Tỉnh ủy Hà Nam

Tỉnh ủy Hà Nam


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XX
(2020 - 2025)
Ủy viên
Bí thư Lê Thị ThủyỦy viên Trung ương Đảng
Phó Bí thư thường trực (1) Đinh Thị Lụa
Phó Bí thư (1) Trương Quốc Huy
Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy (14) Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XX
Tỉnh ủy viên (48) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX[1]
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năng Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại tỉnh Hà Nam
Cấp hành chính Cấp Tỉnh
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Nam
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ 102 Đường Trần Phú, Thành phố Phủ Lý, Hà Nam
Lịch sử
Tiền thân
Tên gọi
9/1930 Ban Tỉnh ủy lâm thời Hà Nam
1/1931 Ban Tỉnh ủy Hà Nam
5/1945 Ban cán sự Hà Nam
9/1949 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam
4/1965 Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Nam Hà
6/1968 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Hà
12/1975 Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Hà Nam Ninh
4/1977 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh
1/1992 Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Nam Hà
8/1992 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Hà
1/1997 Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hà Nam
7/1998 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Tỉnh ủy Hà Nam hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam, hay Đảng bộ tỉnh Hà Nam. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Hà Nam giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.

Đứng đầu Tỉnh ủyBí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam hiện nay là Ủy viên Trung ương Đảng Lê Thị Thủy.[2]

Lịch sử

Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tại Hà Nam đã có nhiều tổ chức cộng sản hoạt động bí mật. Cuối năm 1927, tại Hà Nam nhiều chi bộ cộng sản của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập tại tỉnh.

Giữa năm 1929, Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại Hà Nội. Đến đầu tháng 10/1929 các chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại tỉnh xây dựng thành các chi bộ Đảng.

Tháng 2/1930, Đông Dương Cộng sản Đảng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng tại Hà Nam đều đổi thành các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến giữa năm 1930, tại Hà Nam đã có 9 chi bộ Đảng. Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh để tăng cường và thống nhất sức mạnh toàn tỉnh.

Đầu tháng 9/1930, Ban Tỉnh ủy lâm thời Hà Nam được thành lập, bí thư là Lê Công Thanh. Trong thời gian này, Ban Tỉnh ủy lâm thời tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc míttinh, biểu tình của giai cấp lao động. Đầu tháng 1/1931, Hội nghị đại biểu Đảng bộ Hà Nam được tổ chức. Tại Hội nghị đã bầu Ban Tỉnh ủy Hà Nam chính thức, Lê Công Thanh được bầu làm Bí thư.

Từ năm 1931-1935, thực dân Pháp ra sức đàn áp các phong trào cách mạng trong nước, nhiều cán bộ chủ chốt bị bắt, Ban tỉnh ủy Hà Nam buộc phải giải tán. Từ 1936, chính trường Pháp thay đổi, phong trào cách mạng trong nước được phục hồi. Đầu năm 1938, Ban Tỉnh ủy được lập lại.

Thế chiến 2 bùng nổ, để phù hợp với tình hình mới, Hội nghị Đảng bộ tỉnh Hà Nam được tổ chức. Hội nghị đã kiện toàn lại Ban Tỉnh ủy do Trần Tử Bình làm Bí thư. Sau khi Nhật vào Đông Dương liên tục càn quét, giết hại nhiều đảng viên. Đầu năm 1941 tỉnh ủy Hà Nam giải thể, Xứ ủy Bắc Kỳ và Liên tỉnh ủy C trực tiếp lãnh đạo địa phương.

Sau khi khôi phục lại các cơ sở cách mạng, tháng 4/1945 Ban Cán sự lâm thời tỉnh được thành lập, đến tháng 5/1945 chính thức được công nhận là Ban Cán sự tỉnh. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ, Ban Cán sự tỉnh đã tổ chức Cách mạng tháng 8 và tổ chức hành chính sau cách mạng tại địa phương.

Tháng 10/1947, quân đội Pháp tấn công một số xã thuộc huyện Bình LụcLý Nhân. Cho tới tháng 10/1950 Pháp chiếm 3/4 diện tích tỉnh và 4/5 dân số tỉnh. Sau chiến dịch Quang Trung, tỉnh ủy đã tái chiếm được nhiều khu vực do Pháp chiếm đóng trước đây. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân tỉnh đã làm chủ địa phương ngày 3/7/1954.

Thực hiện Quyết định số 103-QĐ/TVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/4/1965 và Nghị quyết số 111-NQ/TW về việc hợp nhất 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam; ngày 4/6/1965, 2 Tỉnh ủy đã họp liên tịch. Đầu tháng 6/1968 Đại hội Đại biểu Đảng bộ Nam Hà lần thứ nhất được tổ chức, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Hà.

Ngày 28/9/1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ đơn vị hành chính cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Ngày 9/12/1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 2505-NQNS/TW chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Hà-Ninh Bình hợp nhất. Ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2 khoá V, Quốc hội đã ra Nghị quyết hợp nhất tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 1/1/1976 Tỉnh ủy lâm thời Hà Nam Ninh chính thức hoạt động.

Ngày 26/12/1991, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá VIII đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh phân định lại địa giới một số tỉnh, chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh là Ninh Bình và Nam Hà. Ngày 10/3/1992 Bộ Chính trị đã ra quyết định chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Nam Hà. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Hà được tổ chức từ ngày 10-12/8/1992. Đại hội đã bầu Tỉnh ủy Nam Hà.

Tháng 11/1996, Quốc hội khoá IX ra quyết định chia tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định. Đầu tháng 1/1997, Trung ương Đảng đã chỉ định Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hà Nam nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nam Hà Lê Văn Yển làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Đầu tháng 12/1997, do sự mất đoàn kết kéo dài trong nội bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy lâm thời mà chủ yếu giữa Bí thư Tỉnh ủy Lê Văn Yển và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Quang Tôn, Bộ Chính trị đã quyết định điều động Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương, Phạm Quang Nghị về làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Hà Nam.

Từ ngày 2-5/7/1998 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam được tổ chức, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy Hà Nam chính thức được tái lập.

Tổ chức

  • Các cơ quan, ban Đảng:
    • Ban Tổ chức Tỉnh ủy
    • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
    • Ban Dân vận Tỉnh ủy
    • Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy
    • Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh
    • Ban Nội chính Tỉnh ủy
    • Văn phòng Tỉnh ủy
    • Báo Hà Nam
    • Trường Chính trị tỉnh
  • Ban cán sự Đảng:
    • Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh
    • Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
    • Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tỉnh
  • Đảng đoàn:
    • Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh
    • Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh
    • Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh
    • Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh
    • Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
    • Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh tỉnh
  • Các Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh ủy:
    • Thành ủy Phủ Lý
    • Thị ủy Duy Tiên
    • Huyện ủy Lý Nhân
    • Huyện ủy Kim Bảng
    • Huyện ủy Thanh Liêm
    • Huyện ủy Bình Lục
    • Đảng ủy Công an tỉnh
    • Đảng ủy Quân sự tỉnh
    • Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
    • Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh

Đại hội Đại biểu Đảng bộ các thời kỳ

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lần thứ Thời gian Địa điểm Bí thư Ủy viêncấp ủy
Hà Nam I 22/01/1931 H.Duy Tiên Lê Công Thanh 7
II 10/09/1949 H.Thanh Liêm Ngô Duy Đông 13
III 23-27/01/1959 TX.Phủ Lý Lê Quang Tuấn 25
IV vòng 1 06/1960 TX.Phủ Lý Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 2 20/02-01/03/1961 TX.Phủ Lý Trần Đoàn 25
4 dự khuyết
V 26/06-02/07/1963 TX.Phủ Lý Trần Đoàn 23
Nam Hà I 03-08/06/1968 TP.Nam Định Phan Điền 35
II 03/02/1972 TP.Nam Định Phan Điền 35
III 23-28/06/1972 TP.Nam Định Phan Điền 37
Hà Nam Ninh I 21-30/04/1977 TP.Nam Định Phan Điền 35
4 dự khuyết
II 26-30/11/1979 TP.Nam Định Tạ Hồng Thanh 45
III vòng 1 08-16/01/1982 TP.Nam Định Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 2 25-29/03/1983 TP.Nam Định Nguyễn Văn An 43
4 dự khuyết
IV 21-25/10/1986 TP.Nam Định Nguyễn Văn An 51
14 dự khuyết
Nam Hà VIII 10-12/08/1992 TP.Nam Định Bùi Xuân Sơn 47
IX 07-09/05/1996 TP.Nam Định Trần Minh Ngọc 49
Hà Nam XV 02-05/07/1998 TX.Phủ Lý Phạm Quang Nghị 39
XVI 15-17/12/2000 TX.Phủ Lý Phạm Quang Nghị 41
XVII 19-21/12/2005 TX.Phủ Lý Đinh Văn Cương 45
XVIII 15-17/10/2010 TP.Phủ Lý Trần Xuân Lộc 51
XIX 21-24/09/2015 TP.Phủ Lý Mai Tiến Dũng 51
XX 20-22/09/2020 TP.Phủ Lý Lê Thị Thủy 48

Bí thư Tỉnh ủy

Giai đoạn 1930-1965

STT Tên Nhiệm kỳ Chức vụ Ghi chú
1 Lê Công Thanh 9/1930-1/1931 Bí thư Ban Tỉnh ủy lâm thời Hà Nam
1/1931-1/1932 Bí thư Ban Tỉnh ủy Hà Nam
2 Nguyễn Đức Quỳ 2/1938-11/1939 Bí thư Ban Tỉnh ủy Hà Nam
3 Trần Tử Bình 11/1939-3/1941 Bí thư Ban Tỉnh ủy Hà Nam
1/1941-12/1943 Bí thư Liên tỉnh ủy C phụ trách Đảng bộ Hà Nam
4 Lê Thành 4-5/1945 Trưởng ban Ban Cán sự lâm thời Hà Nam
5/1945-2/1946 Trưởng ban Ban Cán sự Hà Nam
5 Đỗ Mười 2/1946-1947 Bí thư Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Hà Nam
6 Vũ Oanh 1947 Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
7 Ngô Duy Đông 1949-1958 Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
8 Lê Quang Tuấn 1958-1961 Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
9 Trần Đoàn 1961-1965 Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam

Giai đoạn 1965-1975

Trong thời gian này sáp nhập với Tỉnh ủy Nam Định thành Tỉnh ủy Nam Hà.

Giai đoạn 1976-1991

Trong thời gian này Tỉnh ủy Nam Hà sáp nhập với Tỉnh ủy Ninh Bình thành Tỉnh ủy Hà Nam Ninh.

Giai đoạn 1992-1996

Trong thời gian này Tỉnh ủy Hà Nam Ninh chia tách thành Tỉnh ủy Nam Hà và Tỉnh ủy Ninh Bình.

Giai đoạn 1997-nay

STT Tên Nhiệm kỳ Chức vụ Ghi chú
1 Lê Văn Yển 1/1997-12/1997 Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Hà Nam
2 Phạm Quang Nghị 12/1997-6/1998 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Hà Nam
7/1998-7/2001 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
3 Tăng Văn Phả 7/2001-12/2005 Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
4 Đinh Văn Cương 12/2005-10/2010 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
5 Trần Xuân Lộc 10/2010-11/2014 Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
6 Mai Tiến Dũng[3] 11/2014-4/2016 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
7 Nguyễn Đình Khang 4/2016-7/2019 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
8 Lê Thị Thủy 7/2019-nay Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam

Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XX (2020 - 2025)

Ngày 21-9-2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã tiến hành bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX gồm 48 người. Tiếp đó, hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tiến hành bầu 14 người vào Ban thường vụ Tỉnh ủy.[4][5]

  1. Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.[6]
  2. Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh [7], Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hà Nam
  3. Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,
  4. Lê Hồng Quân, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
  5. Nguyễn Đức Toàn, Bí thư Thành uỷ Phủ Lý.
  6. Đào Đình Tùng, Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ.
  7. Đặng Đình Thoảng, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
  8. Đặng Thanh Sơn, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh.
  9. Đại tá Lường Văn Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
  10. Trần Thị Ngân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
  11. Đại tá Tô Anh Dũng, Giám đốc Công an tỉnh.[8]
  12. Nguyễn Anh Chức, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh.
  13. Lê Thị Thanh Hà, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
  14. Nguyễn Minh Tiến, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Chú thích

  1. ^ “Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 1 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ “Bà Lê Thị Thủy tái giữ chức bí thư Tỉnh ủy Hà Nam”.
  3. ^ “Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX thành công tốt đẹp”. infonet.vn. 26 tháng 9 năm 2015. Truy cập 1 tháng 1 năm 2016.[liên kết hỏng]
  4. ^ “Hà Nam là tỉnh đầu tiên tiến hành đại hội Đảng cấp tỉnh”.
  5. ^ “Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam gồm những ai?”.
  6. ^ “Bà Lê Thị Thủy được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam”.
  7. ^ “Hà Nam có tân Chủ tịch UBND tỉnh”.
  8. ^ “Đại tá Tô Anh Dũng giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam”.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia