Rạng Đông (thị trấn)

Rạng Đông
Thị trấn
Thị trấn Rạng Đông
Khu Công nghiệp Dệt May Rạng Đông
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
HuyệnNghĩa Hưng
Thành lập1987
Địa lý
Diện tích13,1 km²
Dân số (1987)
Tổng cộng5.882 người
Mật độ449 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính13894[1]
Mã bưu chính12

Rạng Đông là một thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Thị trấn Rạng Đông cùng với các thị trấn Bình Minh (Ninh Bình) và Diêm Điền (Thái Bình) là những đô thị biển thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.

Địa lý

Thị trấn Rạng Đông nằm ở khu vực trung tâm các xã miền biển của huyện Nghĩa Hưng. Thị trấn được hình thành dọc theo trục cuối của đường 55.

Lịch sử

Thị trấn Nông trường Rạng Đông được thành lập ngày ngày 30 tháng 6 năm 1965 theo quyết định số 239-NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Ngày ngày 13 tháng 2 năm 1987, thị trấn nông trường Rạng Đông chuyển thành thị trấn Rạng Đông. Khi thành lập, thị trấn Rạng Đông có diện tích tự nhiên 13,1 km², dân số 5.882 người, mật độ dân số 449 người/km².

Kinh tế - xã hội

Vì có đặc thù là một thị trấn ven biển nên kinh tế chủ yếu góp phần làm phồn thịnh cho thị trấn này gắn liền với nuôi trồng và đánh bắt hải sản (hệ thống ao đầm dày đặc nuôi tôm, cua, cá, ngao vạng... để xuất khẩu, đánh bắt tự nhiên cũng dần được hiện đại hoá bằng những tàu thuyền lớn thuộc sở hữu tư nhân, thu hút được lượng lao động lớn cho người dân thị trấn cũng như người từ nơi khác đến). Ngoài ra nghề làm muối hay trồng lúa cũng là những nghề mang lại nguồn thu lớn cho người dân ở đây (nổi tiếng với gạo tám thơm).

Cảnh quan nơi đây rất yên bình với những đồng lúa xanh mát, không khí trong lành, dịch vụ giá cả không đắt đỏ. Bờ biển trong sạch và được xây mới băng bê tông chắc chắn. Ven biển có hệ thống rừng ngập mặn với đa dạng sinh thái được các tổ chức môi trường quốc tế (đặc biệt là Thuỵ Điển) quan tâm và nghiên cứu. Mặc dù bãi biển không nổi tiếng nhưng cũng trở thành nơi dạo chơi và tắm mát vào mỗi buổi chiều của đông đảo người dân thị trấn.

Văn hóa

Văn hoá thuộc quần thể văn hoá đồng bằng sông Hồng. Tôn giáo: Đa phần thuộc không tôn giáo, số còn lại là Phật giáo hoặc có khuynh hướng Phật giáo (mặc dù các xã lân cận thuộc miền hạ Nghĩa Hưng đa phần theo Thiên chúa giáo).

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia