Tầng sinh bầnTầng sinh bần, còn gọi là tầng sinh vỏ, tầng phát sinh bần - lục bì, tượng tầng bần hay tượng tầng sube nhu bì (tiếng Anhː cork cambium, pericambium hay phellogen, số nhiềuː cambia hoặc cambiums) là một mô được tìm thấy trong nhiều loài thực vật có mạch như một phần của biểu bì. Nó là một trong nhiều lớp vỏ cây, nằm giữa lớp bần và lớp vỏ sơ cấp. Tầng sinh bần là mô phân sinh bên và chịu trách nhiệm cho sự phát triển thứ cấp thay thế lớp biểu bì ở rễ và thân. Nó được tìm thấy trong thân gỗ của nhiều loại cây hai lá mầm, cây hạt trần và một số cây một lá mầm (cây một lá mầm thường thiếu sinh trưởng thứ cấp). Nó là một trong những mô phân sinh của thực vật - một loạt các mô bao gồm các tế bào đĩa phôi (phân hóa không hoàn toàn) mà từ đó cây phát triển. Chức năng của tầng sinh bần là sản xuất lớp bần, một vật liệu bảo vệ chắc chắn.[1][2] Tầng sinh bần là lớp tế bào mô phân sinh chịu trách nhiệm cho sự phát triển của vỏ ngoài. Các tế bào phát triển vào bên trong được gọi là tầng lục bì hay tầng vỏ lục (phelloderm), và các tế bào phát triển ra bên ngoài được gọi là mô bần (phellem hoặc cork). Do đó, vỏ cây bao gồm ba lớp khác nhau:[1][2]
Tầm quan trọng kinh tếNút bần thương mại có nguồn gốc từ vỏ cây Sồi bần Quercus suber. Vật liệu này có nhiều công dụng bao gồm sản xuất nút chai rượu vang, bảng thông báo, đế lót ly, miếng lót nồi, các vật cách nhiệt, niêm phong cho nắp, ván sàn, miếng đệm cho động cơ, phao cần câu cá, tay cầm cho cần câu và vợt tennis,... Nó cũng là vật liệu mài mòn có độ bền cao/trọng lượng/chi phí thấp cho các nguyên mẫu khí động học trong các đường hầm gió, cũng như các bộ phận giảm tải trọng của phương tiện phóng vệ tinh, các bề mặt tiếp đất và các khớp nén trong các đầu phun động cơ tên lửa rắn có lực đẩy.[cần dẫn nguồn] Nhiều loại bần được dùng làm vật liệu phủ. Xem thêmTham khảo |
Portal di Ensiklopedia Dunia