Trong hóa học, tự oxy hóa khử hay dị phân, dị ly (tiếng Anh: disproportionation hoặc dismutation) là một phản ứng oxy hóa khử trong đó nguyên tử của một nguyên tố có trạng thái oxy hóa trung gian tham gia vào cả hai quá trình khử và quá trình oxy hóa tạo ra hai sản phẩm.[1][2] Tổng quát hơn, thuật ngữ này có thể được áp dụng cho bất kỳ phản ứng nào thuộc loại sau: 2A → A' + A", bất kể đó là phản ứng oxy hóa khử hay một số loại phản ứng khác.[3]
Phản ứng tự oxy hóa nghịch xảy ra khi một hợp chất ở trạng thái oxy hóa trung gian được hình thành từ các tiền chất của trạng thái oxy hóa thấp hơn và cao hơn, được gọi là phản ứng hợp phân (comproportionation hay synproportionation):
Khi pin chì hoạt động có phản ứng hợp phân xảy ra như sau:
Trong phương pháp Claus, hai hợp chất khí khác nhau của lưu huỳnh phản ứng khi có mặt chất xúc tác để tạo ra lưu huỳnh đơn chất:
Lịch sử nghiên cứu
Phản ứng tự oxy hóa đầu tiên được nghiên cứu chi tiết là:
Điều này đã được Johan Gadolin khảo sát bằng cách sử dụng tartrat vào năm 1788. Trong bài viết tiếng Thụy Điển của mình, ông gọi phản ứng này là "söndring".[4][5]
Nitơ có trạng thái oxy hóa +4 trong nitơ dioxide, nhưng khi hợp chất này phản ứng với nước, nó tạo thành cả acid nitric và acid nitơ, trong đó nitơ lần lượt có trạng thái oxy hóa +5 và +3 tương ứng:
Việc biến đổi acid pyruvic thành các phân tử nhỏ khác (etanol + CO2, hoặc lactat và acetat, tùy thuộc vào điều kiện môi trường) cũng là một bước quan trọng trong phản ứng lên men. Các phản ứng lên men cũng có thể được coi là các phản ứng sinh hóa tự oxy hóa khử. Thật vậy, chất cho và chất nhận electron trong các phản ứng oxy hóa khử của hệ thống sinh hóa phức tạp này là các phân tử hữu cơ giống nhau.
Trong quá trình hô hấp, các electron được chuyển từ cơ chất (chất cho điện tử) sang chất nhận điện tử. Trong trường hợp lên men, một phần của phân tử cơ chất tự nhận các điện tử. Do đó, quá trình lên men là một kiểu phản ứng tự oxy hóa khử và không liên quan đến sự thay đổi tổng thể trạng thái oxy hóa của cơ chất.[12] Hầu hết các cơ chất lên men là các phân tử hữu cơ. Tuy nhiên, một số vi khuẩn khử sulfat nhất định (ví dụ như Desulfovibrio sulfodismutans) có một kiểu lên men hiếm gặp, chúng có thể lên men tự oxy hóa khử các hợp chất lưu huỳnh vô cơ.[12]
^Shriver, D. F.; Atkins, P. W.; Overton, T. L.; Rourke, J. P.; Weller, M. T.; Armstrong, F. A. “Inorganic Chemistry” W. H. Freeman, New York, 2006. ISBN0-7167-4878-9.
^Holleman, A. F.; Wiberg, E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN0-12-352651-5.
^J. Meyer and W. Schramm, Z. Anorg. Chem., 132 (1923) 226. Cited in: A Comprehensive Treatise on Theoretical and Inorganic Chemistry, by J.W. Meller, John Wiley and Sons, New York, Vol. XII, p. 225.