Thảo luận:Tư tưởng Hồ Chí Minh/Lưu 4

Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 Lưu 4 Lưu 5

Bỏ fact

Tại sao bỏ fact ?

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C6%B0_t%C6%B0%E1%BB%9Fng_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh&diff=13898889&oldid=13898682

Bolocom (thảo luận) 09:13, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vì tôi vừa bổ sung fact cho cả 3, nằm sau hai chấm. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 09:17, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn bỏ fact chứ đâu có bổ sung. Bổ sung chỗ nào, chỉ ra coi. Bolocom (thảo luận) 09:18, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ngay ở trên, sau hai chấm. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 09:20, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Dẫn link đi. Bolocom (thảo luận) 09:21, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đừng nói chuyện xấc xược như vậy anh bạn. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 09:28, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn không dẫn được thì tôi thêm fact vào. Đây không phải chỗ than phiền về thái độ của nhau. Bạn muốn than phiền thì ra BQV. Bolocom (thảo luận) 09:29, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi không phải người mới, anh bạn dọa nhầm người rồi. Tôi không thảo luận với thành viên vô văn hóa cắn người khác. Link đã dẫn trong sửa đổi đầu tiên. Đừng kiếm chuyện. Tôi không dây dưa với bạn nữa. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 09:35, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cách hành văn

Hành văn theo cách của tôi:

Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ có nhiều nét tương tự với chủ nghĩa Marx-Lenin, tuy nhiên vẫn có những kiến giải riêng về cách vận dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, phong kiến, chuyên chính là số ít người chuyên chính với đại đa số nhân dân. Dưới chế độ dân chủ, chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.[68] Dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Thực hành dân chủ có tác dụng giải phóng tiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được dân chủ".[69]

Dân chủ là người dân có quyền tham gia vào công việc chung. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là "làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng. Khi người dân không còn niềm tin để tham gia vào công việc chung nữa là khi khoảng cách giữa Đảng và dân đã quá xa."[70] Theo bài hướng dẫn chính trị của ông về dân chủ, đăng trên mục Thường thức chính trị năm 1953, thì đặc điểm dân chủ tại Việt Nam là:[71]

  • Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng dân chủ nhân dân chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính với thế lực phản động.
  • Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Mác-Lênin) là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố.
  • Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng này, nhân dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nó như: Công đoàn, Nông hội, Hội thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện dân chủ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Về khái niệm "dân chủ tập trung", ông cho rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung.[72]

Hồ Chí Minh có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân danh dân chủ để chống phá cách mạng. Theo ông thì dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại. Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì nếu không chuyên chính thực sự thì "bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân". Dân chủ và chuyên chính quan hệ mật thiết với nhau.

Hành văn theo cách QueHuong:

Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ có nhiều nét tương tự với chủ nghĩa Marx-Lenin, tuy nhiên vẫn có những kiến giải riêng về cách vận dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Theo bài hướng dẫn chính trị của ông về dân chủ, đăng trên mục Thường thức chính trị năm 1953, thì đặc điểm dân chủ tại Việt Nam là:[68]

  • Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng dân chủ nhân dân chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính với thế lực phản động.
  • Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Marx-Lenin) là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố.
  • Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng này, nhân dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nó như: Công đoàn, Nông hội, Hội thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện dân chủ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Về khái niệm "dân chủ tập trung", ông cho rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung.[69]

Dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Thực hành dân chủ có tác dụng giải phóng tiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được dân chủ".[70]

Hồ Chí Minh có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân danh dân chủ để chống phá cách mạng. Theo ông thì dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại. Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì nếu không chuyên chính thực sự thì "bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân". Dân chủ và chuyên chính quan hệ mật thiết với nhau.[71]

Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, phong kiến, chuyên chính là số ít người chuyên chính với đại đa số nhân dân. Dưới chế độ dân chủ, chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.[72]

Dân chủ là "làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng. Khi người dân không còn niềm tin để tham gia vào công việc chung nữa là khi khoảng cách giữa Đảng và dân đã quá xa."

Bạn thấy cách nào hay hơn ? Bolocom (thảo luận) 10:23, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đây là phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Vậy thì các danh sách đặc điểm cụ thể dân chủ là gì ở VN trong bài chuyên mục về dân chủ của CT Hồ Chí Minh cần được đưa lên trước vì mang tính chính thức. Những câu trả lời rời rạc chung quanh các vấn đề khác mà không đặt trọng tâm vào đề tài học thuật dân chủ là các yếu tố phụ và để ở sau. Như vậy là có đầu, có đuôi theo thứ tự. Cái chính trước, cái phụ sau. Bài chuyên mục hướng dẫn chính trị của CT Hồ Chí Minh về đề tài dân chủ trước. Các câu nói rời rạc sau. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 10:29, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hành văn như bạn không đầu không đuôi. Bạn không thấy sao ? Bolocom (thảo luận) 10:31, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Có đầu đuôi, thứ tự trên xuống, đã giải thích ở trên. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 10:43, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn muốn đặt Đảng lên trên dân thì tôi cũng không tranh chấp với bạn làm gì. Bolocom (thảo luận) 10:42, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đừng thể hiện thói vô văn hóa như vậy nữa. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 10:48, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Còn bạn chỉ là 1 dạng fan cuồng Kpop thôi. Bolocom (thảo luận) 10:52, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thế bò không thấy bò cũng chỉ là 1 loại fan cuồng Kpop à thậm trí còn cực đoan và hung hăng hơn nhiều. Hết 'A bị dạy từ nhỏ', 'B bảo vệ niềm tin cuồng tín' đến 'C bảo vệ thần tượng', 'D bị điên rồ', 'Đ là fan cuồng Kpop'...... Wiki này còn chịu đựng được kẻ này đến bao giờ nữa đây?188.134.91.99 (thảo luận) 11:04, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Lưu ý các thành viên là bất kỳ một phát biểu tiêu cực về một thành viên khác, không liên quan đến việc cải thiện nội dung bài, đều có thể bị xem là vi phạm thái độ văn minh. Cụ thể nhắc nhở thành viên Bolocom và IP 188.134.91.99 về phát biểu công kích thành viên khác. Thái Nhi (thảo luận) 11:55, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Lại tiếp diễn

Bolocom lại tiếp tục thêm nội dung đang tranh chấp vào bài: ..Các cuộc Cách mạng tư sản ở Tây Âu tạo ra các dân tộc thống nhất,... tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy.. Tôi nêu lại quan điểm về đoạn này: nó không đúng thời gian, địa điểm, lạc đề; sử dụng trích dẫn 1 đoạn để chứng minh cho luận điểm của cả 1 tài liệu là sai. Tôi xóa 2 đoạn bởi vì nó là thông tin phụ, chính xác phải nằm trong phần Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải đi lên bằng con đường gián tiếp, đặt 2 câu về thời gian của thời kỳ quá độ và học tập kinh nghiệm và được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa vào ngang hàng với 2 câu trên là sai. Cày Thuê (thảo luận) 16:11, ngày 26 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chú thích : "Các cuộc Cách mạng tư sản ở Tây Âu tạo ra các dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất (theo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Phần I, Tư sản và vô sản, K. Marx và F.Engels). Học thuyết do hai người đề xướng cho rằng sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy (theo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Phần II, Những người vô sản và những người cộng sản, K. Marx và F.Engels)."

Đây là quan điểm chung của Marx. Cung cấp thêm thông về quan điểm của Marx thôi. Có vấn đề gì đâu. Bolocom (thảo luận) 04:21, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cày Thuê nói đúng. Đoạn Bolocom thêm vào chẳng ăn nhập gì cả. Mác với Hồ Chí Minh là 2 người khác nhau.Que Huong Niem Nho (thảo luận) 20:38, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đây là chú thích cho quan điểm của Marx, đâu phải của ông Hồ. Bolocom (thảo luận) 03:31, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Lạ thật, quan điểm của Maxr sao lại cho vào bài tư tưởng HỒ CHÍ MINH? Dù có nguồn nhưng không liên quan thì không được đưa vào kiểu đó nhé kayani. Không thể treo đầu heo bán thịt chó. 66.143.164.8 (thảo luận) 03:50, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
1- Yêu cầu bolocom ngưng ngay hành vi đưa nội dung ko liên quan vào bài. 2- Yêu cầu nghiêm túc tuân theo qui định giải quyết mâu thuẫn các vấn đề có tranh chấp. 87.236.210.45 (thảo luận) 04:53, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cố ý tái phạm đưa nội dung lạc đề không liên quan vào bài. 87.236.210.45 (thảo luận) 04:59, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nội dung không liên quan

Phần này ở phần cuối, tôi thấy không liên quan nên cắt ra:

Với những nhận định như vậy thì chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh có mang các yếu tố chủ nghĩa dân tộc vô sản.[1] Tuy nhiên cũng khó có thể khái quát lên thành một tư tưởng độc lập, vì bản thân chủ nghĩa dân tộc đã có trong Luận cương của Lênin khi ông chỉ ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa. Còn tư tưởng dân chủ thì đã có từ lâu với những đại biểu nổi tiếng như Jean-Jacques Rousseau, John Stuart Mill, Alexis de Tocqueville... được Mác, Lênin kế thừa với ý tưởng về một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - tức nền dân chủ cho số đông. Tư tưởng cộng hòa cũng không có gì mới vì nó đã được các nhà tư tưởng phương Tây như Plato, John Locke, Montesquieu... đề cập từ trước đó hàng trăm năm, hơn nữa những lý thuyết gia của chủ nghĩa cộng sản đều chủ trương chống lại những tàn dư của chế độ phong kiến[2], xây dựng nhà nước cộng hòa. Còn mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết các giai cấp trong đấu tranh chống phát xít thực dân thì rất nhiều các đảng cộng sản các nước khác cũng thực hiện (Mặt trận Bình dân ở Pháp Đảng Xã hội liên minh với Đảng Cộng sản...), Mặt trận chống quân phiệt (Quốc dân đảng với Đảng Cộng sản,...), phát xít Nhật (Quốc dân đảng với Đảng cộng sản,...), ở Trung Quốc, hay một số mặt trận ở Tây lẫn Đông Âu thời thế chiến II, ngay ở Lào, Kampuchia, nhiều nước khác chống thực dân cũ và mới (ví dụ Liên đoàn Tự do nhân dân chống phát xít ở Miến Điện, Lào Issara ở Lào, Mặt trận dân chủ nhân dân ở Indonesia,...).

HNN12 (thảo luận) 08:04, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đánh giá này chẳng có gì sai. Ông Hồ chẳng nói cái gì mới so với Lenin, Stalin, Khổng Tử hoặc các triết gia Ánh sáng. Tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là những mảnh ghép lộn xộn được lấy từ nhiều tác giả khác nhau. Chẳng có gì của ông Hồ cả. Những người chưa từng đọc Lenin, Stalin hay các tác giả phương Tây các thế kỷ trước thì thấy ông Hồ thông thái, sáng suốt chứ những người đọc nhiều chẳng thấy ông ấy có gì ghê gớm. Bởi vậy dân tộc nào thì lãnh tụ đó.Bolocom (thảo luận) 08:11, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đây là đánh giá của bạn Bolomcom? Mình đọc chẳng hiểu gì cả :D Sorry nếu nói vậy. Mình nghĩ phần đánh giá này là chủ quan hơn là của một tài liệu bách khoa nào đó đưa vào. Mà nó làm rối rắm phần cuốiHNN12 (thảo luận) 08:16, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đúng là hiện nay tại VN chưa có ai chỉ ra những điều viết ở trên vì những người ghét ông Hồ cũng không đọc nhiều hơn ông ấy. :D Đoạn trên không phải của tôi mà của thành viên khác. Bolocom (thảo luận) 08:20, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

OK đã cho vần phần nhận định HNN12 (thảo luận) 08:23, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

HNN12 nói đúng. Không liên quan trực tiếp về tư tưởng Hồ Chí Minh thì nên bỏ ra dù có nguồn hay không. Dù tư tưởng người khác có ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng đó là những tư tưởng và nhân vật khác nhau. Đó cũng là của Hồ Chí Minh. Tam Giáo Đồng Nguyên truyền từ ngoài vào được người Việt sử dụng thì nó là của Việt Nam. Không thể bảo Hồ Chí Minh thái dụng tinh hoa người khác có nghĩa là vấn đề gì cũng đưa vào bào Hồ Chí Minh. Bài không phải là một mớ hổ lốn hay lẩu thập cẩm. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 18:49, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

  1. ^ Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản, Dương Quốc Dũng Đại tá, PGS, TS, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân đội, Bộ Quốc phòng, Tạp chí Cộng Sản
  2. ^ SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA, trang 204, Lenin toàn tập, Tập 41, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005

Phần lịch sử hình thành

Trong bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Hồ Chí Minh.[16] Có thể chia quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thành 5 thời kỳ sau:..." theo đó quá trình hình thành kéo dài từ khi HCM xuất ngoại cho đến khi qua đời.

Tuy nhiên trong phần Hoàn cảnh ra đời thì lại chỉ viết có Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi Thực dân Pháp đô hộ, như vậy phần Hoàn cảnh ra đời này không cần thiết, hoặc không đủ, tôi định cắt đi. Nếu mọi người không có ý kiến gì tôi xin cắtHNN12 (thảo luận) 08:11, ngày 28 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Những khái niệm, định nghĩa được đưa ra là của đảng cộng sản Việt Nam vì vậy nó không khách quan các dẫn chứng nguồn đưa ra cũng là tài liệu của dảng cộng sản Việt Nam như Tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...[21]" trích từ văn kiện đại hội...

Lịch sử hình thành nên viết về giai đoạn, bối cảnh lich sử trong đoạn xây dựng luận điểm, quan điểm, hệ thống hóa của "tư tưởng Hồ Chí Minh" Và phải thêm mục đích của việc xây dựng "tư tưởng Hồ Chí Minh" là để định hướng tư tưởng của quần chúng nhân dân trong giai đoạn quản lý đất nước của đảng cộng sản, đặc biệt là tầng lớp tri thức.Nxbsuthat (thảo luận) 07:32, ngày 1 tháng 12 năm 2016 (UTC)Trả lời

Lùi sửa ?

Sao Nal lùi sửa ? Toiyeunuocviet (thảo luận) 14:50, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Các sửa đổi rối của Brum, lùi sửa về bản cũ. Sao vẫn cứ giọng điệu giống nhau vậy nhỉ Toiyeunuocviet/LunarX? Đúng là quy định của wiki vẫn chỉ là mớ hổ lốn chả ai theo! Nal (thảo luận) 14:52, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sao xóa đoạn này ?

Chính vì thế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.[1][2] Trong cuộc đấu tranh này, toàn xã hội phải nỗ lực dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời phải học tập kinh nghiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và tận dụng mọi sự giúp đỡ của những nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến như Liên Xô và các nước Đông Âu[3].

Viết thế này có gì sai ?

  • Kinh tế: nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối giữa các ngành sản xuất xã hội. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Năm 1953, trong tác phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh chủ trương Chính phủ cần giúp đỡ những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ phát triển,[4] đến năm 1959 ông chủ trương vẫn cho phép những nhà tư sản công thương sở hữu tư liệu sản xuất, tiến dần đến việc xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa bằng cách khuyến khích những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích và giúp đỡ những nhà tư sản công thương cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác[5]. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam nhận định Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam[6].

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=T%C6%B0_t%C6%B0%E1%BB%9Fng_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh&diff=14313135&oldid=14313085

Nal giải thích đi. Hay cố tình lùi sửa để gây bút chiến ? Toiyeunuocviet (thảo luận) 14:53, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hài, nói bao nhiêu lần vẫn thế! Sai lè lè mà vẫn cứ cố đưa vào, thế ai là phá hoại hả? Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh là của Bộ giáo dục đào tạo? Này Brum khôn ra thì đừng viết nữa, càng viết càng thấy lộ đuôi phá hoại. Chấm dứt thảo luận ở đây, còn muốn đưa ra bảo quản viên cũng được, nhân thể để tôi hỏi bảo quản viên xem vụ rối phát sinh của Brum xử lý thế nào, mãi không thấy bảo quản viên nào hồi âm. Nal (thảo luận) 15:05, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sai chỗ nào hả Nal ? Phải nói cụ thể người ta mới biết đường sửa chứ. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh là của Bộ giáo dục đào tạo biên soạn, nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản. Nal không tin thì ra hiệu sách tìm cuốn này mà đọc. Toiyeunuocviet (thảo luận) 15:08, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thật ra tôi chẳng thấy Nal giải thích gì cả mà chỉ công kích cá nhân bạn ở trên, không rõ có phải Brum hay không?  TemplateExpert  Thảo luận 15:09, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mình là Brum hay không đâu có quan trọng. Mình đóng góp tích cực, đàng hoàng, đâu thấy ai phàn nàn gì. Chỉ có Nal lùi sửa mình một cách vô lý thôi. Toiyeunuocviet (thảo luận) 15:11, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi thấy rất khó hiểu khi Nal xóa đoạn này: "Chính vì thế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài". Cá nhân tôi không có thời gian theo dõi nhưng rõ đoạn này được viết và trích từ nguồn chính thống, bạn lại không qua quy trình giải quyết mâu thuẫn, khi được hỏi giải thích thì quay ngược vào công kích người khác hơn là nội dung bài? Chí ít bạn cũng nên đưa ra vài lý do chẳng hạn đã có thông tin bài ở đây hay gì đó chứ tại sao lại hành động như vậy rồi gây mâu thuẫn thêm. Nal thấy lời tôi nói có hợp lý?  TemplateExpert  Thảo luận 15:15, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh là của Bộ giáo dục đào tạo biên soạn, nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản. Tôi thật khâm phục thành viên này khi nói ra câu trên! Thế này khỏi phải nói nữa cho lắm chuyện. @Alphama, câu mà bạn trích dẫn, tôi đã đọc trong giáo trình không hề có đâu. Trước tôi thêm vào nhưng vì nó không hề có trong giáo trình nên tôi đã loại bỏ nó, nhưng chính Brum đã lại thêm nó vào, giờ chỉ cần đối chiếu trong giáo trình là biết ngay có cái câu đấy thôi không. Và nên nhớ bài này thì viết theo giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh là chính. Đáng nhẽ phần kinh tế có thể xóa bớt đi bởi nó quá dài và thừa, đi quá xa so với giáo trình, nhưng thôi vì trước đây các thành viên khác đã đổ công sức vào nó không ít nên giữ nguyên, nhưng với sửa đổi kiểu của Toiyeunuocviet quá giống với Brum nên tôi nói ở trên xóa bỏ thẳng khỏi bài do trước đó không đồng thuận từ các thảo luận trước. Còn với Toiyeunuocviet, cái câu Theo Giáo trình...của bộ giáo dục đào tạo thì còn hỏi "ai trồng khoai trên đất này" làm gì? Thế này thì nói vặn nguồn bẻ nguồn cũng đúng! Dùng rối sửa đổi lách án cấm thì tất cả các sửa đổi của rối là không có giá trị tất cả sẽ bị lùi sửa không có gì sai. Nal (thảo luận) 16:21, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Câu đó trong Hồ Chí Minh toàn tập mà, tìm trong giáo trình sao ra. Người ta dẫn Hồ Chí Minh toàn tập cho câu đó chứ có phải giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh đâu. Mà Nal đã đọc giáo trình này chưa vậy ? Toiyeunuocviet (thảo luận) 16:28, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

  1. ^ Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr.2.
  2. ^ Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
  3. ^ Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tập 7, trang 249, trích "Liên Xô đang tiến mạnh đến chủ nghĩa cộng sản. Trung Quốc và các nước Đông Âu đang nhanh chóng thực hiện chủ nghĩa xã hội. Các nước bạn dẫn đường đi trước cho chúng ta kinh nghiệm và ủng hộ chúng ta. Chúng ta có quyết tâm: quyết tâm học tập, quyết tâm kháng chiến, quyết tâm công tác, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thì chúng ta nhất định thắng lợi."
  4. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 222, Trích "Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân."
  5. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 598
  6. ^ Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB chính trị quốc gia. Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 73, trích: "Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế".
Hài, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh là do Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn đầu tiên nhé, nó dày cỡ khoảng vài trăm trang, đây mới là sách gốc nhé! Đã đọc chưa Toiyeunuocviet? Còn Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ giáo dục đào tạo biên soạn ấy, nó được bộ chỉ đạo biên soạn dựa trên cuốn của Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn, do nó dành cho nhiều đối tượng, trong đó có đại học, cao đẳng... Có mỗi câu Hồ Chí Minh là người đầu tiên... mà vẫn cay cú từ hồi xửa hồi xưa sao? Có gì mà khó chấp nhận thế? Nó có trích dẫn đàng hoàng cơ mà, sợ người đọc hiểu sai à? Viết kiểu "theo..." để cố tình lái người đọc sao? Viết thế mà cũng ngửi được à? Nal (thảo luận) 16:52, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thế sách Nal có do ai chủ biên vậy ? Toiyeunuocviet (thảo luận) 16:56, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mâu thuẫn

    • Theo Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của nhà xuất bản Chính trị quốc gia thì sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội vì Đảng không có mục đích tự thân, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam, lợi ích của nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng không có lợi ích nào khác.[1] Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được. Mọi mưu toan nhằm hạ thấp hoặc nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đều xuyên tạc lịch sử thực tế cách mạng dân tộc ta, trái với mặt lý luận lẫn thực tiễn, đều đi ngược lại xu thế phát triển của xã hội Việt Nam.[1]

Cắt đoạn tranh chấp vào thảo luận theo đúng quy định. Motoro (thảo luận) 04:45, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Không hiểu Motoro cho rằng mâu thuẫn chỗ nào? Nal (thảo luận) 00:19, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đây là tư tưởng của mấy ông viết Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh chứ không phải của Hồ Chí Minh. Motoro (thảo luận) 04:45, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vậy chắc cả bài này phải đánh mâu thuẫn hết? Nực cười, bài này không lấy từ các cuốn Giáo trình Tư tưởng HCM thì lấy ở đâu mà viết? Tư tưởng Hồ Chí Minh ở đâu mà có, từ đâu mà ra? Định phá hoại hả? Nal (thảo luận) 06:40, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nal hở tí là chụp mũ. Không phải lấy từ giáo trình thì là tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong cuốn đó đồng ý là có những quan điểm của ông Hồ, phần còn lại là mấy ông viết SGK tán nhảm về tư tưởng của ông Hồ.Motoro (thảo luận) 12:55, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thảo luận cho đàng hoàng, nếu bạn có trình độ thì không phát ngôn kiểu vô căn cứ trên, bạn lấy căn cứ nào nói các ống đó viết tán nhảm? Nếu còn thảo luận kiểu này thì chấm dứt, tôi kết luận bạn phá hoại bài vì những lý lẽ vô căn cứ! Nal (thảo luận) 00:21, ngày 27 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ví dụ rất rõ ràng ở đoạn trên. Nal thử tìm trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập xem có chỗ nào ông Hồ viết như vậy không ? Motoro (thảo luận) 14:39, ngày 27 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thế nào gọi là "phân tích"? Nếu nói như trên thì các cuốn sách khác cũng đều là tán nhảm hết. Và cái thứ nữa, chả riêng cuốn giáo trình này nói thế đâu, trên mạng đầy nguồn nói thế đấy. Nal (thảo luận) 02:11, ngày 28 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái gì của ông Hồ thì đưa vào bài. Cái gì người ta suy diễn từ tư tưởng của ông Hồ thì loại ra. Trên mạng có đầy những thứ copy của nhau.Motoro (thảo luận)

Bài đang ở tình trạng trước khi có tranh cãi. Đề nghị hai thành viên không tiếp tục hồi sửa nhau cho đến khi cuộc thảo luận có kết quả.Hoàng Đạt (Thảo luận) 04:50, ngày 28 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tư tưởng HCM là gì? Đọc định nghĩa là khắc biết. Thế nên, việc nói "cái gì của ông Hồ" đưa vào thì bài này sẽ toàn các trích dẫn hết hiểu chưa Motoro? Cái này nếu Motoro còn không hiểu, vẫn không đồng thuận, trong khi tôi đã thêm nguồn cho thấy nó không phải là mấy ông viết SGK tán nhảm về tư tưởng của ông Hồ như Motoro nói, thì chứng tỏ Motoro cố tình phá hoại. Tôi nhận thấy hành vi này đang lặp lại hành vi phá hoại của những cái tên Felo, Romelone, Toiyeunuocviet... trước đây cũng trong bài này. Có lẽ phải để BQV vào xem xét hành vi phá hoại có hệ thống trong bài này của một loạt các cái tên trên (Đến giờ thì luận điệu thảo luận của Motoro quá giống các tài khoản con rối phá hoại trong bài này rồi). Nal (thảo luận) 15:23, ngày 28 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nal toàn chụp mũ, công kích cá nhân chứ có thảo luận gì đâu. Motoro (thảo luận) 15:25, ngày 28 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vấn đề này Moroto nói cũng có lý 1 phần. Nhiều cái là do các ông ấy chêm vào. Còn đọc tư tưởng HCM, thì cứ lấy HCM toàn tập đọc, là hiểu phần lớn rồi. Nói chung đọc các giáo trình về tư tưởng HCM về cơ bản với tôi là rất chuối. Đơn giản là NN VN sau thất bại của xây dựng cnxh theo mô hình cũ trước 1986, thì sau phải pha trộn ti tỉ ly luận kinh tế của những người theo phái tự do, và do chưa xóa được giai cấp, nên phải đề cao chủ nghĩa dân tộc. Vì thế mà rất nhiều vấn đề liên quan đến chủ nghĩa dân tộc của giai đoạn HCM năm 30-49 được trích dẫn vào trong các giáo trình (những năm 30 vì thế HCM bị các ông TP,HHT,...chê hữu khuynh), và cả các tư tưởng dân chủ tư sản trong thời gian VM phải lấy lòng Mỹ và Tưởng và thậm trí cả Pháp giai đoạn 41-49. Ở đây cần phân biệt sách lược và chiến lược, chiến lược của HCM thì rất khó nói vì chiến tranh VN chưa kết thúc, còn sách lược trong các giai đoạn khác nhau thì rõ rồi.Tuantintuc17 (thảo luận) 08:36, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tthcm11

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia