Tam Giang, Yên Phong

Tam Giang
Xã Tam Giang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhBắc Ninh
HuyệnYên Phong
Thành lập1948
Địa lý
Tọa độ: 21°13′45″B 105°56′24″Đ / 21,22917°B 105,94°Đ / 21.22917; 105.94000
Tam Giang trên bản đồ Việt Nam
Tam Giang
Tam Giang
Vị trí xã Tam Giang trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,61 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng9.899 người[1]
Mật độ1.150 người/km²
Khác
Mã hành chính09202[2]

Tam Giang là một thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

Địa lý

Tam Giang là xã có vị trí địa lý đặc biệt, là xã nằm ở ranh giới 3 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, chính giữa ngã ba Xà là nơi hợp lưu của sông Cà Lồ vào sông Cầu, có vị trí địa lý:

Xã Tam Giang có diện tích 8,61 km², dân số năm 1999 là 9.899 người,[1] mật độ dân số đạt 1.150 người/km².

Hành chính

Xã Tam Giang được chia thành 5 thôn.

Lịch sử

Tháng 9 năm 1948, xã Tam Giang chính thức được thành lập gồm có 5 thôn.[3]

Văn hóa

Đền Xà

Đền Xà là di tích lịch sử văn hóa lâu đời trên địa bàn xã Tam Giang, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Cũng giống như các làng cổ khác thuộc lưu vực sông Cầu, sông Thương, sông Cà Lồ. Làng Xà thờ đức thánh Tam Giang – những vị tướng nổi tiếng trung quân ái quốc dưới thời Triệu Việt Vương.

Theo truyền thuyết thánh Tam Giang: Ngày xưa ở làng Vân Mẫu, thành phố Bắc Ninh có một người con gái tên là Phùng Từ Nhan.[4] Năm 18 tuổi, Từ Nhan chiêm bao thấy thần Long từ trên trời hạ xuống quấn mình trên sông Lục Đầu, sau đó bà mang thai 14 tháng và sinh hạ được cái bọc 5 con: 4 trai 1 gái. Do là con trời ban cho nên bà lấy họ Trương của Ngọc Hoàng đặt cho các con là Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và Trương Đạm Nương. Thời gian sau đó, Ngọc Hoàng sai Lã Tiên Ông xuống trần dạy văn võ cho 5 người con tại bãi Tràng Học gần nhà Cổ Trạch. Năm anh em đều văn võ song toàn, lớn lên hưởng ứng lời kêu gọi của Triệu Việt Vương, họ xung phòng làm tướng tiến đánh giặc Lương ở đầm Dạ Trạch và giành thắng lợi lớn. Trương Hống được phong tướng trấn giữ làng Tiên Tảo (Sóc Sơn, Hà Nội), Trương Hát được phong tướng trấn giữ làng Tam Lư (Từ Sơn, Bắc Ninh).

Khi Triệu Quang Phục lên ngôi vua, Lý Phật Tử đã đem quân đánh lại nhưng không thắng, bèn dùng kế cầu hôn gả con. Trương HốngTrương Hát đã can Triệu Việt Vương nhưng Vua không nghe nên bị mắc mưu rồi bị đánh bại. Lý Phật Tử đoạt được ngôi vua, biết các ông là tướng tài giỏi bèn cho người mời ra làm quan. Song các ông nhất lòng trung quân, mắng lại rằng: "Tôi trung chẳng thờ hai vua, huống hồ hắn là kẻ vong ơn bội nghĩa?" Biết không thể khuất phục được, Lý Phật tử lệnh truy bắt các ông khắp nơi. Các ông biết không thoát được liền tự vẫn ở dòng sông Cầu để giữ trọn tấm lòng trung với vua. Ngọc Hoàng Thượng đế cảm thương đã sắc phong Trương Hống, Trương Hát làm thần sông. Nhân dân 372 làng dọc theo sông Cầu và các nơi hai ông từng đóng quân đánh giặc đều thương tiếc, lập đền thờ làm Thần. Các triều đại nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý sau đó được âm phù giữ yên bờ cõi nên đều phong anh em họ Trương là Đức thánh Tam Giang - đại vương thượng đẳng thần. Thánh Tam Giang còn gắn liền với huyền thoại ra đời tác phẩm Nam quốc sơn hà, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của người Việt.[5]

Chú thích

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Điều kiện tự nhiên xã hội huyện Yên Phong”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ “Đền Vân Mẫu và sự tích về Thánh Tam Giang”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ “Về truyền thuyết một bài thơ: NAM QUỐC SƠN HÀ là vô danh, không phải của Lý Thường Kiệt”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2019.

Tham khảo

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia