Quetiapine

Quetiapine, được bán dưới tên thương mại Seroquel và các nhãn khác, là một thuốc chống loạn thần không điển hình được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cựcrối loạn trầm cảm chính.[1][2] Mặc dù được sử dụng rộng rãi như một chất hỗ trợ giấc ngủ do tác dụng an thần của nó, nhưng lợi ích của việc sử dụng này dường như không vượt trội hơn các tác dụng phụ.[3] Nó được uống bằng miệng.

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, táo bón, tăng cânkhô miệng.[1] Các tác dụng phụ khác bao gồm huyết áp thấp khi đứng, co giật, cương cứng kéo dài, đường huyết cao, rối loạn vận động muộn và hội chứng ác tính thần kinh. Ở người già bị chứng mất trí, việc sử dụng nó làm tăng nguy cơ tử vong. Sử dụng trong ba tháng thứ ba của thai kỳ có thể dẫn đến rối loạn vận động ở em bé trong một thời gian sau khi sinh. Quetiapine được cho là hoạt động bằng cách ngăn chặn một số thụ thể bao gồm serotonindopamine.

Quetiapine được phát triển vào năm 1985 và được chấp thuận cho sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1997.[1][4] Nó có sẵn như là một loại thuốc gốc. Tại Hoa Kỳ, chi phí bán buôn là khoảng 12 đô la Mỹ mỗi tháng tính đến năm 2017.[5] Tại Vương quốc Anh, nguồn cung cấp thuốc một tháng khiến NHS mất khoảng 60 bảng vào năm 2017.[6] Năm 2016, đây là loại thuốc được kê đơn nhiều thứ 86 tại Hoa Kỳ, với hơn 8 triệu đơn thuốc.[7]

Sử dụng trong y tế

Quetiapine (Seroquel) 25 mg, bên cạnh đồng xu Mỹ để so sánh.
Hộp thuốc viên Seroquel XR 150 mg

Quetiapine chủ yếu được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực.[8] Quitapine điều trị được cả triệu chứng tích cực và tiêu cực của tâm thần phân liệt.[9]

Tham khảo

  1. ^ a b c “Quetiapine Fumarate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ Komossa K, Depping AM, Gaudchau A, Kissling W, Leucht S (8 tháng 12 năm 2010). “Second-generation antipsychotics for major depressive disorder and dysthymia”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (12): CD008121. doi:10.1002/14651858.CD008121.pub2. PMID 21154393.
  3. ^ Anderson, SL; Vande Griend, JP (ngày 1 tháng 3 năm 2014). “Quetiapine for insomnia: A review of the literature”. American journal of health-system pharmacy: AJHP: official journal of the American Society of Health-System Pharmacists. 71 (5): 394–402. doi:10.2146/ajhp130221. PMID 24534594.
  4. ^ Riedel, M; Müller, N; Strassnig, M; Spellmann, I; Severus, E; Möller, HJ (tháng 4 năm 2007). “Quetiapine in the treatment of schizophrenia and related disorders”. Neuropsychiatric Disease and Treatment. 3 (2): 219–35. doi:10.2147/nedt.2007.3.2.219. PMC 2654633. PMID 19300555.
  5. ^ “NADAC as of 2017-03-22”. Centers for Medicare and Medicaid Services. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  6. ^ British national formulary: BNF 74 (ấn bản thứ 74). British Medical Association. 2017. tr. 383. ISBN 978-0857112989.
  7. ^ “The Top 300 of 2019”. clincalc.com. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018.
  8. ^ “quetiapine-fumarate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2011.
  9. ^ Dev, Vikram; Raniwalla, Joher (2000). “Quetiapine”. Drug Safety. 23 (4): 295–307. doi:10.2165/00002018-200023040-00003. PMID 11051217.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia