S. helianthus sống đơn độc, được tìm thấy trên nền đáy đá và gần các rạn san hô, đặc biệt là ở vùng dưới triều[2]. Độ sâu tối thiểu mà loài này được tìm thấy là 10 m[3].
S. helianthus không phải là loài hải quỳ cộng sinh của cá hề, ngoại trừ các loại tảo đơn bào cộng sinh (zooxanthellae) của chi Symbiodinium sống trên chúng[4]. Tuy vậy, S. helianthus lại là môi trường sống ưa thích của nhiều loài giáp xác nhỏ[5]:
S. helianthus hình thành những cụm lớn và tập trung trên các mỏm đá, là kết quả của việc sinh sản vô tính bằng hình thức trực phân[1].
Độc tố và tác dụng dược học
S. helianthus được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu độc chất học.
Độc tố nguyên chất của S. helianthus có thể gây tan máu[7].
ShK là một peptide được phân lập từ nọc độc của S. helianthus có tác dụng chặn các kênh kali, được phát hiện vào năm 1995[8].
Hai cytolysin được biết đến của S. helianthus, Sticholysin I và Sticholysin II[9], đều có đặc tính hoạt động thần kinh và tim mạch[10]. Sticholysin II là chất độc sinh lý của hải quỳ S. helianthus, thường dùng trong các hoạt động săn mồi, phòng thủ và tiêu hóa[11].
ShPI-1, một độc tố khác của S. helianthus, hoạt động như một chất ức chế protease[12].
^Dimond, James L.; Pineda, Rea R.; Ramos-Ascherl, Zullaylee; Bingham, Brian L. (2013). “Relationships Between Host and Symbiont Cell Cycles in Sea Anemones and Their Symbiotic Dinoflagellates”. The Biological Bulletin. 225 (2): 102–112. doi:10.1086/BBLv225n2p102. ISSN0006-3185.
^Monroy-Estrada, Heidi Irais; Segura-Puertas, Lourdes; Galván-Arzate, Sonia; Santamaría, Abel; Sánchez-Rodríguez, Judith (2007). “The crude venom from the sea anemone Stichodactyla helianthus induces haemolysis and slight peroxidative damage in rat and human erythrocytes”. Toxicology in vitro. 21 (3): 398–402. doi:10.1016/j.tiv.2006.10.003. ISSN0887-2333. PMID17110079.
^Delfín, J.; Martínez, I.; Antuch, W.; Morera, V.; González, Y.; Rodríguez, R.; Márquez, M.; Saroyán, A.; Larionova, N. (1996). “Purification, characterization and immobilization of proteinase inhibitors from Stichodactyla helianthus”. Toxicon. Proceedings of the Fifth Pan American Symposium on Animal, Plant and Microbial Toxins. 34 (11): 1367–1376. doi:10.1016/S0041-0101(96)00114-6. ISSN0041-0101.
^Lanio, M. E.; Morera, V.; Alvarez, C.; Tejuca, M.; Gómez, T.; Pazos, F.; Besada, V.; Martínez, D.; Huerta, V. (2001). “Purification and characterization of two hemolysins from Stichodactyla helianthus”. Toxicon: Official Journal of the International Society on Toxinology. 39 (2–3): 187–194. doi:10.1016/s0041-0101(00)00106-9. ISSN0041-0101. PMID10978735.
^García, T.; Martinez, D.; Palmero, A.; Soto, C.; Tejuca, M.; Pazos, F.; Menéndez, R.; Alvarez, C.; Garateix, A. (2009). “Pharmacological effects of two cytolysins isolated from the sea anemone Stichodactyla helianthus”. Journal of Biosciences (bằng tiếng Anh). 34 (6): 891–898. doi:10.1007/s12038-009-0103-6. ISSN0973-7138.
^Basulto, Ariel; Pérez, Viviana M.; Noa, Yarielys; Varela, Carlos; Otero, Anselmo J.; Pico, María C. (2006). “Immunohistochemical targeting of sea anemone cytolysins on tentacles, mesenteric filaments and isolated nematocysts of Stichodactyla helianthus”. Journal of Experimental Zoology. Part A, Comparative Experimental Biology. 305 (3): 253–258. doi:10.1002/jez.a.256. ISSN1548-8969. PMID16432881.
^García-Fernández, Rossana; Ziegelmüller, Patrick; González, Lidice; Mansur, Manuel; Machado, Yoan; Redecke, Lars; Hahn, Ulrich; Betzel, Christian; Chávez, María de Los Ángeles (2016). “Two variants of the major serine protease inhibitor from the sea anemone Stichodactyla helianthus, expressed in Pichia pastoris”. Protein Expression and Purification. 123: 42–50. doi:10.1016/j.pep.2016.03.003. ISSN1096-0279. PMID26993255.