SMAP là một nhóm nhạc nam đã hết thời của Nhật Bản, bao gồm các thành viên Nakai Masahiro, Kimura Takuya, Inagaki Goro, Kusanagi Tsuyoshi và Katori Shingo. Nhóm do nhà sản xuất âm nhạc Johnny Kitagawa - người sáng lập hãng giải trí Johnny & Associates - thành lập năm 1988. Ban đầu nhóm có sáu thành viên với sự góp mặt của Mori Katsuyuki nhưng anh đã rời nhóm vào năm 1996.[1][2] Tên nhóm là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Sports Music Assemble People" (tạm dịch: Những người đam mê âm nhạc và thể thao). Sau màn ra mắt năm 1991, nhóm đã tạo nên cơn bão trong ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản, trở thành một trong những ban nhạc nam thành công nhất ở châu Á. Nhóm thường được xem là "bảo vật quốc gia" hay "báu vật và tài sản của đất nước" tại xứ sở hoa anh đào.
SMAP được xem là biểu tượng tại Nhật Bản sau khi đạt được thành công rực rỡ chưa từng có ở nhiều mảng trong ngành giải trí, bao gồm: âm nhạc, truyền hình, điện ảnh, radio và sân khấu kịch trên phương diện cả nhóm lẫn từng cá nhân. SMAP được xem là có công trong việc thay đổi cả ngành công nghiệp giải trí và âm nhạc Nhật Bản khi kéo dài tuổi thọ của các nhóm nhạc nam cũng như mở rộng sự nghiệp để tạo ra các cơ hội mới cho những ban nhạc nối gót sau này. Nhóm đã bắt đầu với tư cách một nhóm nhạc nam điển hình với lực lượng người hâm mộ chủ yếu là các thiếu nữ tuổi teen nhưng họ đã từng bước mở rộng các đối tượng khán giả, bao gồm cả thiếu nhi, nam giới trưởng thành và thậm chí là người già sau những thành công của nhóm trong vai trò diễn viên và các nhân vật truyền hình.
SMAP đã phát hành 55 đĩa đơn (single) và tất cả đều nằm trong top 10 của các bảng xếp hạng âm nhạc. Nhóm có 33 đĩa đơn đạt hạng 1, trong đó 22 đĩa đơn liên tiếp được xếp hạng 1. Về album, nhóm có 24 album nằm trong top 10 và 14 album hạng 1. "Sekai ni Hitotsu dake no Hana" (tạm dịch: Bông hoa duy nhất trên thế giới) được phát hành vào năm 2003 là single bán chạy nhất thế kỷ 21 và thuộc top 3 single bán chạy nhất trong lịch sử Nhật Bản,[3] trở thành một trong những bài hát dễ nhận ra nhất tại Nhật khi nó đã xuất hiện trong sách giáo khoa được sử dụng trong trường học và trẻ em đều được dạy bài này từ nhỏ. Các đĩa đơn bán chạy khác của nhóm là "Yozora no mukou", "Lion Heart", "Shake", "Aoi Inazuma" cũng là những bài hát nổi tiếng nhất tại Nhật. Trong suốt sự nghiệp của mình, nhóm đã bán hơn 38,5 triệu bản chỉ tính riêng tại Nhật.[4][5]
Tháng 4 năm 1996, nhóm đã khởi động chương trình truyền hình hằng tuần, SMAPxSMAP, và sớm đạt lượt xem cao, trở thành một trong những chương trình truyền hình nổi tiếng nhất tại Nhật. Chương trình với hình thức mới lạ đã nhận được sự khen ngợi rộng rãi. Chương trình đã xếp hạng 1 trong bảng xếp hạng lượt xem của các hộ gia đình hằng năm trong năm 1996, 1997, 1999 - 2002, 2006 và trong năm 2016, chương trình trở thành chương trình truyền hình được xem nhiều nhất tại Nhật. Tính đến năm 2016, đây là chương trình truyền hình được chiếu trong khung giờ vàng dài thứ tám tại Nhật.
SMAP đã chính thức tan rã vào ngày 31 tháng 12 năm 2016.[6]
Bắt đầu đạo diễn cho các concert của nhóm từ năm 2008[10]
Mori Katsuyuki
19/02/1974
B
Tokyo
Trắng
-
1988 - 1996
Sau khi rời nhóm đã theo đuổi sự nghiệp đua xe[11]
Trước đó, trong tiểu mục "Otomatsu-kun" của chương trình "Yume ga MORI MORI" thuộc đài truyền hình Fuji TV, nhân vật của các thành viên có tên và trang phục dựa theo các màu sắc nhất định. Sau này, trong tiểu mục "BISTRO SMAP" của chương trình "SMAPxSMAP" được chiếu trên đài Fuji TV/Kansai Fuji TV, họ một lần nữa sử dụng lại các màu sắc đại diện ấy cho trang phục nhưng màu của Nakai Masahiro và Inagaki Goro đã thay đổi.[12]
^“Johnny's net”. web.archive.org. 18 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)