Quan hệ Ukraina – Việt Nam
Việt Nam đã công nhận nhà nước Ukraina vào ngày 27 tháng 12 năm 1991. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập vào ngày 23 tháng 1 năm 1992. Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ukraina bắt đầu hoạt động vào năm 1993. Đại sứ quán Ukraina tại Việt Nam được mở năm 1997. Quan hệ chính trị và kinh tếViệt Nam duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Ukraina khi Ukraina tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô, đó là do sự tồn tại của người Việt Nam ở Ukraina, và Ukraina cũng là nguồn cung cấp thiết bị quân sự chính cho Việt Nam. Ukraina đã đóng một vai trò trong việc giúp Việt Nam nâng cấp và hiện đại hóa quân đội.[1] Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng Ukraina bắt đầu vào năm 2013 hoặc do Nga tấn công Ukraina bắt đầu vào năm 2022, Việt Nam vẫn duy trì sự trung lập. Hai quốc gia đã tìm cách mở rộng mối quan hệ thương mại và kinh tế vào năm 2018.[2] Đối với Việt Nam, Ukraina là một đối tác thương mại quan trọng ở châu Âu, nhờ mối quan hệ lịch sử lâu dài giữa hai quốc gia có từ thời Liên Xô.[3] Cộng đồng người Việt ở Ukraina
Tranh cãiUkraina đánh giá quan điểm của Việt Nam về chiến tranh Nga-UkrainaSau khi Việt Nam bỏ phiếu trắng Nghị quyết ES-11/1 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc phản đối cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraina, trong một bài đăng trên trang Facebook cá nhân của mình vào ngày 2/3/2022, bà Nataliya Zhynkina, đại diện lâm thời Ukraina tại Việt Nam, tuyên bố: "Tôi hiểu được việc Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ukraine. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý".[6] Xem thêmChú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia