa nằm trên tuyến đường thương mại trên biển sang Tàu, các hải cảng như Hội An đều rất sầm uất, là nơi trung chuyển hàng hoá từ Ả Rập, Ba Tư sang Trung Quốc. Ngoài ra, người Chăm còn xuất khẩu sản vật như ngọc trai, đồi mồi, sừng tê trầm hương,... đều là những mặt hàng đắt đỏ. Khác với miền Bắc, cho tới tận thời Lê mới thấy có hải quân, người Chăm quản lý biển Đông từ rất sớm. Đội tàu chiến của họ khá tinh nhuệ, từng đại phá quân Khmer trên Tonle Sap. Mình có đọc ở đâu đó là xứ Butuan ở Phi Luật Tân nằm dưới trướng của Chăm Pa (có thể là dạng độc quyền thương mại) là một nơi có trữ lượng vàng cao.--Flavius Maiorianus Disputatio 16:05, ngày 18 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn nói đúng; nhà nước của người Chiêm kinh tế mạnh nhưng chính trị ko ổn định, ko có cơ cấu nhà nước vững chắc như Đại Việt và Trung Hoa (chúng ta đã phải công nhận là về tổ chức nhà nước, Trung Hoa tân tiến hơn nhiều đế quốc khác cùng thời), nên ko duy trì được ổn định xã hội, và các vụ giết vua tranh ngôi thường xảy ra (năm 1044, vua Chiêm bị 1 phản tướng giết để hàng VN). Mình còn đọc được rằng sau khi Đại Việt giành lại độc lập (1428), nhà Lê đã kế thừa các phát minh quân sự của nhà Hồ nên có được lực lượng hỏa lực khá hùng hậu, vượt trội hơn quân Chiêm, quân Lão Qua, quân Bồn Man... giúp cho Lê Thánh Tông thành công trong sự nghiệp nam tiến! Thất bại thê thảm của Đại Nam trong cuộc chiến với Pháp lâu nay tạo cho người ta nghĩ rằng VN ngày xưa rất lạc hậu, thiếu thốn hỏa lực, dù sự thật là các loại vũ khí hỏa lực tân tiến được sử dụng rất nhiều trong chiến tranh từ khởi nghĩa Lam Sơn tới trận đánh Xiêm thời Minh Mạng.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:00, ngày 21 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Người Chăm ko có sự đoàn kết, nội bộ lục đục, về cái độ ổn định nội bộ thì nước Việt ta hơn hẳn. Ngoài ra có lẽ cũng có xung đột tôn giáo sau khi Ấn Độ giáo dần dần mất đi ảnh hưởng và Hồi giáo hay Phật giáo bắt đầu du nhập vào. Còn nếu vì thất bại trước người Pháp mà nói VN ngày xưa toàn vũ khí lạc hậu thì mình nghĩ ko đúng cho lắm. Thời Nguyễn thì ko nói làm gì, các vua áp dụng chính sách bế quan, trong khi các quốc gia phương Tây phát triển ko ngừng thì VN ta thời gian như ngừng trôi cả mấy mươi năm. Đến khi Pháp sang, trang bị vũ khí đã chênh lệch quá lớn nên thua là dễ hiểu (tất nhiên có nhiều yếu tố khác nữa). Các giáo sĩ phương Tây đều có nhìn nhận ấn tượng về sức mạnh quân sự nước ta thời Lê-Trịnh. William Dampier có nói là chúa Trịnh có 8 vạn quân thường trực, hầu hết đều được trang bị súng tay. Hải quân Tây Sơn có mấy tàu Định quốc trang bị gần 70 pháo, không thua kém gì mấy so với tàu chiến tuyến phương Tây. Hải quân Nguyễn Ánh cũng không kém cạnh. Như vậy, mình nghĩ thời kỳ này Hải quân và sức mạnh Hỏa lực nước ta rõ ràng là ko có đối thủ ở trong khu vực.--Flavius Maiorianus Disputatio 09:04, ngày 21 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình thấy chẳng hạn như trong hình này hoặc hình này, binh lính chúa Trịnh ai nấy đều vác súng (có vài người vác hoả tiễn). Có lẽ vào thời này, người lính nào cũng biết sử dụng súng, chứ ko đến nỗi 10 người 1 súng, một năm tập bắn 1 lần sau viên đạn như thời Tự Đức. Rõ ràng thời kỳ này, quân đội nước ta rất mạnh. Có mấy ông giáo sĩ gì đó có nói rằng lục quân chúa Trịnh có thể cân bất kỳ lục quân nước Châu âu thời bấy giờ (có lẽ nói hơi quá).--Chibaodoanle (thảo luận) 16:12, ngày 21 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Ukm, mình thấy chẳng hạn như Thuỵ Điển đến cuối tk 17, cứ hai tay súng thì vẫn có một người cầm thương. Mà súng điểu thương đợi load được lượt đạn khác thì chắc cũng mất mấy phút (cũng có thể lâu hơn), Mà chỉ tiếc là ngày nay tài liệu ko có nhiều, tranh ảnh cũng mất hết nên khó hình dung được quân đội VN thời đó. Nếu như Lê Chiêu Thống đừng đốt hết phủ chúa thì có lẽ ngày nay con cháu đã biết nhiều hơn rồi. :( --Chibaodoanle (thảo luận) 16:51, ngày 21 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình rất trân trọng các thành viên WP đã đóng góp, xây dựng 2 bài Chiến tranh Việt-Xiêm (1833-1834)Chiến tranh Việt-Xiêm (1841-1845) vốn là những đề tài lịch sử, quân sự rất hấp dẫn nhưng không được chú ý nhiều hiện nay. Xem về 2 trận đánh này sẽ thấy 2 bên đều trang bị rất nhiều; quân Đại Nam khi thắng là tịch thu nhiều súng của Xiêm, và Doãn Uẩn có tường thuật lại cách đánh kết hợp bộ binh vs pháo binh để phá hàng phòng ngự ko khác gì phương Tây đương thời.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:55, ngày 22 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
À, ý mình là tranh vẽ ấy. Mình nghĩ thời đó chắc có nhiều tranh ảnh, chắc cũng có vẽ nhiều về cuộc sống thời bấy giờ. Nếu như còn thì chúng ta có thể hình dung tốt hơn.--Chibaodoanle (thảo luận) 16:58, ngày 22 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình nghĩ ko hẳn là ít mà vì chiến tranh mất hết đi rồi nay còn sót lại được mấy bức--Chibaodoanle (thảo luận) 13:44, ngày 23 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Cái này mình cũng ko rõ lắm. Nhưng mà mình thấy, trong thời nội chiến, Nguyễn Ánh cũng học hỏi phương Tây ko ít. Nguyễn Ánh đã đóng nhiều tàu frigate khoảng tầm 30-40 pháo kiểu phương Tây sang thời Minh Mạng cũng tự đóng được tàu hơi nước. Nhưng mà súng đạn thì toàn thấy mua chứ ko thấy tự làm. Còn huấn luyện thì hình như thời Minh Mạng vẫn theo kiểu Pháp thì phải. Nhưng mà có lẽ vì vướng vào Cao Miên mà quốc khố dần cạn kiệt, quân đội bắt đầu suy yếu. Cộng với cả các vua đời sau có tư tưởng nho sĩ thi sĩ, ko chú trọng đến quân đội lắm, chiến thuật lại quay lại sử dụng Binh thư yếu lược quá lỗi thời. Mà mình nghĩ nhà Nguyễn thua ko phải là do vũ khí Pháp xịn hơn, vì thời đó, súng của Pháp cũng chưa phải là tiên tiến lắm. Thua là do thiếu sĩ khí, quân đội ko luyện tập (có súng chắc cũng ko biết dùng), vua tôi thì tư tưởng bảo thụ lạc hậu.-Chibaodoanle (thảo luận) 15:36, ngày 23 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quê mình có Cao Thắng chế tạo mấy trăm khẩu súng trường giống y như của Pháp. Nếu như bạn đã có ý định tu sửa bài Parthia thì mình sẽ giúp, nhưng mà mình có lẽ chỉ có thể giúp được vào cuối tuần thôi.--Chibaodoanle (thảo luận) 17:35, ngày 23 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Đông La Mã

Có lẽ vì vậy mà người ta đặt ra khái niệm này để chỉ những lễ nghi rườm rà cùng những âm mưu tham vọng quyền lực cung đình Đông La Mã. Xem ra thời gian này La Mã đã chuyển mình từ cái nôi của văn minh phương Tây thành 1 môi trường cung đình phong kiến không khác gì Tàu Khựa - nơi có đầy những âm mưu thủ đoạn giữa các thế lực thái giám, ngoại thích và những chuyện như Tần Cối-Nhạc Phi. Và cũng như Tàu bị Tây Liêu, Kim, Mông Cổ xâu xé thì Đông La Mã bị rợ Ả Rập, rợ Thổ phá tan. Có điều là mặc dù Đông La Mã cũng có những ảnh hưởng văn hóa nhất định với rợ Thổ nhưng không đồng hóa ngược họ 1 cách ngoạn mục như Tàu làm với Mông Cổ và Mãn Châu.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:20, ngày 16 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phải chăng là "hầm mộ" (shaft có 1 nghĩa là hầm)?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:07, ngày 19 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

chắc là vậy, mình search hình ảnh thì toàn kiểu như một ngôi mộ với một đường ống nối với ngôi mộ đó giống như một cái giầy vậy :))--Ozymandias (thảo luận) 14:18, ngày 20 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Layer Pyramid + Nguyễn Ánh

  1. Theo mình nghĩ cái Layer Pyramid nó là 1 tên riêng, chứ ko phải là 1 danh từ chung như kiểu Step pyramid (Kim tự tháp bậc thang). Sau khi tra từ Layer thì mình thấy cái Layer Pyramid có thể là Kim tự tháp nhiều tầng, nhưng mình sợ cách dịch này gây lẫn lộn với khái niệm Step pyramid và đây ko phải là 1 kim tự tháp đc biết đến nhiều tại VN. Cho nên nếu thấy có tài liệu VN dịch là gì thì mình làm theo; còn nếu ko, có lẽ cứ để là Kim tự tháp Khaba cho chắc ăn.
  2. Mấy năm qua bài Gia Long được bổ sung rất công phu, bạn tham khảo bài đó sẽ thấy trình độ tổ chức, huấn luyện và tác chiến của quân đội chúa Nguyễn Ánh mạnh và giống phương Tây 1 cách rất đáng ngạc nhiên.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:29, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Menkaura

Hình như đó là Đền Thung lũng, một phần trong khu tổ hợp kim tự tháp của các vua. Bạn có thể xem giải thích ở đây: https://www.bluffton.edu/homepages/facstaff/sullivanm/egypt/giza/pyramids/valtemp.htmlTi2008(Thảo luận, đóng góp) 01:22, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

BCB

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Khufu mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

P.T.Đ (thảo luận) 08:41, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Seorsumuscardinus

Nhờ Ledinhthang xem và cho vài ý kiến cho biểu quyết trên. Xin cám ơn. Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 07:41, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Huni, Sneferu, Khufu

Một điều mà trước giờ mình vẫn thắc mắc là vì sao Sneferu là con Huni nhưng lại lập ra 1 vương triều mới nhỉ? Chẳng lẽ khái niệm "dynasty" của người Ai Cập có gì khác hơn là 1 dòng họ nối đời làm vua?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:43, ngày 22 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình đoán có khi Sneferu và Thutmose I là con nuôi, và việc sử dụng danh nghĩa triều đại cũ hay đổi tên thành triều đại mới là tùy theo ý thích của họ :-? Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:49, ngày 23 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Uhm, thời Sneferu lại được Herodotos coi là thịnh trị, phải chăng là tại Herodotos không thấy các kim tự tháp của Sneferu (vì ông ta không đến những vùng đó), hay là vì ông ta không cho là 3 kim tự tháp này quá quy mô, đồ sộ, vượt qua tưởng tượng của người Hy-La :-? Còn thời Ramesses II thì không biết Manetho đánh giá sao, chứ Herodotos viết về Ai Cập Tân vương quốc gần như là sai hoàn toàn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:45, ngày 24 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ở trước thời Vương triều 4, Herodotos có viết về 1 Sesostris nào đấy, giống như 1 hỗn tạp từ các vua giỏi của vương triều 12 vs Ramesses II vậy, lại mang nhiều tính chất truyền thuyết. Giữa vương triều 4 với thời Amasis II, Herodotos ko viết gì nhiều, lại cũng mang tính chất truyện dân gian.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:39, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thời của ông Herodotos nghe người ta kể gì thì viết thế đấy, chưa có các phương pháp, kiến thức khoa học để phân biệt đâu là lịch sử, đâu là truyền thuyết/thần thoại. Mà bản chất của truyền thuyết, thần thoại đã là chém gió rồi, nên Herodos chỉ là cháu gọi bằng cụ của các ông tổ chém gió mà thôi :DTi2008(Thảo luận, đóng góp) 13:03, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có lẽ ông Aristotle đã đúng khi mô tả Herodotos là nhà viết truyện thần thoại. Cha đẻ của khoa học lịch sử phương Tây có lẽ là Thucydides, dù ông từng đc cho là đồ đệ của H, nhưng nghiên cứu có phương pháp, bài bản hơn và hình như có chỗ ông chỉ trích sư phụ mình. Mình đọc của Plutarchus thì thấy tuy còn niềm tin vào thần thoại nhưng trình độ đã cao hơn rất nhiều so với H. Ở TQ thì từ xưa người ta đã đặt chức sử quan, lại coi lịch sử như là 1 tư liệu cần thiết để rút kinh nghiệm từ các thời trước, nên đòi hỏi trung thực là cao (trừ khi phải tâng bốc vua của triều đại mình đang phục vụ). Hình như "kỹ năng" bình luận sự đúng sai, phải trái của các đời vua (để rút ra bài học cho triều đại mình) của sử quan phương Đông "tốt" hơn sử gia Hy-La :DTi2008(Thảo luận, đóng góp) 13:34, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình nghĩ khác biệt ấy xuất phát từ đối tượng "khách hàng" khác biệt của sử gia Đông và Tây. Các nhà viết sử phương Đông làm ra "sản phẩm" là để phục vụ nhu cầu của vị vua và triều dại mà họ phục vụ, nghề của họ là sử quan, và mục tiêu của họ là giúp vua rút ra bài học từ các thời trước, tránh cái sai, làm theo cái đúng (dù đúng sai ở đây là theo bias của đạo Nho). Còn sử gia Hy Là là sử gia hành nghề tự do, viết cho đại chúng biết, mà vì đại chúng 9 người 10 ý khác nhau, nên viết ra thế thôi rồi để mỗi người có 1 nhận định riêng. Ví dụ Nghiêu, Thuấn là những vua thành công, Kiệt, Trụ là vua thất bại, nên sử quan tung hô Nghiêu, Thuấn thật nhiều và ném đá Kiệt, Trụ thật đã tay để vua của mình học theo Nghiêu, Thuấn, tránh làm theo Kiệt, Trụ. Còn phương Tây thì, đọc sẽ thấy, suy cho cùng "vua hiền" Cyrus và "vua ác" Xerxes đều là những kẻ bành trướng mà thôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:35, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Về năm, tháng xảy ra sự kiện, các chính sách đối nội, phương Đông viết tốt hơn phương Tây. Nhưng về lịch sử quân sự, diễn biến chi tiết các trận đánh, thương vong 2 phe... thì phương Tây trội hơn. Và phương Đông lại có xu hướng chỉ viết số người chết của bên thua và Ko nói gì đến thương vong bên thắng.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:56, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đúng vậy đấy, cho nên phương Đông xưa nay là vậy, vua/lãnh tụ thời khác thì có đúng, có sai, nhưng riêng vua/lãnh tụ của thời mình là tuyệt đối chân, thiện, mỹ. Xem ở [Nghiêu#Theo_Tr.C3.BAc_th.C6.B0_k.E1.BB.89_ni.C3.AAn đây] có 1 tình tiết rất động trời, mấy ông cổ đại Trung Hoa ém nhẹm hay thật :)))Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:18, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tài liệu đó hình như là sử tư nhân, ít bị bias và độ khả tín ko phải ko cao. Mà nếu đúng thật vậy thì suy cho cùng Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thành Thang, Cơ Phát đều là những tay cướp ngôi, và ẩn chứa sau những trang cổ sử là 1 tinh thần sát phạt ghê gớm: vua lấy đc ngôi thì thành "vua hiền", vua mất ngôi như Kiệt, Trụ thì thành "vua ác".Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:19, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quyền lùi sửa

Tôi đã cấp quyền lùi sửa cho bạn để bạn lùi sửa các phá hoại thuận tiện hơn chỉ với 1 click chuột. Cảm ơn bạn nhiều vì những đóng góp cho wikipedia. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 12:18, ngày 22 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Re: High Temple

Mình nghĩ cứ gọi là "Đền cao" được rồi bạn ạ, dù sao nền văn hóa trong ngữ cảnh cũng là 1 nền văn hóa cổ sơ, tổ chức nhà nước còn thấp, chỉ nên dùng từ ngữ bình dị, không cần tìm những từ hoa mỹ mang sắc thái phong kiến phương Đông làm gì.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:34, ngày 19 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Flensburg

Hihi, mình ở Kiel, cách Flensburg khoảng một tiếng đi xe. Thỉnh thoảng cũng có lên Flensburg chơi, vì trên đó có cô chú người quen. Ngày hôm nào bạn sang vậy? -Chibaodoanle (thảo luận) 13:51, ngày 2 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Kiel nằm cách Hamburg 100 km. Nếu từ Kiel xuống HH thì cũng phải T6, T7 hoặc Cn mình mới đi được.-Chibaodoanle (thảo luận) 06:09, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC) Chibaodoanle (thảo luận) 06:09, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tiếc quá, bên chỗ bang mình tới cuối tháng 7 mới nghỉ hè.--Chibaodoanle (thảo luận) 07:57, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thành viên:Chibaodoanle/Nháp/7

Mình chỉ mới làm tạm cái này, nếu cần thay đổi gì bạn cứ nói. --Chibaodoanle (thảo luận) 22:00, ngày 23 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

BCB

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Justinianus I mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:50, ngày 31 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

BCL

--Chibaodoanle (thảo luận) 15:19, ngày 2 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chúc mừng nhé :) Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:00, ngày 2 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài Justinianus thì chắc là Thusinhviet nhầm thôi, còn bài đế quốc Anh trở thành BVCL thì những người có nhiều đóng góp thì mình đều thông báo cả.-Chibaodoanle (thảo luận) 00:30, ngày 3 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

À, mà bài Đế quốc Parthia mình vừa dịch hết những gì còn thiếu, không biết có cần chỉnh sửa gì không?Chibaodoanle (thảo luận) 00:31, ngày 3 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bài Justinianus tôi không lầm đâu. Tôi đã tra lịch sử bài này, đúng là những đóng góp gần đây nhất không phải của bạn Ledinhthang, nhưng mà đoạn được chọn đem vào mục BCB là do Ledinhthang thêm vào bài. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:41, ngày 3 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bằng chứng nè Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:54, ngày 3 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
@Thusinhviet: Bài được lên BCB trong tuần khi bài được cập nhật thêm nội dung, ít nhất là gấp đôi dung lượng hoặc là bài mới tạo từ tuần trước. Nếu bài không được cập nhật thì không thể chọn ý được. P.T.Đ (thảo luận) 13:55, ngày 6 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
P.T.Đ Ý đó đâu phải do anh chọn. Anh thấy đã được chọn rồi nên mới thông báo cho thành viên thôi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:43, ngày 6 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
@Thusinhviet: Chẳng là các bác ở khu vực BCB muốn chọn ý thì bài tương ứng phải thỏa các điều kiện trên, phải được cập nhật hoặc tạo mới gần đây, không chọn ý từ bài bình thường. P.T.Đ (thảo luận) 15:48, ngày 6 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Anh vẫn chưa hiểu ý em ? @@ Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:56, ngày 6 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ý của PTD là ý mà bạn bảo là do mình viết ra ấy, nó k phải là mới được viết ra tại thời điểm ứng cử bcb nên k đạt tiêu chí thỏa mãn của mục bcb Captain Nemo (thảo luận) 04:21, ngày 7 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài Đế quôc Parthia là bài chọn lọc bên en, nên đem biểu quyết làm bài chọn lọc thì hơn.--Chibaodoanle (thảo luận) 16:45, ngày 8 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn biểu quyết đi, mình biểu quyết 2 bài viết tốt rồi nên theo luật mới thì chắc không được nữa.-Chibaodoanle (thảo luận) 16:48, ngày 8 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thảo luận tí

Tại trang Thảo luận chung, tôi có đặt vấn đề về tên gọi nước Đông Timor. Bạn Thuyền trưởng Nemo xem qua rồi cho ý kiến tí nhé. Cảm ơn bạn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:38, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu có ý kiến thì còn ngại gì mà không ghi vào để mọi người được biết :) Càng nhiều thành viên tham gia thảo luận thì ý kiến càng phong phú và vấn đề càng được giải quyết triệt để hơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:02, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Hehe, vậy cứ từ từ tham khảo nhé. Bên en viết vậy nhưng tên bài vẫn là East Timor chắc tại vì đây là tên thông dụng trong tiếng Anh. Bài bên fr (tiếng Pháp) dịch tên là Timor oriental và zh (tiếng TQ) là 東帝汶 (Đông Đế Mân). Việc dịch tên quốc gia có kèm hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc) sang các ngôn ngữ bản địa khá là phổ biến và dường như đã thành thông lệ rồi. Mà bạn cứ tham khảo rồi cho ý kiến nhé. Đi mua trà sữa uống tí đây. ^^ Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:18, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: nam mỹ

Mình tham gia chương trình Trao đổi học sinh sang Argentina 6 tuần mùa hè với một bạn học sinh của trường kết nghĩa với trường mình vì mình học tiếng Tây Ban Nha. Sang Ecuador trong tháng 11 năm ngoái trong chương trình giúp đỡ học sinh vùng sâu vùng xa ở đó.-Chibaodoanle (thảo luận) 12:05, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Khi sang Argentina, mình chủ yếu là ở khu vực ngoại ô Buenos Aires. Thành phố đẹp, sạch sẽ, sầm uất. Trong khoảng thời gian ở đó, mình cũng có 2 tuân đi tham quan các nơi khác, nhưng đẹp nhất phải nói là thác Iguazú, thực sự là quá hùng vĩ. Về ẩm thực thì công nhận tuyệt, tuy nhiên do nhiều thịt nướng nên ăn nhiều hơi ngán. Ecuador thì kém phát triển hơn. Mấy ngày đầu thực sự là không quen với không khí ở đó, vì chẳng hạn như Quito là hình như cao 3000 mét, còn nơi mà mình đến là làng El Dorado de Cascales là gần 4000 mét. Ở Quito chỉ tổng cộng có 2 ngày, cũng không đi lại được nhiều. Nhà cửa ở đó phần lớn cổ kính, nhìn cũ kỹ. Khu vực miền ngươc thì khá giống miền núi Việt Nam, vẫn đang còn rất nghèo, ví dụ như cầu treo trải gỗ cho xe đi qua...Chibaodoanle (thảo luận) 16:14, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình cũng thích đi đây đi đó, khám phá thế giới, chắc có lẽ cũng vì thế mà cũng muốn trở thành phi công .:))-Chibaodoanle (thảo luận) 17:08, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Để trở thành một phi công thực thụ, chẳng hạn như của hãng Lufthansa, thì phải mất 4 năm đào tạo. Chi phí đào tạo cũng khá đắt đỏ, nhưng lương phi công khá cao nên nếu mà có thể trở thành phi công thực sự thì cũng có thể trả nợ được. Hiện tại vẫn chỉ là đang là ước mơ, nhưng hy vọng có thể thành hiện thực.-Chibaodoanle (thảo luận) 15:32, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bên này thì học vấn là họ yêu cầu cái gọi là Abitur (giống như baccalauréat của Pháp, dịch ra là bằng tú tài). Ngoại ngữ thì họ chỉ yêu cầu mình phải nói trôi chảy tiếng Đức và tiếng Anh, nhưng mà mình còn học cả tiếng Pháp và TBN nên có thể sẽ là lợi thế khi nộp hồ sơ. Ngoài ra cần có thể lực, thị giác tốt .v.v... Còn về phí đào tạo thì những gì bạn nghe nói chắc không hơi quá đâu, ở Lufthansa hoặc Air France thì mình phải tự trả tầm 100k Euro (trước là 150k), ở những hãng nhỏ hơn thì cũng phải 60k.--Chibaodoanle (thảo luận) 16:04, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trước đây, khi vào học thì hãng hk cho vay khoảng 1/3 học phí, số còn lại thì mình phải xoay sở. Bây giờ thì học phí giảm nhưng mình lại phải tự trả hết. Vay ngân hàng thì hơi phức tạp, vì trước khi vay họ toàn xem mình có đủ khả năng trả không đã , nếu khả năng không trả được thì họ ko cho vay. Vì thế nên học phí chắc phải xin bố mẹ, mặc dù không muốn vì lâu nay phụ thuộc vào họ quá nhiều rồi, nhưng có lẽ đó là cách duy nhất.-Chibaodoanle (thảo luận) 13:48, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Dạ vâng, bây giờ cũng mong mọi chuyện được như ý. Mà trước đến nay em cứ xưng là mình, chắc hơi vô lễ, nên kể từ này em xưng là em.-Chibaodoanle (thảo luận) 19:07, ngày 21 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

BCB

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Menkauhor Kaiu mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

P.T.Đ (thảo luận) 16:44, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không hiểu ông Menkauhor này làm gì mà được nguyên 1 giáo phái thờ phụng lâu dài vậy nhỉ? Chả lẽ ngoài những văn tự sơ sài mà khảo cổ tìm ra thì Manetho không viết gì về ông ta sao?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:15, ngày 22 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Myanmar

  • Mình chưa có chính sử Miến trong tay (hình như chưa dịch sang tiếng Anh) nên khi viết chắc chắn ko có lợi thế bằng viết về sử Việt, nhìn chính sử mà chép lại. Nhưng được cái là en.wiki viết về Miến Điện khá đầy đủ và sử dụng tài liệu nghiên cứu khá tin cậy. Mình chưa dám chắc là có tham gia sâu hay không, nhưng gần đây lướt qua mình thấy sử Miến Điện có 1 số ông vua rất hấp dẫn, nên muốn đóng góp ít nhiều về những nhân vật này, mà cụ thể là Bayinnaung, Alaungpaya, Hsinbyushin và Mindon Min.
  • Mình rất ấn tượng khi nhìn hình những chùa vàng lộng lẫy của Miến Điện. Bạn sang đó, thấy sinh hoạt tâm linh của họ có nghiêm túc hơn người Việt vốn đã bị tai tiếng khá nhiều trên báo chí hồi Tết không?

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:57, ngày 25 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có lẽ bên đó giữ được văn hoá Phật giáo thuần tuý hơn bên ta vì Phật giáo ở ta có những thời bị pha trộn với đạo Nho, đạo Lão và tín ngưỡng dân gian. Mình đọc về lịch sử của Đông Nam Á thấy họ ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng bởi Ấn giáo, nhưng mình phỏng đoán họ chỉ dùng Ấn giáo để biết thế giới quan thôi (thế giới quan của Ấn giáo cho là trung tâm vũ trụ có núi Tu-di có các vị thần ở - rất giống Olympus của Hy Lạp) còn dùng Phật giáo để đi trên con đường thanh tịnh hoá tâm, tạo phước cho kiếp sau. Mình nghe nói Myanmar có những thời nghèo rất thậm tệ vì bị chế độ độc tài kìm hãm, lúc bạn sang tình hình có khá hơn ko?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:38, ngày 25 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • !Qua lịch sử mình thấy dường như nhà nước Đại (Cồ) Việt thời Đinh, Lê, Lý chính là kiểu chịu ảnh hưởng Phật giáo, Ấn giáo Nam Á giống như vậy, mặc dù có giới hạn hơn vì ta đã bị TQ đồng hoá. Vừa rồi mình đọc của sử gia Tạ Chí Đại Trường và 1 bài viết của trang Nghiên cứu lịch sử về Tương quan Xiêm-Việt, mình thấy họ nói rất có lý: vì VN về địa-chính trị, phong tục, văn hoá mang nhiều màu sắc Đông Nam Á, nên tìm hiểu thêm về Đông Nam Á sẽ hiểu rõ các thiết chế chính trị của nước Việt xưa hơn là cứ rập khuôn Nho giáo và sử truyện Tàu mà đánh giá như các sử thần thời trước.
  • Không những Miến mà Campuchia, Xiêm, Đại Cồ Việt đều nổi lên hình ảnh những vị vua có vẻ tôn Phật giáo nhưng ưa thích chinh phạt, có lẽ họ muốn dùng chiêu bài Phật giáo để thu hút lòng người hoặc họ nghĩ là binh đao là chuyện thường, cứ đánh cho đã rồi xây chùa để "tăng phước, giảm nghiệp" cũng chưa muộn. Đầu óc các vua thời đó có lẽ ko nằm ngoài câu nói của Akbar "không đục nó trước thì nó sẽ đục mình". Bayinnaung của Miến ham chinh phạt mà cuối cùng cũng rất giống Aurangzeb: mở đất quá rộng, quá tốn kém mà thế hệ sau giữ ko nổi.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 14:33, ngày 25 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Về 1 số sắc thái cơ bản của Đông Nam Á xưa, mình thấy có bài này của trang Nghiên cứu lịch sử viết khá hay, bạn có thể đọc thử. Ví dụ trong đó nói "những cuộc nổi dậy để giành chính quyền luôn luôn được yểm trợ bởi các dật sự ly kỳ, sấm vĩ, đồng dao", thì ở Đại Cồ Việt, cả việc Lê Đại Hành thay nhà Đinh lẫn việc Lý Thái Tổ thay nhà Lê đều có sự "chống lưng" từ những câu sấm, đồng dao lưu truyền trong dân gian. Việc vua lập nhiều hoàng hậu và xưng là Phật vương cũng giống thời Đinh, Lê, Lý – Lý Cao Tông cũng xưng là Phật. Rồi các châu kimi làm vùng đệm giữa các nước, ta có thể liên hệ đến Nùng Trí Cao. Cuối cùng việc vua Xiêm, Miến đăng quang trên núi có thể gây nhớ tới Quang Trung.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:41, ngày 26 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Dù Đông Nam Á có mấy nước xi xí, diện tích khá nhỏ mà mạnh ngang nhau (Xiêm, Việt, Miến...) nhưng hình như trong lịch sử các nước này chưa từng đặt mục tiêu khuynh loát lẫn nhau, giành địa vị "cường quốc khu vực", nên sự cạnh tranh ko rõ nét như TQ thời Xuân Thu-Chiến Quốc hay châu Âu thế kỷ 17, 18, 19. Cho nên Đông Nam Á ít khi xảy ra các cuộc chiến tranh liên minh lớn. Nếu các nước bán đảo Đông Dương có tính liên kết cao như châu Âu đương thời, rất có khả năng giữa Miến Điện vs Đại Việt đã xảy ra chiến tranh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:43, ngày 26 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Châu Âu lúc đó mình thấy cũng gần giống Đông Nam Á, tương quan các nước khá mạnh, lãnh thổ không quá chênh lệch như kiểu TQ-VN. Nhưng dường như cái tầm nhìn của 1 nước châu Âu xa hơn nước nhà và 1-3 nước láng giềng của họ, nên khi 1 nước quá mạnh lên là sẽ bị coi là đe dọa chung rồi bị 1 liên minh lớn quây lại đánh. Từ thế kỷ 18 đến đỉnh điểm là WW1 toàn kiểu chiến tranh. Còn các vị vua Đông Nam Á dường như chỉ để tâm tới nước mình và cùng lắm là 1-3 nước láng giềng thôi.
  • Đông Nam Á hình như có mỗi Chiêm Thành là bị Đại Việt ta xóa sổ. Trong lúc chúa Nguyễn đang ào ào bành trướng về phương Nam, chúa Trịnh bị TQ kè ở đầu Bắc, Nguyễn kè ở đầu Nam nên ít cơ hội mở cõi hơn, ko biết sao họ Trịnh không "lấn" Lào nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:10, ngày 26 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nga vs Áo lúc đó lo ăn thịt Thổ và Ba Lan. Làm anh đế quốc bành keo như Thổ cũng khổ thật! Khi phất lên thì mạnh vô biên nhưng khi xuống dốc thì cứ phải cắn răng mà đau đớn vì nó ăn từng miếng thịt của mình :((Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:16, ngày 26 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Sau khi xem 1 số trường hợp lịch sử, mình thấy là dường như anh nào lạc hậu mà bị thua trận nhiều hơn trước các láng giềng, thì anh đó mau phất lên cải cách hơn. Sáng mình đọc 1 bài ca ngợi Pyotr Đại đế đổi mới nước Nga, nhưng nếu ko có những trận thảm bại trước Thụy Điển và Thổ thì Pyotr đã không đẩy nhanh tiến độ cải tổ rồi. Rồi Xiêm vs Việt, cuộc canh tân của Xiêm diễn ra không lâu sau cuộc chiến Việt-Xiêm cuối cùng, cho nên có lẽ thất bại lần này đã ít nhiều tác động đến tâm lý cải cách của Xiêm. Còn VN mình mang tư duy là người chiến thắng nên không cải cách gì; Miến Điện thì sau 2 lần thua Anh mới có vua Mindon Min anh minh, cải cách mà có vẻ hơi muộn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:03, ngày 27 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Troy

Có lẽ vậy. Nhưng mình nghĩ, lịch sử được kẻ thắng trận viết, nên cũng khó biết thực hư của Troy là sao. Bây h ta ko còn bất kỳ 1 tài liệu nào từ góc nhìn của chính người Troy. Sau có tay nhà thơ gì đó thời Augustus còn thổi phồng họ thành tổ tiên của La Mã mới ghê.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:33, ngày 27 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài đó chủ yếu mình dịch từ en.wiki, bên en cũng bị y chang vầy bạn ạ. Không biết quanh đây có ai thạo ngôn ngữ Đông Nam Á để hỏi không nữa?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:45, ngày 29 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không sao đâu bạn, chắc tại lỗi phông của máy tính :))) Ông này có sự nghiệp khá giống Lê Đại Hành, vừa phá được TQ vừa đánh bại kẻ thù láng giềng ở Đông Nam Á.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:58, ngày 29 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn nói cũng đúng, ông ta giúp cha thống nhất Miến, khá giống Nguyễn Huệ giúp anh (Thái Đức Đế Nguyễn Nhạc) khởi binh. Nhưng cha con Alaungpaya thành công hơn, thống nhất được Miến và kéo dài triều đại đến cuối thế kỷ 19. Có điều Alaungpaya và 2 vua con đầu đều chết sớm, mỗi Bodawpaya là sống dai.Ti2008(Thảo luận, đóng góp)

Mình cũng thấy vậy. Ngay cả những thời được cho là vinh quang của dân tộc này, các vua lớn của Miến đều là những nhà chinh phạt giỏi chứ không phải là minh quân. Bộ mấy hành chính lỏng lẻo, ít ra là yếu mềm hơn nhiều so với mấy nước khoa cử Nho giáo. Cho nên các vua lớn của Miến thường ít cai trị mà phải chạy lăng xăng, dẹp loạn chỗ này, chữa cháy chỗ kia, không khác gì Pyrros của Hy Lạp.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:27, ngày 1 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

La Mã-Trung Quốc

Bạn có nghe chuyện này chưa? Theo 1 số tác giả phương Tây, quân La Mã có thể đã từng choảng nhau với Tây Hán ở Cam Túc. Dường như số quân La Mã này là bị Parthia bắt và đưa vào định cư ở Trung Á; quân Hung Nô lại bắt số này đem đi đánh Trung Quốc. Âu cũng là chuyện lạ!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:27, ngày 5 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thời Hy Lạp hóa mấy ông vua đánh nhau kinh thật! Chẳng khác gì TQ thời Xuân Thu-Chiến Quốc.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:56, ngày 5 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Antiochos mình nghĩ là được gọi là Đại đế sau khi ông ta thắng trận Panium, vì trận này có ý nghĩa phục thù cú thua ở Raphia và mang lại cho Seleukos 1 lãnh thổ lớn. Xem về thời đó có vẻ họ đánh nhau có quân tử hơn, dựa vào thực lực hơn là mấy ông TQ dựa vào mưu kế. Như mình đã viết, Pyrros có soạn binh pháp mà bây h đã thất truyền.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:14, ngày 5 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Antiochos là nhà chinh phạt lớn, nhưng có lẽ vì ông ta đánh khá chắc chắn, có đường đi nước nước rõ ràng, không có tính phiêu lưu đậm chất như Pyrros, nên ko có sử gia nào viết chi tiết về đời ông ta như Plutarchus làm với Pyrros. Cùng với việc Tư Mã Thiên dành hẳn 1 "bản kỷ" cho Hạng Vũ, việc Plutarchus đào sâu vào cuộc đời Pyrros cho thấy mấy tay sử gia cổ có lẽ bị hấp dẫn rất mạnh bởi những tay phiêu lưu, tung hoành ngang dọc, trái ngược với các chính trị gia đa mưu thâm hiểm.
  • Thường những anh nào không chơi mưu kế chứng tỏ anh đó có đủ nguồn tài lực, vật lực hơn, nên chịu được chi phí tốn kém của việc tổ chức, huấn luyện đội hình quy củ, trang bị tốt.., Còn anh Hannibal dấy quân, dùng lính ô hợp, đánh thuê, nếu ko dùng mưu kế là anh sẽ ngủm từ sớm.
  • Phải chăng anh Pyrros đánh quá quân tử nên sau 2 trận đầu đã "mất máu" nhiều vậy?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 14:19, ngày 5 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài Lý Hồng Chí

À chuyện thắc mắc là vì lý do này:

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lý_Hồng_Ch%C3%AD&type=revision&diff=31848353&oldid=31482716

Rất mong nhờ bạn kiểm tra nguồn xem có đúng là các thông tin xuất phát từ các bài giảng của Lý Hồng Chí mấy chục năm sau Phật giáo Việt Nam mới phản hồi thì Tuấn Minh cho rằng Phật giáo kèn cựa. Rất mong bạn đối chiếu, kiểm chứng. Mong ban xem Thêm tại phần thảo luận. --Eightcirclestheorem 15:55, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Tôi tuy không am hiểu về tôn giáo nhưng tôi thấy những gì bạn Tuấn minh đã xóa đi đều mang phong cách diễn đàn, báo chí chứ không mang tính bách khoa bạn nhé, và nếu như trên mạng đã có quá đủ những điều như vậy rồi thì bạn cần thiết phải đưa những điều mang tính diễn đàn lên wikipedia để làm gì nhỉ khi ai muốn tìm kiếm thì cứ gg ra cả đống thôi :)), bất cứ tôn giáo nào cũng đều dựa trên điều vô lý cả thôi, ngay cả đạo phật cũng dựa trên những điều hoang đường, bạn nên nhờ thành viên nào đó có chuyên môn hơn tôi về vấn đề này bởi vì tôi chỉ quan tâm đến chủ đề lịch sử mà thôi :))--Captain Nemo (thảo luận) 16:14, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vì nguồn nào Tuấn Minh cũng cho là không trung lập, chỉ chấp nhận nguồn từ Pháp Luân Công và Báo chí Phương Tây. Để đỡ mất thời gian tranh luận hay giải thích, bất kể những nhân vật nổi tiếu nào cũng có phần "Câu nói" nhờ bạn giúp mình đưa các câu nói nổi tiếng của ông Lý Hồng Chí vào bài Lý Hồng Chí để người đọc tự hiểu. Chứ báo chí Phương Tây cũng không ổn đâu.

Sau đây là những câu nói nổi tiếng của ông Lý Hồng Chí

“I'm not Jesus, and I'm not Sakyamuni, but the Fa has created millions and millions of Jesuses and Sakyamunis who have the courage to walk the path of Truth, who have the courage to risk their lives for the sake of the Truth, and who have the courage to devote their lives to saving sentient beings” (Teaching the Fa at the Washington, D.C. Fa Conference, July 22, 2002 Li Hongzhi- http://en.falundafa.org/eng/lectures/20020722L.html )

Dịch ra tiếng Việt như sau: “Tôi không phải là Giê su và tôi cũng không phải là Thích Ca Mâu Ni nhưng Pháp Luân Công đã tạo ra hàng triệu triệu Giê-su và Thích Ca Mâu Ni những người có can đảm bước trên con đường chân lý, những người có cam đảm dấn thân vì chân lý và những người có cam đảm hiến dâng mạng sống của mình để cứu vớt chúng sinh.” Teaching the Fa at the Washington, D.C. Fa Conference, July 22, 2002 Li Hongzh, xem sẵn tại đây http://en.falundafa.org/eng/lectures/20020722L.html

“Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, [nên] kéo dài thời gian nhân loại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York, nguồn http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi. http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

[Từ sau] khi tôi xuất sinh, rất nhiều chư Thần đều xuống theo. http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

Đệ tử Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới.http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html tiếng Hán http://big5.minghui.org/mh/articles/2016/5/26/%E4%BA%8C%E9%9B%B6%E4%B8%80%E5%85%AD%E5%B9%B4%E7%B4%90%E7%B4%84%E6%B3%95%E6%9C%83%E8%AC%9B%E6%B3%95-329288.html

“Đương nhiên, không phải nói là công pháp của những người khác không tốt; tôi chỉ nói rằng họ không truyền gì tại cao tầng.Tôi cũng biết rõ tình thế khí công trên toàn quốc.Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm.Truyền công lên cao tầng ấy, tại sao không có ai làm?” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 1)

“Chúng tôi nói cái pháp môn ấy là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa. (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).Eightcirclestheorem 05:10, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Đệ tử: Thế giới Pháp Luân và thế giới Cực Lạc trong Tịnh Độ có gì khác biệt? Sư phụ: Thế giới Pháp Luân của chúng tôi lớn hơn, tầng thứ cao hơn, cũng tức là xa hơn.

Nguồn tiếng Việt: http://vi.falundafa.org/book/zfl_fajie_html/fajie_5.html

Nguồn tiếng Trung: http://gb.falundafa.org/chigb/fajie_5.htm

 Đệ tử: Con là giáo đồ Ki-tô đã được mục sư làm lễ rửa tội? Sư phụ: Có thể tu Đại Pháp như nhau. Luyện Pháp Luân Đại Pháp chư vị muốn luyện thì cứ luyện không sao cả. Ai cũng sẽ không trừng phạt chư vị, đều là tu luyện chính Pháp. Chư vị muốn ở môn nào là do chư vị quyết định, tôi bảo chư vị rằng Ki-tô giáo nó cũng là chính giáo. Chỉ là đều ở vào thời kỳ mạt Pháp rồi, giáo nghĩa đều [bị] con người ngày nay lý giải sai lệch rồi. Nhưng tôi không nhìn thấy trong thiên quốc của Giê-su có người phương Đông. Giê-su và Giê-hô-va đương thời đều không bảo [tôn] giáo của Họ truyền về hướng Đông. 

Nguồn tiếng Việt: http://vi.falundafa.org/book/zfl_fajie_html/fajie_5.html

Nguồn tiếng Trung: http://gb.falundafa.org/chigb/fajie_5.htm

"Trong tư tưởng chư vị nghĩ gì, [thì] tại không gian khác những Pháp thân của tôi đều biết hết." (Chuyển Pháp Luân, trang 38)

"Bệnh chư vị do tôi trực tiếp chữa cho chư vị; [học viên] ở điểm luyện công là do Pháp thân của tôi chữa; [học viên] đọc sách tự học cũng do Pháp thân của tôi chữa." (Chuyển Pháp Luân, trang 61)

"Có nhiều người truyền [giảng] Đạo trong quá khứ, họ chỉ có thể dạy một đồ đệ; họ duy hộ được một đồ đệ là khá lắm rồi. Còn trên diện rộng thế này, người bình thường không dám làm. Nhưng tại đây chúng tôi giảng cho chư vị rằng, tôi có thể thực hiện việc này, bởi vì tôi có vô số Pháp thân, [vốn] mang đầy đủ Pháp lực thần. Sư phụ cấp gì cho học viên thông lớn phi thường của tôi, có thể triển hiện những thần thông lớn, Pháp lực rất lớn." (Chuyển Pháp Luân, trang 64)

"Những Pháp thân của tôi điều gì cũng biết; chư vị nghĩ gì họ đều biết; điều gì họ cũng có thể làm được. Chư vị không tu luyện thì họ không quản chư vị; [còn nếu] chư vị tu luyện thì [họ] sẽ giúp đến cùng." (Chuyển Pháp Luân, trang 81)

"Khi quý vị gặp một khổ nạn nào đó, tâm từ bi đó sẽ giúp quý vị vượt qua trở ngại đó. Cùng lúc đó, Pháp Thân của tôi sẽ lo lắng cho quý vị và che chở mạng sống cho quý vị, nhưng quý vị phải vượt qua khổ nạn. Thí dụ như khi tôi đang thuyết giảng ở Thái Nguyên, có một cặp vợ chồng già đến dự lớp học." (Pháp luân công, trang 41)

“Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, ông quay lại xét thấy pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, ông lại phát hiện rằng pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [ông] lại phát hiện pháp ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5)

“Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp, nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật pháp. Phật pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được, thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính.” Nguồn: Lý Hồng Chí Pháp Luân Đại Pháp-Tinh Tấn Yếu Chỉ, xem tại đây http://vi.falundafa.org/book/jjyz_html/jjyz.html#Heading__4163

“Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ nhất)Eightcirclestheorem 04:24, ngày 11 tháng 10 năm 2017 (UTC)

BVT

Xin lỗi vì gửi sao cho bạn hơi muộn. Mong bạn có thêm nhiều đóng góp tích cực hơn nữa cho mục BVT nói riêng và wiki nói chung.

Potterhead (thảo luận) 09:50, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

BVCL

Sorry vì mấy hôm bận quá, giờ mới rep được. Nếu vậy thì trên Wiki ta cứ coi như là bạn bè, nếu như có dịp gặp nhau ngoài đời thì sẽ xem xét tình hình sau. Tuần sau bắt đầu nghỉ thu, nên mình đang có dự định là hoàn thành mấy bài viết từ ngày xưa. Bài "La Mã cổ đại" nói chung là đã chứa đựng những thông tin cơ bản rồi, nên có lẽ cứ tạm để đấy cái đã. Ngoài phi công ra thì mình cũng muốn làm mấy nghề khác như kiến trúc sư (tự nhiên cũng thích nghề này vì mình vẽ đẹp), lập trình viên .v.v... Bố mẹ thì muốn mình trở thành bác sĩ (cũng như phần lớn bố mẹ người Việt bên này) nhưng mà mình không nhìn được máu me, lở loét,... này nọ, nên thấy nghề này cũng không hợp với mình.--Chibaodoanle (thảo luận) 10:46, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Học bác sĩ thì mất nhiều thời gian, mà bây giờ mình cũng không muốn phí phạm thời gian nữa, vì mình đã muộn màng hơn những đứa cùng tuổi. Hồi còn ở VN, mình học xong cấp 1 thì nghỉ, đi học tiếng 1 năm, sau đó sang Đức học cấp 2. Bên này cấp 2 lại là từ lớp 5, nên thành thử coi như phải học lại lớp 5, và thế là đã muộn 2 năm. Thành thử mấy đứa bạn ở nhà giờ chúng nó Đại học năm 2 mà mình mới lớp 12. Vì thế mà thực sự là mình không muốn học đại học nữa mà học thẳng nghề nào đó, vì thực ra thì học đại học ra, chưa chắc đã kiếm được nghề, mà như thế thì sẽ phí phạm thêm mấy năm. Mà bài Seleukos không hiểu sao bên fr ngon thế, bên en trông bèo bọt quá, để mình thử dịch xem sao. Hình như bài Seleukos bên fr cũng do một người viết bài Justinianus viết thì phải, thấy cách viết, trình bày giống giống--Chibaodoanle (thảo luận) 11:39, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình ko biết tiếng Pháp bạn à, hic :(( May quá bạn đã tìm ra Chibaodoanle có thể giúp dịch bài Seleukos sang tiếng Việt. Đây là 1 chủ đề hay mà ít được khai thác ở VN!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:52, ngày 14 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có phải bài này không bạn? Quả thật họ kết hợp rất bài bản giữa sử Plutarchus, sử La Mã với tài liệu nghiên cứu hiện đại. Bài Pyrros của bên mình có 1 điểm may mắn hơn nhiều bài sử nước ngoài khác, vì người viết (là mình ) nhìn được sử Plutarchus mà chép lại. Nhưng bên Hy Lạp họ còn trưng ra rất nhiều cổ thư La Mã và tâm thư của mấy ông Tây Âu. Xung quanh nhân vật này có nhiều tranh cãi om sòm về nguồn gốc Hy Lạp hay Albania, ko biết Bqv bên đó họ giải quyết thế nào.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:03, ngày 14 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình đã bắt đầu dịch ở đây Thành viên:Chibaodoanle/Nháp/9. Nhưng mình không dịch theo thứ tự, thấy đoạn nào dễ nhất thì dịch trước. Công nhận bên fr có nhiều bài về thời hellenistic chất lượng hơn bên en.--Chibaodoanle (thảo luận) 10:56, ngày 14 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

May mà bạn nhắc đến Pharaon, mình mới nhớ. Mình trước đang dịch bài Thutmosis III từ bên de sang mới được 1/3, nhưng sau bận lại quên, để khi nào dịch xong Seleukos thì dịch tiếp. Thấy mấy bài sử nước ngoài bên Wiki khác mà thèm quá. Bên mình thì sử Việt ta có nhiều thành viên rất tâm huyết, nên mảng sử ta có thể nói là ổn.--Chibaodoanle (thảo luận) 11:46, ngày 14 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không chỉ Ai Cập cổ đại mà Thế giới cổ đại nói chung là một chủ đề khá được yêu thích. Nếu bạn có dịp đến Đức một lần nữa và đến Berlin, nếu có thời gian bạn nên đến tham quan bảo tàng Pergamon.--Chibaodoanle (thảo luận) 12:35, ngày 14 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình thấy mấy tay Seleukos khá giống Miến Điện xưa, đánh đấm giỏi nhưng quản lý lỏng lẻo, lãnh thổ khá rộng nhưng rất khó giữ. Trong thì Các chư hầu như Đại Hạ, Ba Tư, Do Thái,... ít chịu thần phục, ngoài thì vất vả vì gặp kẻ thù ngang sức là Ptolemaios và kẻ thù La Mã lớn mạnh. Thông suốt vương triều này chỉ thấy Seleukos I, Antiochos III, IV, VII là giỏi đánh nhau, nhưng không ông nào giỏi quản lý. Các thủ lĩnh Hy Lạp này thật sự đã bối rối "như gà mắc tóc" trong việc thu phục, đồng hoá các dân Tây Nam Á, Trung Á...Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:56, ngày 14 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đến khi vua giỏi nhà Seleukos là Antiochos VII mà cũng bị phục binh Ba Tư giết là đủ thấy tình hình đen đủi đến đâu rồi. Nước Ptolemaios thì chỉ có tay vua đầu là đánh trận siêu giỏi, còn Ptolemaios II và Ptolemaios III tài làm tướng chỉ thuộc hạng trung, nhưng quản lý có vẻ thành công hơn Seleukos, vì có nhiều thành tựu lớn về kinh tế, văn hoá. Nhưng từ Ptolemaios IV thì trượt dốc không phanh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:29, ngày 14 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy để mình xem lại. À hoá ra ông ta không phải 1 trong những tướng giỏi nhất của Alexandros như mình đã nghĩ; ông ta dường như chỉ chỉ huy độc lập 1 lần trong cuộc đánh dẹp Bessus. Ông ta tỏ ra khá nhanh nhẹn trong việc xây dựng cơ đồ riêng, thủ tiêu phe cánh Perdiccas. Ông ta nhiều lần mất Syria và Síp, đặc biệt thảm bại ở Síp. À vậy thì ông ta là nhà sáng lập triều đại, nhà chính trị, nhà ngoại giao (ông ta tự tay không địch lại cha con Antigonos nhưng hưởng lợi từ chiến công của Seleukos và Lysimakhos), không phải nhà quân sự lớn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:48, ngày 14 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một điều mà mình thấy sử Hy Lạp không ghi lại: không rõ các vua Seleukos đã cho người điều tra về nguyên nhân sụp đổ của đế quốc Achaemenes rồi "đúc kết kinh nghiệm" chưa? Achaemenes cũng có thời rất hùng mạnh nhưng từng bước xuống dốc sau khi Xerxes chết, các vua kế tục yếu kém, không chế tài được các phiên thần. Dường như họ Seleukos cai quản đất cũ của Achaemenes nhưng cách thức cai trị không khác là bao, thậm chí còn lỏng lẻo hơn, không bao giờ đảm bảo được sự trung thành của các phiên vương.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:16, ngày 16 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hình như đến thời Arsaces vẫn giữ chế độ phiên vương như vậy, sang thời Sassanid thì mới có chính quyền mang tính tập quyền hơn. Thời Sassanid không còn chức phiên vương nữa, thay vào đó là các tổng đốc do chính nhà vua chỉ định.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:20, ngày 17 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lùi

Không sao đâu, thực ra bạn lùi sữa cũng được vì nội dung cũng chẵng thay đổi gì cả. Chúc bạn vui--Phương Huy (thảo luận) 04:12, ngày 18 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Assyria

  • Mình phỏng đoán rằng bài Assyria của bạn đang là tư liệu tốt nhất, chi tiết nhất về Assyria tồn tại bằng tiếng Việt. Lịch sử các vương quốc cổ như thế này ít được quan tâm ở VN. Nên họ "cóp" lun bài bạn cho đỡ mất công phải thu thập dịch tiếng Anh? :((
  • Assyria, Babylon, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã,... có nhiều nguyên nhân sụp đổ, nhưng hình như nguyên nhân chung là đánh đấm quá nhiều và lãnh thổ quá rộng khó quản lý, khó chế tài các chư hầu luôn âm mưu làm loạn. Và không giỏi đồng hóa văn hóa.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:45, ngày 23 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn xem trong thảo luận này, vấn đề này đã làn tran không chỉ trên website không đâu, việc không ghi nguồn làm mình có cảm giác buồn như thể WP bị coi thường vậy :((Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:27, ngày 24 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cha con Alaungpaya, Hsinbyushin nằm trong số ít những vua Miến từ là bình dân mà dựng lên vương nghiệp. Hsinbyushin lại là người kế thừa giỏi nhất, xứng đáng nhất của Alaungpaya, ông ta đưa nền quân sự Miến lên 1 tầm cao mới với 4 lần đánh bại quân Thanh, quả là ngoạn mục! Nhưng nếu quân sự Miến lên tầm cao thì việc nội trị lại hầu như không có gì mới mẻ. Cuối thời ông này đã có nhiều dấu hiệu suy yếu, sau ông ta chỉ còn người em Bodawpaya là giỏi nhất, nhưng xã hội mà lục đục thì quân đội cũng không thể bền, thời Bodawpaya đánh Xiêm đã thua đậm rồi chứ đừng nói sau này mấy vua kém hơn lại đọ với hỏa lực của Anh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:35, ngày 25 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Mình phỏng đoán tư duy của những Bayinnaung, Hsinbyushin và Bodawpaya là cứ đánh nhau cho thỏa thích, rồi nếu sợ tổn phước (kiếp sau bị tái sinh vào cõi thấp hèn) thì xây chùa to lớn để để bù trừ. Có những thời kỳ Phật giáo bị pha trộn với Bà la môn giáo, các thủ tục nghi lễ, xây chùa,... rất được lưu tâm mà việc thực tập lòng từ bi thì ít. Có lẽ Miến Điện theo Phật giáo đã lâu nhưng chỉ đến vua Mindon Min cuối thế kỷ 19 mới là ông vua Phật tử thuần thành đúng chất nhất.
  • Ở VN thời Lý cũng chinh chiến nhiều, cũng xây chùa nhiều, nhưng các vua Lý có vẻ yêu hòa bình hơn. Đơn cử là trong 62 năm trị vì của Lý Nhân Tông, ông vua này không chiếm 1 nước nào dù việc nhà Kim diệt Tống mở racơ hội báu bở cho Lý lấn đất Nam Tống.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:54, ngày 25 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Đúng là trang đó có 1 số bài viết về lịch sử VN mà cứ như dịch thô từ tiếng Anh, đọc rất khó hiểu
  • Đại Việt Sử ký Toàn thư nói về Lý Thái Tông, viết: " Ngày hôm ấy, bầy tôi dâng tù binh hơn 5 nghìn tên và các thứ vàng bạc châu báu. Xuống chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang đến Đăng Châu (nay là Quy Hóa), đặt hương ấp phỏng tên gọi cũ của Chiêm Thành". An Nam chí lược chua thêm là Lý Thánh Tông dùng nghệ nhân Chăm xây bảo tháp Báo Thiên. Nghe nói tượng Ông Phỗng ở miền Bắc chính là hình ảnh tù binh CHăm. Ngoài ra 1 số người Chăm làm gia nô cho tướng tá, cũng để lại tên tuổi như Phan Ma Lôi, gia nô của sứ quân Nguyễn Nộn 1 thời lừng lẫy.
  • Chùa tháp của mình có An Nam tứ đại khí có vẻ rất hoành tráng, mà h ko còn nữa.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:33, ngày 25 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thời Bayinnaung, Hsinbyushin quân Miến đánh đất Ai Lao. Thời Bayinnaung thì VN bị chiến tranh Lê-Mạc, thời Hsinbyushin thì chiến tranh quy mô giữa Trịnh-Nguyễn (lần đánh thứ 8) và Nguyễn-Tây Sơn, chưa kể chiến tranh Trịnh-Tây Sơn thập niên sau đó. Nếu 2 vua Miến trên mà ở thời Trần Anh Tông và Lê Thánh Tông, khi 2 nước cùng đánh Ai Lao, thì xác suất đụng độ khá cao.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:01, ngày 25 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

À đúng rồi, thời Lý Thái Tổ, có sai Dực Thánh Vương đánh quân Đại Lý của Đỗ Trương Huệ, sau đó sai sứ sang báo thắng với nhà Tống nữa. Vụ này cả quốc sử Việt Nam và An Nam chí lược của TQ đều ghi lại.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:52, ngày 29 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhiều người cho là vua Lý mê em gái của "giặc cướp" đó nên cơ đồ suy sụp. Mặt khác thì thế nhà Lý lúc đó quá suy bại, vua Lý không đánh nổi các sứ quân nên mới dựa vào "giặc cướp" đó để dẹp loạn. Lịch sử của VN những giai đoạn sau Ngô Quyền, sau Đinh Tiên Hoàng, sau Lê Hoàn, rồi cuối thời Lý, cuối thời Trần và đặc biệt nhà Lê từ thời Lê Uy Mục, đều loạn như ong vỡ tổ.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 14:03, ngày 30 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re

Dạo này gia đình mình đang chuyển nhà nên không có thời gian lên, + với cả internet đã cắt nên bây giờ chỉ có thể truy cập bằng điện thoại, có lẽ phải sang tháng 12 mình mới có thời gian làm tiếp.--Chibaodoanle (thảo luận) 17:31, ngày 5 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đúng rồi bạn, nếu chúng ta có vốn tiếng Anh vững và có mấy bộ sử gốc của Hy Lạp, La Mã thì không cần phải lệ thuộc nhiều vào WP tiếng Anh nữa. Lúc đó ta nên lấy nội dung từ mấy bộ sử gốc để dựng sườn bài, rồi tham khảo WP tiếng Anh có đoạn nào hay, mới lạ, trích dẫn phân tích có khoa học từ mấy tài liệu nghiên cứu hiện đại, thì đưa vào thôi!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:55, ngày 6 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cứ từ từ thôi bạn ạ, không nên vội vã! Đúng là nhìn các bộ sử nhưng vẫn phải biên soạn lại. Song được cái là mấy bộ sử này không có bản dịch tiếng Việt nên mình ko sợ vi phạm bản quyền lắm, vì mình chỉ cần dịch ra là được.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:41, ngày 6 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vẫn ở Kiel bạn à. Trước đây gia đình mình thuê nhà (bên này đại đa số dân ở nhà thuê), nhưng nay mua nhà riêng ở gần đó. Khi nào xong xuôi mọi thứ thì mình sẽ quay trở lại dịch tiếp bài Seleukos. Bên en nhiều bài sơ khai quá, số còn lại thì không thiếu những bài được viết qua loa. --Chibaodoanle (thảo luận) 13:20, ngày 8 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có 1 nguyên tắc là ở wp tiếng nào thì mảng sử các dân tộc nói tiếng ấy phát triển mạnh nhất, và vì vậy en.wiki có thể yếu về những mảng nhất định song về mảng sử Anh, sử Mỹ, sử Úc,... thì khỏi chê!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:07, ngày 8 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài viết chọn lọc

Mong bạn có thể giúp giải quyết các phiếu chưa đồng ý của TV Con Mèo Ú Tim tại 2 cuộc bầu chọn BVCL Trần Thánh Tông và Trần Thái Tông đang diễn ra, chi tiết ý kiến của phiếu tại đâyđây. Nếu không bài viết có thể vì lý do nhỏ đó mà không thành BVCL được, rất đáng tiếc, nhất là khi bài đã nhận đc đa số tán thành từ cộng đồng trong phần lớn thời gian đề cử. Chibaodoanle là người ứng cử bài này và đã đc nhắn tin thông báo, nhưng có thể do bận đột xuất nên hiện giờ ko thể online để giải quyết, nên hi vọng bạn sẽ giúp Chibaodoanle hoàn thiện nốt bài này!! Thời hạn đề cử đến ngày 16/11 (tức còn đúng 5 ngày nữa). Xin cảm ơn bạn!! Potterhead (thảo luận) 10:06, ngày 11 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Alexandros

Mình chưa đọc, nhưng đúng là nghe bạn nói mình đi hỏi cụ Gúc thì thấy sách đã có ở VN. Mình rất vui vì việc dịch ra sách này sẽ bổ sung rất nhiều kiến thức cho đại chúng về Hy Lạp, La Mã, vì sách chuyên khảo về 2 nền văn hóa này đang ít. Nhưng mình chỉ thắc mắc rằng vì sao ông Arrian này theo triết lý "thiểu dục tri túc" mà lại đề cao vị vua đầy tham vọng Alexandrs như vậy? Chứng tỏ đối với nhiều người xưa, tham vọng ăn nhiều, ngủ nhiều, dâm dục,... có thể là xấu nhưng tham vọng lãnh thổ, giành vinh quang trên chiến trường thì lại là chính nghĩa. Đọc về Arrian, vừa viết triết học vừa đi đánh dẹp, mình thấy giống Vương Dương Minh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:41, ngày 17 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Sau này La Mã còn có 2 "nhà triết học ra chiến trường" đúng nghĩa là Marcus Aurelius và Julianus Ngoại giáo. Ở tầm vóc này, có lẽ TQ chỉ có mỗi Vương Dương Minh.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:46, ngày 23 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nghe bạn nói xong, mình mới tra cứu, mà không biết sao không vào được. Cho nên theo mình thì không nên dùng làm nguồn cho chắc ăn, trừ khi tác giả các bài viết đó là học giả có uy tín thôi (bạn có thể copy + paste tên chủ trang rồi search vào google). Nhưng các nguồn cổ sử viết bằng văn phong cổ, không phải lúc nào đọc cũng hiểu, nên những tài liệu dùng ngôn ngữ hiện đại như blog đó rất có ích để đọc hiểu rõ hơn, hiểu đúng hơn yếu chỉ của sách cổ. WP tiếng Anh không phải lúc nào cũng làm được việc này vì lắm bài của nó sơ khai. Với lại nếu chủ trang đó là học giả lớn, có nhiều sách được xuất bản vào khen ngợi rộng rãi, thì bạn có thể lấy 1 số ý kiến của tác giả đó để làm phong phú thêm cho phần Nhận định của các bài.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:16, ngày 25 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mình đã truy cập được rồi. Trang này khá phong phú, nhiều bài viết lịch sử chiến tranh cả 3 thời cổ, trung, cận đại, có những bài rất chi tiết về quân Mông Cổ, về trận Gustav II Adolf đánh Đức hay trận quân Thổ đánh Viên. Tiếc rằng ông ta ít chú thích nguồn, làm lớp hậu sinh không biết đường mà nghiên cứu các tài liệu gốc ông ta sử dụng.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:32, ngày 27 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn có thể để dưới phần Link liên quan/Liên kết ngoài của các bài để người đọc đam mê lịch sử phương Tây có thể tìm đọc.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:35, ngày 27 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hồi âm

Rất cảm ơn lời động viên của bạn!! :) Và cảm ơn bạn lần nữa vì sự quan tâm đến mảng BVCL và BVT quan trọng của wiki. Hiện tại t đang có 2 bài đang ứng cử lần lượt tại 2 ko gian BVT và DSCL, hi vọng bạn dành thời gian ghé qua đọc và cho ý kiến sau nhiều ngày chưa có a đả động j cả!! —Ngoài ra bạn có nick FB hay Messenger để trao đổi riêng ko? Nếu có thì rất mong bạn cho t xin nick để kết bạn. Xin cảm ơn!! Potterhead (thảo luận) 11:30, ngày 18 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

  1. ^ http://www.eia.gov/cfapps/ipdbproject/IEDIndex3.cfm
  2. ^ Zwally, H. Jay; Li, Jun; Robbins, John W.; Saba, Jack L.; Yi, Donghui; Brenner, Anita C. (2015). “Mass gains of the Antarctic ice sheet exceed losses”. Journal of Glaciology. Forthcoming (230): 1019. doi:10.3189/2015JoG15J071.
  3. ^ kayuweboehm(at)yahoo.de

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia