Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân
Năng lượng thực phẩm
(cho mỗi 100 g khẩu phần)
15 kcal (63 kJ)
Giá trị dinh dưỡng
(cho mỗi 100 g khẩu phần)
Chất đạm0.59 g
Chất béo1.10 g
Carbohydrate0.58 g
Sữa hạnh nhân
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g
Năng lượng15 kJ (3,6 kcal)
0.58
1.10
0.59
Vitamin và khoáng chất
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Sữa hạnh nhân là một loại sữa thực vật được sản xuất từ hạnh nhân với kết cấu sánh mịn và hương vị béo ngậy,[3] mặc dù một số loại hoặc nhãn hiệu có hương vị tương tự sữa động vật.[4] Loại sữa này không chứa cholesterol, chất béo bão hòa hoặc lactose, được người dị ứng lactose, người ăn chay và người tránh xa sản phẩm từ sữa lựa chọn uống. Sữa hạnh nhân thương mại có hương vị ngọt hoặc không đường hay thêm hương vani, socola và thường được bổ sung các vi chất dinh dưỡng. Thức uống này cũng có thể được làm tại nhà bằng máy xay sinh tố, hạnh nhân và nước[5]. Doanh số toàn cầu của sữa hạnh nhân năm 2018 là 5,8 tỷ USD, tăng 14% mỗi năm và dự báo sẽ là thị trường toàn cầu trị giá 13 tỷ USD vào năm 2025.[6]

Lịch sử

Sữa hạnh nhân bắt nguồn từ Trung Đông Hồi giáo và xuất hiện trong sách nấu ăn của khu vực từ thế kỷ 13 trở đi, sau đó được truyền bá từ Levant sang Châu Âu.[7] Vào Thời trung cổ, sữa hạnh nhân đã được biết đến trong cả thế giới Hồi giáođạo Cơ-đốc. Như là một loại hạt, hạnh nhân được các tôn giáo này cho phép ăn trong mùa ăn chay, chẳng hạn như Mùa ChayRamadan. Nhà sử học Carolyn Walker Bynum lưu ý rằng

sách nấu ăn thời trung cổ khuyến cáo giới quý tộc cần tuân thủ nghiêm ngặt việc nhịn ăn, nếu hợp pháp. Công thức chế biến cho những ngày kiêng thịt và cá không được tách ra trong các bộ sưu tập công thức thời trung cổ, nằm trong sách nấu ăn về sau được biên soạn tốt hơn. Nhưng những món ăn cơ bản nhất đã được đưa ra trong ngày ăn chay cũng như phiên bản ngày thường. Ví dụ là bột đậu loãng nghiền, thỉnh thoảng được làm sánh với nước cá hầm hoặc sữa hạnh nhân (làm bằng cách đun sôi hạnh nhân trong nước), thay thế cho nước dùng từ thịt vào những ngày ăn chay; và sữa hạnh nhân là sự thay thế nói chung (và đắt đỏ) cho sữa bò.[8]

Trong nền ẩm thực vùng Ba Tư, một món tráng miệng sữa hạnh nhân được gọi là harireh badam (cháo hạnh nhân) theo truyền thống được phục vụ trong Tháng lễ Ramadan.[9]

Dinh dưỡng

Nếu không bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng, sữa hạnh nhân hàm lượng vitamin D thấp hơn sữa bò. Tại Bắc Mỹ, sữa bò phải được bổ sung vitamin D nhưng vitamin được thêm vào sữa thực vật trên cơ sở tự nguyện.[10] Do hàm lượng protein thấp, sữa hạnh nhân không phải là sự thay thế phù hợp cho sữa mẹ, sữa bò hoặc sữa công thức thủy phân cho trẻ em dưới hai tuổi.[11]

Thành phần dinh dưỡng của sữa bò, sữa đậu nành, hạnh nhân và yến mạch
Giá trị dinh dưỡng
mỗi cốc 243 g
Sữa bò
(nguyên chất, bổ sung vitamin D)[12]
Sữa đậu nành (không đường;
canxi, bổ sung vitamins AD)
[13]
Sữa hạnh nhân
(không đường)[14]
Sữa yến mạch
(không đường)[15]
Năng lượng, kJ (kcal) 620 (149) 330 (80) 160 (39) 500 (120)
Protein (g) 7.69 6.95 1.55 3
Hàm lượng chất béo trong sữa (g) 7.93 3.91 2.88 5
Chất béo bão hoà (g) 4.55 0.5 0 0.5
Cacbohydrat (g) 11.71 4.23 1.52 16
Chất xơ (g) 0 1.2 0 2
Đường (g) 12.32 1 0 7
Canxi (mg) 276 301 516 350
Kali (mg) 322 292 176 390
Muối khoáng (mg) 105 90 186 140
Vitamin B 12 (µg) 1.10 2.70 0 1.2
Vitamin A (IU) 395 503 372 267
Vitamin D (IU) 124 119 110 144
Cholesterol (mg) 24 0 0 0

Tham khảo

  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Lincoln, Jamie (18 tháng 8 năm 2016). “Ditching Dairy? Here's a Cheat Sheet to the Tastiest Milk Alternatives”. Vogue. Truy cập Ngày 8 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ “Face Off: Almond Milk vs. Soy Milk”. Geri Maria Harris. Houston Press.
  5. ^ Larmer, Christina (Ngày 9 tháng 1 năm 2011). “Những ưu và nhược điểm của sữa hạnh nhân”. Adelaide Now. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2019.
  6. ^ Anna Starostinetskaya (23 tháng 6 năm 2019). “Thị trường sữa hạnh nhân trị giá 13,3 tỷ USD vào năm 2025”. VegNews, Fresh Healthy Media. Truy cập Ngày 27 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ Muhammad bin Hasan al-Baghdadi (1226), The Book of Dishes [كتاب الطبيخ, Kitab al-Ṭabīḫ], Baghdad. (bằng tiếng Ả Rập)
  8. ^ Carolyn Walker Bynum (1988), Holy Feast and Holy Fast: The Religious Significance of Food to Medieval Women, Nhà xuất bản Đại học California, tr. 41, ISBN 978-0-520-06329-7
  9. ^ Karizaki VM (2016). “Những món ăn dân tộc và truyền thống làm từ gạo của Iran”. Journal of Ethnic Foods. 3 (2): 124–134.
  10. ^ Geoff Koehler, "Trẻ em không uống sữa bò có nguy cơ thiếu hụt vitamin D cao gấp đôi", Bệnh viện St. Michael, Toronto, ngày 20 tháng 10 năm 2014.
  11. ^ Keller MD, Shuker M, Heimall J, Cianferoni A (tháng 1 năm 2012). “Suy dinh dưỡng nghiêm trọng do sử dụng sữa gạo trong chế độ ăn kiêng loại bỏ thực phẩm đối với viêm da dị ứng” (PDF). Isr Med Assoc J. 14 (1): 40–42. PMID 22624441.
  12. ^ “Sữa, nguyên chất, 3,25% chất béo sữa, với thêm vitamin D”. Dịch vụ nghiên cứu nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
  13. ^ “Sữa đậu nành (có hương vị), không đường, bổ sung canxi, vitamin A và D”. Dịch vụ nghiên cứu nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
  14. ^ “Đồ uống, sữa hạnh nhân, không đường, thực phẩm ổn định trên kệ”. Dịch vụ nghiên cứu nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
  15. ^ Thành phần dinh dưỡng sữa yến mạch (Bản báo cáo). Batavia, IL: Aldi.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia