Thành viên:RHD-45/nhápOK (cử chỉ)Cử chỉ OK hay kí hiệu OK (biểu tượng: "👌") là cử chỉ thực hiện bằng cách chụm ngón cái và ngón trỏ lại thành một vòng tròn, và giơ những ngón còn lại hướng ra khỏi lòng bàn tay. Đa số các nước nói tiếng Anh sử dụng cử chỉ OK để biểu thị sự tán thành, đồng ý, hoặc gửi đi thông điệp "tất cả đều ổn" hoặc "OK". Tuỳ vào ngữ cảnh và nền văn hoá, cử chỉ này có thể có ý nghĩa tiêu cực, phản cảm, và có thể được sử dụng trong tài chính, toán học, tôn giáo, chính trị hoặc ngôn ngữ học. Ý nghĩa tích cựcTrong truyền thốngCử chỉ OK xuất hiện sớm tại Hy Lạp ngay từ thế kỉ 5 TCN. Cử chỉ này, với ngón cái và ngón trái chụm lại trông như đôi môi đang hôn, có thể được tìm thấy trên các bình hoa Hy Lạp có hình vẽ để biểu thị tình yêu. Khi một người Hy Lạp cổ đại sử dụng cử chỉ cho người khác, người đó đang bày tỏ tình yêu của mình cho đối phương (hàm ý này nhấn mạnh vào hai ngón tay chạm nhau thay vì hình chiếc vòng). Cử chỉ OK sử dụng để biểu thị sự đồng ý bắt nguồn từ La Mã cổ đại vào thế kỉ 1 khi nhà tu từ học Quintillan được ghi nhận là đã sử dụng cử chỉ này. Quintilian sử dụng nó và các biến thể khác để đánh dấu các mốc quan trọng trong bài phát biểu: lúc mở đầu, lúc cảnh báo, ca ngợi hoặc chỉ trích, và khi kết thúc bài nói. Cùng thời điểm đó, cử chỉ OK được cộng đồng Phật giáo và Ấn Độ giáo sử dụng để biểu thị sự hoàn thiện nội tâm. Nhà phong tục học Desmond Morris cho rằng ngón cái và ngón trỏ chụm lại miêu tả sự nắm bắt được hoàn toàn một thứ gì đó theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng, và hai ngón tay tạo nên hình vòng tròn tượng trưng cho đỉnh cao của sự toàn vẹn. Do đó, cử chỉ OK được sử dụng liên văn hoá để dấu hiệu cho sự "chính xác" hoặc "hoàn hảo". Ở Napoli, cử chỉ OK từ lâu được sử dụng để biểu thị tình yêu và hôn nhân giống như Hy Lạp nhưng chỉ khi lòng bàn tay hướng lên trên. Khi lòng bàn tay hướng xuống dưới, nó tượng trưng cho tay cầm chiếc cân Công lý. Ở Ý, cử chỉ này khi chuyển động biểu thị sự chuẩn xác khi nói chuyện, nhưng khi cử chỉ giữ yên thẳng đứng và các ngón tay giơ thẳng lên trời thì nó tượng trưng cho sự hoàn hảo. Cử chỉ OK sử dụng ở các nước nói tiếng Anh được ghi nhận sớm nhất trong cuốn Chirologia vào năm 1644 của nhà vật lí học kiêm triết học người Anh John Bulwer, miêu tả "ngôn ngữ tự nhiên của bàn tay, bao gồm các chuyển động khi nói chuyện và ý nghĩa diễn đạt của những cử chỉ đó". Trong số những cử chỉ tay mà Bulwer ghi chép lại, một trong những cử chỉ đó được miêu tả là "đầu ngón tay trỏ nối lại với móng tay của ngón cái bên cạnh nó, còn những ngón khác thả lỏng"[a], và ghi chép rằng nó được "sử dụng bởi những người đã hiểu được, nhận ra được, hoặc đồng ý".[b] "OK"Đầu thế kỉ 19 ở Hoa Kỳ, cử chỉ OK được sử dụng như một cách để nói "OK" do các ngón tay tạo hình chữ "O" (từ vòng tròn từ ngón cái và ngón trỏ) và chữ "K" (từ các ngón còn lại). Mặc dù cử chỉ OK và cụm từ biểu đạt tương ứng chưa rõ nguồn gốc ra đời, giáo sư tiếng Anh Allen Walker Read cho rằng sự gia tăng sử dụng của cụm từ "OK" bắt nguồn từ một mẩu truyện hài trong tờ Boston Morning Post năm 1839, trong đó sử dụng cụm từ "o.k." với ý nghĩa "all correct" (tất cả đều đúng) với mục đích cố tình viết sai tên viết tắt chữ đầu theo xu hướng để gây cười. Các tờ báo lớn khác ở Boston, New York và Philadelphia cũng sử dụng cụm từ đó trong mẩu truyện của riêng mình, với vài tờ báo giải thích sai cụm từ là viết tắt của oll korrect, dẫn đến việc cụm từ "OK" được đưa vào sử dụng trong văn nói của tiếng Anh Mỹ. Trong năm tiếp theo, những người theo đảng Dân chủ bắt đầu sử dụng từ "OK" và cử chỉ OK để ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Martin Van Buren. Là một người có quê quán tại Kinderhook, New York, Van Buren được đặt cho một biệt danh nổi tiếng "Old Kinderhook", và chữ đầu của biệt danh đó ("O.K.") ngày càng được nhiều người sử dụng để biểu thị sự đồng ý. Ở thành phố New York, người hâm mộ Van Buren thành lập Câu lạc bộ Dân chủ O.K., sử dụng cử chỉ OK làm dấu hiệu nhận biết, và câu khẩu hiệu "O.K." của câu lạc bộ mang hai ý nghĩa cùng lúc trong câu cửa miệng "Old Kinderhook is oll korrect" (Ông Kinderhook luôn luôn đúng). Cả cụm từ và cử chỉ bắt đầu xuất hiện trong các mẩu truyện tranh chính trị trong các tờ báo ở Hoa Kỳ và được lan rộng khắp đất nước. Sau khi Van Buren bị đánh bại bởi ứng cử viên đối phương William Henry Harrison, O.K. được viết tắt châm biếm của "Owful Kalamity" hoặc "Owful Katastrophe" (thảm họa tệ hại) trong thời gian ngắn. Mặc dù Van Buren thất cử và dẫn đến sự tan rã của Câu lạc bộ Dân chủ O.K., cử chỉ OK vẫn được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và mang ý nghĩa "tốt" hoặc "tất cả đều ổn". Ý nghĩa của cử chỉ OK tích cực hơn cụm từ "OK" vì từ này được sử dụng để nói một thứ gì bình thường, chỉ vừa đủ, không hơn không kém, như trong câu "The food is OK" (Đồ ăn này bình thường). Cử chỉ OK thường được hiểu là dấu hiệu cho sự chấp thuận, và đôi khi được sử dụng tương đương với cử chỉ "thumbs up". Ba thế kỉ sau lần đầu tiên cử chỉ OK được sử dụng trong chính trị, cử chỉ này lại được tổng thống Barack Obama sử dụng vào thế kỉ 21. Trong môn lặn dưới nướcTrong cộng đồng những người tham gia môn lặn dưới nước có bình khí, Hội đồng Đào tạo Lặn biển Giải trí Thế giới quy định cử chỉ OK là kí hiệu mang hàm ý "tất cả đều ổn". Những thợ lặn luôn luôn được dạy phải sử dụng kí hiệu này, chứ không phải kí hiệu "thumbs up" mang hàm ý "phải trở lên mặt nước". Kí hiệu OK cũng được sử dụng để kiểm tra, khi đó một thợ lặn sử dụng kí hiệu này để hỏi người khác "Tất cả đều ổn chứ?", và để đáp lại "Vâng, tất cả đều ổn". Ở khoảng cách xa hơn, khi kí hiệu OK trở nên quá khó để nhận biết, những thợ lặn sẽ sử dụng những kí hiệu khác to hơn, chẳng hạn như để một tay chạm đầu và khuỷu tay chĩa sang một bên, hoặc cả hai tay đều chạm đầu để tạo thành một chữ "O" trong "OK". Kí hiệu OK bằng hai tay được thêm vào Unicode năm 2010 và được đặt tên là "Face With OK Gesture" (mặt người làm cử chỉ OK) (U+1F646 "🙆"), sau đó trở thành biểu tượng chính thức của Emoji 1.0 năm 2015. Trong tiền tệỞ Nhật Bản, cử chỉ OK được sử dụng để tượng trưng cho tiền, khi đó hình vòng tròn ở đây tượng trưng cho một đồng xu. Đôi khi cử chỉ này được dùng để tránh sự kì cục và ngại ngùng khi nói chuyện về tiền hoặc khi xin tiền. Trong ngữ cảnh khác, cử chỉ OK có thể hàm ý các giao dịch tài chính phi hợp pháp như việc đút lót, hay một lời mời tham gia đàm phán kinh doanh. Ở các nước khác trên thế giới, cử chỉ OK có thể biểu thị tiền, giao dịch tài chính, sự giàu có hoặc độ đắt tiền của một món hàng. Cử chỉ sử dụng để nói về giá trị tài sản hoặc địa vị của một người được ghi nhận ở México vào cuối thế kỉ 19. Thủ ấnTrong yoga, cử chỉ OK có tên là chin mudra (ấn chú ý thức) khi lòng bàn tay hướng xuống dưới, và jnana mudra (ấn chú tri thức) khi lòng bàn tay hướng lên trên hoặc ở vị trí khác như đặt trước tim. Trong các thủ ấn này, ngón giữa, ngón áp út và ngón út tượng trưng cho ba guna hay trạng thái thiên nhiên: rajas, tamas và sattva. Khi ba trạng thái được siêu việt, ý thức sẽ được chuyển từ vô thức sang có nhận thức và hòa hợp ātman (bản ngã cá nhân) và brahman (bản ngã vũ trụ). Việc ngón trỏ chạm ngón cái thể hiện sự thống nhất cuối cùng và cực điểm (yoga) của ý thức. Trong Phật giáo, cử chỉ này được gọi là vitarka mudra (giáo hóa thủ ấn), tượng trưng cho giai đoạn thuyết giảng và ý nghĩa của việc biện luận. Tham khảo |