Thường Xuân (thị trấn)

Thường Xuân
Thị trấn
Thị trấn Thường Xuân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnThường Xuân
Trụ sở UBNDKhu phố Trung Chính
Thành lập3 tháng 6 năm 1988[1]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2024[2]
Địa lý
Tọa độ: 19°54′14″B 105°20′56″Đ / 19,90389°B 105,34889°Đ / 19.90389; 105.34889
Thường Xuân trên bản đồ Việt Nam
Thường Xuân
Thường Xuân
Vị trí thị trấn Thường Xuân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích49,53 km²[3]
Dân số (2022)
Tổng cộng10.946 người[3]
Mật độ221 người/km²
Dân tộcKinh, Thái, Mường,...
Khác
Mã hành chính15646[4]
Mã bưu chính42206
Websitethitran.thuongxuan.thanhhoa.gov.vn

Thường Xuânthị trấn huyện lỵ của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

Thị trấn Thường Xuân nằm ở trung tâm phía đông huyện Thường Xuân, có vị trí địa lý:

Lịch sử dân số thị trấn Thường Xuân
NămSố dân±%
1988 2.929—    
2008 4.698+60.4%
2009 4.799+2.1%
2018 5.663+18.0%
2019[a] 9.569+69.0%
2022 10.946+14.4%
Nguồn: 1988,[1] 2008,[5] 2009,[6] 2018,[7] 2019,[8] 2022.[3]

Thị trấn Thường Xuân có diện tích tự nhiên 49,53 km², quy mô dân số năm 2022 là 10.946 người,[3] mật độ dân số đạt 221 người/km². Các dân tộc chính sinh sống tại thị trấn Thường Xuân là Kinh, Thái, Mường.[8]

Lịch sử

Địa bàn thị trấn Thường Xuân hiện nay trước đây là xã Xuân Cẩm và một phần các xã Ngọc Phụng, Xuân Dương, Xuân Mỹ thuộc huyện Thường Xuân.

Ngày 3 tháng 6 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 99-HĐBT.[1] Theo đó, thành lập thị trấn Thường Xuân (thị trấn huyện lỵ của huyện Thường Xuân) trên cơ sở tách 184,95 ha diện tích tự nhiên và 2.566 người của xã Xuân Dương, cùng 68,19 ha diện tích tự nhiên và 363 người của xã Ngọc Phụng. Thị trấn Thường Xuân có 253,14 ha diện tích tự nhiên và 2.929 người.

Ngày 4 tháng 4 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2008/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30 tháng 4 cùng năm).[5] Theo đó:

  • Điều chỉnh 1.972,54 ha diện tích tự nhiên và 1.026 người của xã Xuân Mỹ vừa giải thể về xã Xuân Cẩm quản lý
  • Điều chỉnh 362 người của xã Xuân Khao vừa giải thể về thị trấn Thường Xuân quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Xuân Cẩm có 4.541,62 ha diện tích tự nhiên và 3.740 người; thị trấn Thường Xuân có 272,99 ha diện tích tự nhiên và 4.698 người.

Đến năm 2018, thị trấn Thường Xuân có diện tích 2,77 km², dân số là 5.663 người, mật độ dân số đạt 2.044 người/km² với 5 khu phố. Xã Xuân Cẩm có diện tích 46,76 km², dân số là 3.667 người, mật độ dân số đạt 78 người/km² với 6 thôn.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).[7] Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Cẩm vào thị trấn Thường Xuân. Thị trấn Thường Xuân có 11 khu phố như hiện nay.

Ngày 17 tháng 12 năm 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4992/QĐ-UBND[2] về việc công nhận đô thị thị trấn Thường Xuân đạt tiêu chí đô thị loại V.

Hành chính

Thị trấn Thường Xuân được chia thành 11 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, Thanh Xuân, Tiến Sơn 1, Tiến Sơn 2, Trung Chính, Xuân Minh, Xuân Quang.[9][10]

Giao thông

Quốc lộ 47 từ thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân) đi qua thị trấn Thường Xuân, chạy dọc theo phía bắc huyện Thường Xuân đến xã biên giới Bát Mọt. Có 1 tuyến xe buýt duy nhất chạy từ thành phố Thanh Hóa lên đến trung tâm thị trấn.[cần dẫn nguồn]

Ghi chú

  1. ^ Bao gồm dân số của xã Xuân Cẩm (cũ).

Chú thích

  1. ^ a b c Hội đồng Bộ trưởng (3 tháng 6 năm 1988). “Quyết định số 99-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Hà Trung, Ngọc Lặc, Thường Xuân và Triệu Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (17 tháng 12 năm 2024). “Quyết định số 4992/QĐ-UBND về việc công nhận đô thị thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại V” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2024.
  3. ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ “Đơn vị hành chính”. danhmuchanhchinh.gso.gov.vn.
  5. ^ a b Chính phủ (4 tháng 4 năm 2008). “Nghị định số 38/2008/NĐ-CP về việc giải thể các xã Xuân Mỹ, Xuân Liên và Xuân Khao (vùng lòng hồ chứa nước Cửa Đặt) thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa và điều chỉnh địa giới hành chính các xã giải thể”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2024.
  6. ^ Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
  7. ^ a b Ủy ban Thường vụ Quốc hội (16 tháng 10 năm 2019). “Nghị quyết số 786 /NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ a b Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
  9. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (18 tháng 12 năm 2020). “Quyết định số 5389/QĐ-UBND về việc chuyển thôn thành tổ dân phố tại các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.

Xem thêm

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia