Đặc khu hành chínhHồng Kông có hơn 9,000 tòa nhà cao tầng, trong đó hơn 1500 tòa nhà chọc trời cao trên 100 m (328 ft) và 350 tòa nhà cao hơn 150 m (492 ft).[1][2][3][A] Hiện nay, tòa nhà cao nhất Hồng Kông là Trung tâm Thương mại Quốc tế gồm 118 tầng, cao đến 484 m (1.588 ft), đồng thời là tòa nhà cao thứ mười hai trên thế giới.[4][5][6] Nếu cộng chiều cao của tất cả các tòa nhà chọc trời tại Hồng Kông lại, thì nó sẽ có tổng là khoảng 333,8 km (207 mi),[7][8] điều đó biến Hồng Kông trở thành đại đô thị cao nhất thế giới. Hơn nữa, nó còn phản ánh mật độ dân số cao của thành phố, Hồng Kông có nhiều cư dân sống ở trên tầng 15, và nhiều tòa nhà cao hơn ít nhất 100 m (328 ft) và 150 m (492 ft), so với bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới.[1][2][8][9]
Đường chân trời của đảo Hồng Kông nổi tiếng với sự sắp xếp độc đáo,[13] với những ngọn núi xung quanh và cảng Victoria bổ sung cho những dãy nhà chọc trời chạy dọc theo bờ biển.[2][14][15] Mỗi tối, 44 tòa nhà trên bờ cảng Victoria tham gia vào chương trình "Bản giao hưởng ánh sáng", một chương trình trình diễn âm thanh - ánh sáng thường xuyên được đưa vào mục vật cố định có ánh sáng vĩnh cửu lớn nhất thế giới của Sách Kỷ lục Guinness.[7][16]
Lịch sử
Tòa nhà cao tầng đầu tiên ở Hồng Kông là tòa Hong Kong & Shanghai Bank được hoàn thành năm 1935. Công trình này cao 70 m (230 ft) bao gồm 13 tầng và đã được sử dụng trong năm thập kỷ trước khi bị phá hủy để xây dựng tòa nhà HSBC Main Building.[17] Việc xây dựng nhà cao tầng bị hạn chế vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1970, Hồng Kông đã trải qua một xu hướng chung là xây dựng nhà cao tầng và vẫn tiếp tục cho đến hiện tại. Xu hướng này phần lớn là kết quả của địa hình gồ ghề, nhiều đồi núi và thiếu vùng đất bằng phẳng.[18][19] Thành phố bước vào thời kỳ bùng nổ xây dựng vào năm 1980, kéo dài đến năm 1993. Trong số các tòa nhà được xây dựng trong thời kỳ này là Hopewell Centre (1980), Bank of China Tower (1990) và Central Plaza (1992), ba trong số các tòa nhà cao nhất của vùng lãnh thổ vào thời ấy.[20][21][22][23]
Bắt đầu từ năm 1998, Hồng Kông bước vào giai đoạn bùng nổ tòa nhà lớn thứ hai kéo dài đến đầu những năm 2010.[23] Thời kì này chứng kiến sự hoàn thành của Trung tâm Thương mại Quốc tế, Trung tâm Tài chính Quốc tế, Nina Tower I, và tòa One Island East.[14][24][25][26] Ở đỉnh cao của sự bùng nổ xây dựng năm 2003, có 56 tòa nhà chọc trời trên 150 m (492 ft) đã được hoàn thành trên toàn thành phố. Sự phát triển của các tòa nhà cao tầng, nhiều tòa nhà, chẳng hạn như nhà ở công cộng và các dự án phát triển theo định hướng quá cảnh gần các nhà ga MTR, đã tăng số lượng các nhà chọc trời.[11][12][23]
Không giống như các xu hướng xây dựng trước đây của thập niên 1980 và đầu những năm 1990, nhiều nhà cao tầng của sự bùng nổ thứ hai được sử dụng cho nhu cầu gia tăng do nhu cầu đối với các bất động sản nhà ở cao cấp tại Hồng Kông. Ngoài ra, việc đóng cửa sân bay Khải Đức và nới lỏng các hạn chế về chiều cao trên bán đảo Cửu Long đã cho phép nhiều tòa nhà chọc trời cao mọc lên ở khu Cửu Long, chẳng hạn như tòa Sorento, Langham Place Office Tower và The Cullinan, tất cả đều vượt quá 200 m (656 ft).[27][28][29][30] Các tòa nhà chọc trời cũng phát triển ở vùng Tân Giới, chẳng hạn như sự phát triển của Metro Town và LOHAS Park ở Tướng Quân Áo.[31][32] Tuy nhiên, các đề xuất cho các dự án xây dựng quy mô lớn đã chậm lại đáng kể trong những năm 2000 do nhận thức của cộng đồng ngày càng cao về hiệu ứng nhà chọc trời đối với hệ sinh thái đô thị, chẳng hạn như thay đổi lưu thông không khí (được gọi là "hiệu ứng thành tường") và ô nhiễm không khí.[33][34][35]
Trung tâm Tài chính Quốc tế (viết tắt 2IFC), nằm phía trên ga MTR Hồng Kông tại số 8 đường Finance, Trung Hoàn. 2IFC hiện là tòa nhà cao thứ hai ở Hồng Kông với chiều cao 415,8 m (1.364 ft). Nó trở thành tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông sau khi được hoàn thành vào năm 2003 cho đến khi bị ICC vượt qua vào năm 2009. Tòa nhà được xây dựng trong giai đoạn thứ hai của sự phát triển thương mại của Trung tâm Tài chính Quốc tế. Những công ty, cơ quan thuê trụ sở đáng chú ý bao gồm UBS, Samsung Electronics, Cơ quan tiền tệ Hồng Kông và BNP Paribas.[24][36][37]
Central Plaza, tọa lạc tại số 18 đường Harbor, Trại Loan. Central Plaza hiện là tòa nhà cao thứ ba ở Hồng Kông với độ cao tối đa 373,9 m (1.227 ft). Đây là tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông khi nó được xây dựng vào năm 1992 cho đến khi bị vượt qua bởi 2IFC vào năm 2003. Central Plaza cũng là tòa nhà cao nhất châu Á từ năm 1992 cho đến khi bị vượt qua bởi tòa Shun Hing Square ở Thâm Quyến vào năm 1996. Tòa nhà là đáng chú ý vì hình dạng bên ngoài độc đáo cũng như hệ thống chiếu sáng LIGHTIME. Đồng thời, nó cũng chưa nhà thờ cao nhất thế giới bên trong một cao ốc, nhà thờ Sky City.[20][38][39]
Bank of China Tower (viết tắt BOC Tower), tọa lạc tại số 1 đường Hoa Viên, ở Trung Hoàn. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ gốc HoaI.M. Pei, người đoạt giải Giải thưởng kiến trúc Pritzker, tòa tháp cao 315 m (1.033 ft), tổng chiều cao khi tính cả hai cột trên đỉnh là 367,4 m (1.205 ft). Đây hiện là tòa nhà cao thứ tư ở Hồng Kông và là tòa nhà cao nhất bên ngoài Hoa Kỳ từ 1990 đến 1992, đồng thời là tòa nhà đầu tiên bên ngoài Hoa Kỳ vượt qua mốc 305 m (1.001 ft). Thiết kế bên ngoài của tòa nhà giống như một ngọn măng tre, tượng trưng cho sinh kế và thịnh vượng trong phong thủy.[21][40][41]
^ abLỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ICCEMP
^ abLỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ICCSKY
^ abLỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ICCCTBUH
^ abGuinness World Records Ltd. (30 tháng 4 năm 2013). Glenday, Craig (biên tập). Guinness World Records 2013 . New York: Random House Publishing Group. tr. 276. ISBN978-0-345-54711-8. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2015.
^ abGerometta, Marshall; Kazmierczak, Paul; Lacey, Matthew; Oldfield, Philip; Wood, Antony (2009). “Worlds Tallest 50 Urban Agglomerations, Projected 2010”. CTBUH Journal. CTBUH (1): 2–3. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2015.
^ abTang, Bo-sin; Chiang, Yat-hung; Baldwin, Andrew; Yeung, Chi-wai (1 tháng 11 năm 2004). “Study of the Integrated Rail-Property Development Model in Hong Kong”(PDF). Reconnecting America (bằng tiếng Anh). Hung Hom, Kowloon, Hong Kong: The Hong Kong Polytechnic University – Research Centre for Construction & Real Estate Economics. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2015.
^ abCervero, Robert; Murakami, Jin (2009), “Rail + Property Development in Hong Kong: Experiences, Impacts, and Extensions”, Urban Studies, 46 (10): 2019–2043, doi:10.1177/0042098009339431
^“LOHAS Park Complex”. The Skyscraper Center. CTBUH. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2015.
^South China Morning Post (13 tháng 3 năm 2007). “High-rise heat trap revealed”. South China Morning Post. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2015.
{{Đề tài châu Á|Danh sách tòa nhà cao nhất}}
{{Chủ đề Hồng Kông}}
[[Thể loại:Nhà chọc trời Hồng Kông| ]]
[[Thể loại:Danh sách tòa nhà và công trìng ở Hồng Kông|Tòa nhà cao nhất]]
[[Thể loại:Danh sách tòa nhà cao nhất châu Á|Hồng Kông]]
[[Thể loại:Danh sách tòa nhà cao nhất Trung Quốc|Hồng Kông]]