Sân bay San Antonio de los Baños

Sân bay San Antonio de los Baños
Mã IATA
-
Mã ICAO
MUSA
Thông tin chung
Kiểu sân bayQuân sự
Vị tríSan Antonio de los Baños, Cuba
Độ cao50 m / 164 ft
Tọa độ22°52′18″B 082°30′34″T / 22,87167°B 82,50944°T / 22.87167; -82.50944
Bản đồ
MUSA trên bản đồ Cuba
MUSA
MUSA
Vị trí ở Cuba
Đường băng
Hướng Chiều dài (m) Bề mặt
05/23 3,596 Bê tông
12/30 2,482 Bê tông
01/19 2,400 Bê tông
Nguồn: DAFIF[1][2]

Sân bay San Antonio de los Baños (ICAO: MUSA) là căn cứ không quân nằm gần San Antonio de los Baños,[1] thị xã thuộc tỉnh La HabanaCuba. Nó nằm cách thành phố San Antonio de los Baños khoảng 3 mi (4,8 km) về phía tây nam, cách La Habana khoảng 30 mi (48 km) về phía tây nam.

Lịch sử

Thế chiến thứ hai

Trạm này chính thức khởi công vào năm 1942 và lần đầu tiên được Lục quân Mỹ sử dụng vào ngày 29 tháng 8 năm 1942. Quân đội Mỹ gọi nó là "Cayuga" (được đặt theo tên công ty xây dựng do phía Mỹ thuê khởi công - công ty xây dựng Cayuga vốn đặt theo tên của bộ tộc người Mỹ bản địa ở phía bắc New York có trùng tên gọi). Những chiếc máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ đã đặt chân đến sân bay này vào ngày 16 tháng 10. Cayuga được dùng để tuần tra chống tàu ngầm và làm sân bay huấn luyện cho phi hành đoàn B-29 Superfortress thực hiện phi vụ huấn luyện từ các sân bay ở NebraskaKansas đến sân bay này.

Ngày 9 tháng 9 năm 1942, Cuba và Mỹ đã ký một Hiệp định hợp tác quân sự và hải quân mới cho một sân bay thứ hai mà sau này gọi là Căn cứ không quân San Julián. Khu vực Pinar del Río được coi là địa điểm lý tưởng để phát triển hơn nữa và phía Lục quân bắt đầu xây dựng bằng cách mở rộng sân bay hạ cánh khẩn cấp của hãng Pan American World Airways hiện có vào ngày 1 tháng 11 năm 1942. Khi việc xây dựng hoàn thành vào ngày 1 tháng 7 năm 1943, cơ sở mới được đổi tên thành Cơ sở Hàng không Hải quân (NAF) San Julian.

Ngày 1 tháng 11 năm 1942, Không lực Lục quân Mỹ đã thiết lập các hoạt động bưu chính cho San Antonio de los Baños, sử dụng Bưu điện Lục quân, Miami với địa chỉ: 632 APO MIA.[3]

Sau Thế chiến thứ hai

Sau khi chiến tranh kết thúc, phía Mỹ rút quân khỏi sân bay và chuyển giao lại cho chính phủ Cuba vào ngày 30 tháng 4 năm 1946.

Sau khi bàn giao, căn cứ này từng được Không quân Cuba sử dụng với tên gọi Batista AAF (1953–1959). Trong báo cáo tóm tắt năm 1962 về khủng hoảng tên lửa Cuba do các viên chức tại Bộ Quốc phòng Mỹ biên soạn, căn cứ này được xác định là "trụ sở của Không quân Cách mạng Cuba và là điểm tập kết của tất cả các máy bay MiG, ngoại trừ MIG-21, vốn [đã] được tiếp nhận trước đó ở Cuba".[4]

Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, những đơn vị thuộc Lực lượng Vũ trang Liên Xô được triển khai như một phần của Chiến dịch Anadyr đã đóng quân tại sân bay này. Trung đoàn Hàng không Tiêm kích Cận vệ số 32 của Không quân Liên Xô, điều lái những chiếc MiG-21F-13, từng có các đơn vị ở đó. Ban đầu, trung đoàn này cho điều động Phi đội số 2 của mình từ Căn cứ không quân Santa Clara đến San Antonio de los Baños, và sau đó toàn bộ trung đoàn đều tập trung tại San Antonio de los Baños. Năm 1963, trung đoàn đã bàn giao số máy bay của mình cho Không quân Cuba rồi trở về quê nhà. Tại Cuba, trung đoàn này phục vụ dưới tên gọi Trung đoàn Hàng không Tiêm kích số 213.[5]

Độ cao/Đường băng

Căn cứ không quân này nằm ở độ cao 50 m (160 ft) so với mực nước biển trung bình. Nó có ba đường băng bê tông: đường băng 05/23 là 3.596 nhân 56 mét (11.798 ft × 184 ft), đường băng 12/30 là 2.482 nhân 46 mét (8.143 ft × 151 ft), và đường băng 01/19 là 2.400 m × 46 m (7.874 ft × 151 ft).[1]

Căn cứ không quân San Antonio de los Baños

Sân bay này là căn cứ không quân của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba đang hoạt động:

Tham khảo

  1. ^ a b c “Airport information for MUSA”. World Aero Data. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2019.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết) Data current as of October 2006. Source: DAFIF.
  2. ^ Thông tin về MUSA ở Great Circle Mapper. Dữ liệu được cập nhật lần cuối vào tháng 10 năm 2006.. Nguồn: DAFIF.
  3. ^ “Army Post Offices”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2011.
  4. ^ “The Avalon Project: The Cuban Missile Crisis”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2006.
  5. ^ “The 32nd Guards Regiment in Cuba”.

Liên kết ngoài

 Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc Cơ quan Nghiên cứu Lịch sử Không quân.

Sân bay Cuba

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia