Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.116 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta.
Bình luận mới nhất: 15 năm trước5 bình luận3 người đã thảo luận
Chào bạn, cảm ơn bạn đã viết bài "Trần Kim Thạch" trong Wikipedia tiếng Việt. Wikipedia có một số tiêu chí giúp cho các học giả có chỗ đứng trên Wikipedia, đã ghi tại Wikipedia:Độ nổi bật (học giả). Một điều quan trọng nhất là những người đọc và đóng góp cho Wikipedia không phải ai cũng hiểu biết về một ngành, một người nào đó. Vì vậy, nếu sau khi đã đọc quy định trên, và vẫn cảm thấy giáo sư đủ nổi bật thì mong bạn đưa ra các nguồn dẫn chứng (trang web, trang báo) cho các thông tin mà bạn đưa ra, ví dụ, ở đâu nói ông là nhà khoa học lỗi lạc trong nước và quốc tế, là "cây đại thụ",... Rất mong sự hợp tác của bạn. Tân (thảo luận) 07:43, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mỗi bài viết đều có trang để thảo luận nâng cao chất lượng bài, mời bạn vào Thảo luận:Trần Kim Thạch để thảo luận với mọi người về bài viết. Vì bạn là người viết chính, chắc chắn bạn phải dùng thông tin từ bên ngoài để viết nên chứ không thể vừa ngồi suy nghĩ vừa viết đúng không? Vậy nhờ bạn ghi những nơi bạn tham khảo để viết nên bài tại trang thảo luận bài. Mọi người sẽ giúp bạn đưa vào và có những nhận xét hữu ích. Tân (thảo luận) 11:50, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Để ghi nội dung chú thích của mỗi câu hay đoạn, bạn hãy ghi nguồn tài liệu vào giữa "<ref>" và "</ref>"; đồng thời tại phần "CHú thích" bạn dùng mã {{reflist}} thì ở cuối trang sẽ hiện ra những gì bạn liệt kê nguồn tài liệu. Nội dung chú thích giữa "<ref>" và "</ref>" có thể là trang bao nhiêu của sách nào, có thể là đường dẫn đến trang web khác, chỉ cần nó hợp lý và tin cậy là được. Bạn xem thử các bài khác có chú thích và bấm nút "sửa" để xem cách đặt mã là biết thế nào thôi.--Vietuy (thảo luận) 22:43, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Vietuy hướng dẫn,đang thử theo cách Bạn chỉ.Hoàng Chiến Thắng 03:45, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Hoàng Chiến Thắng
Cảm ơn Lê-Mag hỏi.Vì Hoàng Chiến Thắng là "tân binh" mới gia nhập gia đinh "Vi.Wiki" nên chưa rành việc dẫn nguồn cho bài viết. Vừa nêu thắc mắc & cầu cứu thì Vietuy đã chỉ dẫn cho ngay. Làm theo những tưởng mọi thứ sẽ "suông sẻ" nhưng đến lúc lưu trang, mạng cứ báo lỗi hoài. Đành tạm xóa đi để vấn kế lại các bạn. Đề nghị Lê-Mag chỉ vẽ cách dẫn nguồn chú thích cụ thể thêm lần nữa nhé! Đa tạ! Hoàng Chiến Thắng 05:38, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Hoàng Chiến Thắng
Nói chung là thế này, bạn tìm những nguồn dẫn đáng tin cậy như một bài báo, một công trình nghiên cứu nào đó, copy địa chỉ nó có dạng http://abcd.domain/abcd... Đưa nó vào wiki bằng mã [http://abcd.domain/abcd Hiển thị liên kết]. Nếu nguồn đó có thông tin tổng thể về GS, bạn hãy đặt nó vào phần Liên kết ngoài, nếu nó chỉ nói một phần (năm sinh, năm mất, quê quán ...) thì chèn chuột vào vị trí phần thông tin tương ứng trên wikipedia, bấm nút này trên thanh hỗ trợ soạn thảo, rồi dán đoạn mã trên vào phần đã được tô xanh. Sau đó, xuống phần Chú thích, gõ {{tham khảo}} rồi lưu trang. Nếu còn thắc mắc, hãy gửi tin nhắn cho mình (bấm vào dấu cộng ở sau chữ nói chuyện là được)--Lênói chuyện(+)-đóng góp12:29, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hình Trần Kim Thạch
Bình luận mới nhất: 15 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Bình luận mới nhất: 15 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Nói chung nếu muốn bỏ phần địa chỉ dài quá thì hãy cho hiển thị nó, ví dụ, địa chỉ Trang Chính của Wikipedia là http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Chính, nếu muốn thu gọn nó lại, hãy dùng mã [http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Chính Trang Chính Wikipedia], sẽ được như thế này Trang Chính Wikipedia (chú ý: phải đóng địa chỉ và phần hiển thị trong dấu [ ] và phải có khoảng trắng giữa địa chỉ và phần hiển thị). Nếu muốn tải hình lên wikipedia, bạn phải mở tải khoản trên 4 ngày (bạn chỉ mới mở tài khoản 2 ngày), ngoài ra, wikipedia còn phải xem xét về bản quyền tấm hình, ai sở hữu, ai làm chủ, giấy phép như thế nào, nói chung là rất phức tạp, bạn có thể tham khảo ở wikipedia:nội dung không tự do. Nếu có thắc mắc, hãy vào Bàn giúp đỡ, nơi bạn có thể được trợ giúp từ nhiều thành viên hơn. Thân mến:)--Lênói chuyện(+)-đóng góp 00:33, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
P/S: Gọi là Lê thôi.--Lênói chuyện(+)-đóng góp00:43, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chúc mừng
Bình luận mới nhất: 15 năm trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Bình luận mới nhất: 15 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Không biết có là do sở thích của bạn không, nhưng khi kí tên, bạn chỉ cần gõ --~~~~ là đủ, không cần phải ghi thêm chữ Hoàng Chiến Thắng ở phía sau, ngoài ra, có lẽ bạn đã đánh dấu chọn vào mục Chữ ký nguyên bản trong Đặc_biệt:Tùy_chọn. Tuỳ chọn này để bạn có thể tự sửa chữ kí theo ý mình, nếu không có nhu cầu, hãy bỏ chọn nó vì nó sẽ giúp liên kết đến trang cá nhanh và thảo luận của bạn, để mọi người dễ dàng trao đổi, sẽ hiện ra thế này: --Hoàng Chiến Thắng (thảo luận·đóng góp)12:52, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC). Thân.--Lênói chuyện(+)-đóng góp12:52, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 15 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Chúc vui
Thân chào bạn Thắng, mình rất mong được làm quen với một thành viên ham học hỏi và có tinh thần cộng đồng cao như bạn, rất ít có thành viên (bằng chứng là thời gian tuần tra của mình tại thay đổi gần đây) tạo một bài mới hoàn chỉnh và khiêm tốn như bạn, mình đã quan sát các thảo luận của bạn và có lời nhận xét như thế (xin lỗi nếu có điều gì làm bạn phật ý). Rất hy vọng chúng ta sẽ là những cộng tác viên tốt trên Wikipedia. Thân chào (mình gửi cho bạn một số thư mời của các dự án mà mình tham gia, nếu được bạn cùng gia nhập cho vui nhé!):D --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp05:17, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mời bạn tham gia dự án
Chiến tranh thế giới thứ hai
Thân chào bạn, Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai trên Wikipedia Tiếng Việt với một hệ thống hướng dẫn tổng quát đối với các loạt bài thuộc lĩnh vực Chiến tranh thế giới thứ hai - một mảng đề tài về lịch sử rất hấp dẫn. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía bạn đối với trang dự án. Ngay bây giờ, bạn có thể đăng ký làm thành viên mới hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. Hân hoan đón chào bạn tại Dự án!
Nếu bạn quan tâm đến các bài viết về Pokémon mà chúng tôi đang nỗ lực xây dựng. Bạn có thể muốn tham gia WikiProject Dự án Pokémon, nơi một nhóm các biên tập viên làm việc cùng nhau để cải thiện các bài viết về Pokémon. Để tham gia cộng tác, bạn có thể sửa đổi chủ đề mình yêu thích, hoặc đến trang dự án đăng ký làm thành viên mới, hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. Chúng tôi mong sẽ gặp bạn ở đó!
Thư mời tham gia dự án Truyện tranh:
Thân chào bạn, Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Truyện tranh của Wikipedia tiếng Việt với một hệ thống hướng dẫn cụ thể và tổng quát đối với các loạt bài thuộc các lĩnh vực Truyện tranh, Phim hoạt hình,... Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía bạn đối với trang dự án. Ngay bây giờ, bạn có thể đăng ký làm thành viên mới hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. Hân hoan đón chào bạn tại Dự án!